Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nam sinh đoạt giải quốc gia Hóa học: Bỏ Y chọn sư phạm vì đam mê Nam sinh đoạt giải quốc gia Hóa học: Bỏ Y chọn sư phạm vì đam mê , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí "Đừng chọn sư phạm vì không đam mê. Cũng đừng chọn sư phạm vì “bố mẹ muốn thế” hay vì cho rằng nghề này là nhàn hạ. Thành công của người thầy là ở những người học trò.” - đó là chia sẻ của Lê Văn Tú (SN 1995, quê Nghệ An) - tân cử nhân Sư phạm với tấm bằng loại Giỏi.
 >> Thầy giáo hiến kế nâng cao chất lượng ngành sư phạm
 >> Thảm hại điểm chuẩn sư phạm: Đổi mới sẽ gặp khó!
 >> Đau lòng vì điểm trúng tuyển vào ngành sư phạm quá thấp

“Sẽ không có những người trò giỏi nếu “đầu vào” cùa người thầy chỉ ở mức 3-4 điểm/môn.” - chàng cử nhân quê xã Vân Diên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) khẳng định.

Bỏ Y, chọn Sư phạm

Liên tiếp trong hai năm lớp 11, 12, Lê Văn Tú (nguyên học sinh lớp chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An niên khóa 2010-2013) đoạt giải Ba rồi giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học.

Yêu ngành sư phạm, Lê Văn Tú quyết định bỏ trường ĐH Y để theo đuổi nghiệp gõ đầu trẻ
Yêu ngành sư phạm, Lê Văn Tú quyết định bỏ trường ĐH Y để theo đuổi nghiệp "gõ đầu trẻ"

Sư phạm không phải là mơ ước từ nhỏ của Tú. Đến năm học cấp 2, ước mơ theo nghiệp “gõ đầu trẻ” bắt đầu hình thành khi em bắt đầu định hình về tương lai của mình. Niềm mơ ước càng được nuôi dưỡng khi Tú xa nhà, xuống Vinh theo học lớp chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

“Các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Hoàng Thanh Phong - chủ nhiệm lớp, ngoài việc giúp đỡ em trong cuộc sống, trong học tập, thầy còn là người truyền cảm hứng cho em về nghề giáo”, Tú tâm sự.

Khi quyết định theo ngành Sư phạm, Tú không nhận được nhiều ủng hộ bởi thời điểm đó em đủ điểm vào khoa Bác sỹ đa khoa, ĐH Y Hà Nội - một nghề “hot” lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Tú không phải suy nghĩ quá nhiều tới quyết định theo nghề Sư phạm bởi vì em đã xác định con đường đi của mình từ trước.

Lê Văn Tú vừa tốt nghiệp Khoa sư phạm Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với tấm bằng loại Giỏi
Lê Văn Tú vừa tốt nghiệp Khoa sư phạm Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với tấm bằng loại Giỏi

“Thuộc diện tuyển thẳng vào trường Sư phạm và xác định sẽ theo con đường này nhưng em vẫn quyết định tham dự kỳ thi Đại học vì không muốn mình “rỗi rãi” quá. Hơn nữa, tỉnh Nghệ An luôn có chính sách tuyên dương học sinh có kết quả thi đại học cao nên em thi để… lấy tiền thưởng. Em đạt 27 điểm khối B vào ĐH Y, cộng với giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia, em được lĩnh tiền thưởng hai lần”, Lê Văn Tú cười.

Năm 2013, Tú cũng là học sinh giỏi quốc gia duy nhất đăng ký vào khoa Sư phạm Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Điều này khiến em cũng khá bất ngờ bởi “không có nhiều người cùng chí hướng”.

"Trong cuộc đời mình, em may mắn được gặp những người thầy, người cô cực kỳ tuyệt vời. Những thầy giáo, cô giáo giỏi, yêu trò, tâm huyết với nghề đã truyền niềm đam mê nghề giáo cho em nên em càng có cảm giác con đường lựa chọn của mình không hề sai lầm" - Lê Văn Tú luôn dành những lời biết ơn đối với những người đã truyền cho em ngọn lửa đam mê với nghề Sư phạm.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, Lê Văn Tú tốt nghiệp khoa Sư phạm Hóa học với điểm số trung bình toàn khóa 3.53/4. Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại Giỏi, Tú về quê lập nghiệp đúng lúc Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu “khuyết” 1 giáo viên Hóa. Tú mạnh dạn viết thư ngỏ và cầm hồ sơ xin việc đến gặp Hiệu trưởng nhà trường.

