Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nhạc sỹ Quang Thuận "Mỗi ca khúc là một nỗi lòng" Nhạc sỹ Quang Thuận "Mỗi ca khúc là một nỗi lòng" , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean) - Trong căn phòng nhỏ tràn ngập âm thanh của buổi chiều cuối Xuân, chúng tôi đã được nghe anh hát ca khúc đầu tay "Gửi mùa thu" da diết, nồng nàn, được sáng tác lúc anh đang là sinh viên Nhạc viện Hà Nội...


Năm 1970, cậu học trò 12 tuổi Quang Thuận một mình ra Thủ đô học hệ sơ cấp tại Nhạc viện Hà Nội. Thường trực trong anh lúc đó là nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè, trường lớp cũ ở Vinh. Có những buổi học, anh ngồi thẫn thờ, không có một chữ nào vào đầu...




Nhưng rồi, niềm đam mê được viết nhạc để được trải lòng mình với âm nhạc đã nâng đỡ, chắp cánh cho Quang Thuận đi hết hệ sơ cấp, trung cấp, lên đến đại học Khoa biểu diễn giao hưởng Nhạc viện Hà Nội.


16 tuổi, Quang Thuận được chọn tham gia biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Lúc đó, anh đã là một cây kèn Cor chững chạc. Lần đầu tiên đứng trên sân khấu, trong một chương trình lớn ở một khán phòng hoành tráng, cảm giác sung sướng, vinh dự xen lẫn hồi hộp, lo âu... Anh những tưởng mình không thể cầm nổi cây kèn lên để thổi. Nhưng khi người chỉ huy dàn nhạc ra hiệu, anh đã lấy lại bình tĩnh, cầm nhẹ nhàng cây kèn Cor - cây kèn đã gắn bó với anh suốt thời gian sinh viên, để say mê hòa cùng dàn nhạc.


Trong thời gian học tập ở Nhạc viện Hà Nội, Quang Thuận bắt đầu sáng tác ca khúc và nhạc khí. Ca khúc đầu tay của anh là một trải lòng về mùa thu Hà Nội. Mùa thu Hà Nội qua cảm nhận của chàng sinh viên Nghệ An vừa quyến rũ lại vừa hững hờ, ở đó có tình yêu đầu với bao thổn thức, nhớ thương, giận hờn, trách móc. Năm 1982, tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc, anh được giữ lại trường làm giảng viên khoa giao hưởng và là thành viên chính thức của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Phía trước Quang Thuận là một tương lai rộng mở, đầy hứa hẹn. 

Thế nhưng, năm 1983, anh quyết định về Nghệ An - một quyết định vô cùng khó khăn, bất ngờ cho biết bao đồng nghiệp, bạn bè, nhất là trong giới nghệ sỹ lúc bấy giờ. Thời điểm đó, một nghệ sỹ nhạc giao hưởng sống ở Thủ đô Hà Nội đã khó chứ chưa nói đến về một tỉnh lẻ miền Trung. Vậy mà, Quang Thuận vẫn quyết tâm chia tay Nhạc viện Hà Nội, chia tay với bao ước mơ, dự định còn dang dở, về Nghệ An làm lại từ đầu.


Quang Thuận từng chia sẻ: "Có khổ đau, có nước mắt, đắng cay mới có cảm xúc để viết nên những tác phẩm lắng đọng, đi vào lòng người. Về đầu quân cho dàn nhạc của Đoàn ca múa kịch Nghệ An, những ngày đầu, anh đã rất hụt hẫng. Vì quen biểu diễn trong một dàn nhạc lớn với những loại nhạc cụ hiện đại, còn ở đây, thiếu thốn trăm bề. Nhiều anh chị em đã phải bỏ nghề...". 

Nhưng nghĩ đến quãng thời gian học tập vất vả tại Nhạc viện Hà Nội, nghĩ đến lời dặn dò của thầy cô, đồng nghiệp lúc anh quyết định xa Hà Nội, những tác phẩm nhạc khí của anh đã lần lượt ra đời, được lãnh đạo Đoàn chọn vào chương trình biểu diễn như "Về miền ví dặm" (Acapela tốp nữ), "Sắc Xuân bản làng" (kèn gỗ), "Khúc mùa thu" (tứ tấu kèn), "Gửi mùa thu xa" (tứ tấu đàn dây), "Hương Làng Sen" (hợp xướng)... 

Những sáng tác của Quang Thuận đã góp phần giúp Đoàn giành nhiều giải thưởng lớn tại các hội diễn toàn quốc, khu vực. Năm 2010, nhạc sỹ Quang Thuận đạt giải Ba trong cuộc vận động sáng tác các ca khúc về Nghệ An. Năm 2011, giải Xuất sắc của Hội Nhạc sỹ Việt Nam tại Liên hoan âm nhạc Bắc miền Trung với tác phẩm "Mắt biếc sông Lam", giải C Giải thưởng Hồ Xuân Hương, giải Ba cuộc vận động sáng tác ca khúc thanh niên Nghệ An... Những năm gần đây, với cương vị