“Thầy hiệu trưởng nhận hồ sơ và bảo em chuẩn bị một số đề án. Nếu được nhận vào công tác tại chính ngôi trường đã nuôi dưỡng ước mơ cho mình, đối với em thực sự là một điều may mắn. Nhưng nếu không được nhận thì em vẫn quyết theo đuổi nghề Sư phạm, có thể phải đi xa nhưng được sống đúng với mục tiêu của mình”, Tú chia sẻ.

"Đừng chọn Sư phạm nếu không đam mê"

Thời điểm Tú quyết định theo nghề giáo, ngành Sư phạm đã không còn là ngành “hot”. Thời điểm em ra trường, ngành Sư phạm phải nhận “cú sốc” lớn khi điểm xét tuyển đầu vào xuống thấp, có thể nói là thấp nhất trong lịch sử khi mà chỉ cần mỗi môn 3-4 điểm cũng có thể đậu.

“Thực sự sau khi đọc những thông tin về việc “3, 4 điểm cũng có thể vào sư phạm” em rất buồn. Điều đó cũng chứng tỏ các em không xem trọng nghề Sư phạm, xã hội cũng không xem trọng nghề này. Một xã hội không coi trọng giáo dục thì sẽ rất khó phát triển.

Có thể là hơi phiến diện nhưng em nghĩ điểm thi thấp, chứng tỏ người ấy có quá trình học tập không nghiêm túc. Nếu cố chọn ngành Sư phạm chỉ để đi học đại học hay sau kiếm một cái nghề, thì đó là một sự thất bại.

Đừng chọn Sư phạm vì không đam mê. Cũng đừng chọn Sư phạm vì “bố mẹ muốn thế” hay vì cho rằng nghề này là nhàn hạ. Thành công của người thầy là ở những người học trò. Sẽ không có những người trò giỏi nếu “đầu vào” của người thầy chỉ ở mức 3-4 điểm/môn”, Lê Văn Tú trải lòng về nghề.

 

Được nhận vào công tác tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu hay không Lê Văn Tú cho biết em vẫn quyết theo đuổi niềm đam mê sư phạm của mình.
Được nhận vào công tác tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu hay không Lê Văn Tú cho biết em vẫn quyết theo đuổi niềm đam mê sư phạm của mình.

 

Nghề Sư phạm là nghề đòi hỏi sự nghiêm túc, thời gian lao động và cường độ lao động cao. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân khiến nghề sư phạm không nằm trong những nghề “hot” hiện nay là do nghề này chưa được trả lương đúng mức. Bởi thế nhiều bạn trẻ cho rằng nghề sư phạm không đáng để theo đuổi.

Theo Tú, để theo đuổi nghề giáo viên phải có sự kiên trì lớn, không chỉ ở chuyên môn mà còn nhiều kỹ năng khác. Hơn thế, để làm một giáo viên biết truyền được cảm hứng cho học trò lại càng khó hơn. Nghề giáo cần nhất là lòng yêu nghề. Khi đã có lòng yêu nghề, có đam mê, nhiệt tình với nghề sẽ không bị những khó khăn hiện tại của nghề đánh gục. Nếu đến với nghề Sư phạm để xem đây là một công cụ để kiếm tiền thì sẽ khiến cho nghề trở nên tầm thường và làm tổn hại xã hội.

“Lúc bố em còn sống, bố bảo, nghề giáo là nghề giàu không đến nơi nhưng nghèo không đến chân. Có thể nghề giáo không giàu nhưng có những niềm vui mà những nghề khác không có được. Em chỉ muốn nói với các bạn nếu đã chọn lựa nghề Sư phạm thì hãy cố gắng để lựa chọn của mình là không sai lầm”, Lê Văn Tú tâm sự.

Nghề giáo, cần nhất là lòng yêu nghề. Khi đã có lòng yêu nghề, có đam mê, nhiệt tình với nghề sẽ không bị những khó khăn hiện tại của nghề đánh gục
Nghề giáo, cần nhất là lòng yêu nghề. Khi đã có lòng yêu nghề, có đam mê, nhiệt tình với nghề sẽ không bị những khó khăn hiện tại của nghề đánh gục

 

Hoàng Lam

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nam-sinh-doat-giai-quoc-gia-hoa-hoc-bo-y-chon-su-pham-vi-dam-me-2017081514343723.htm

 


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65155701

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July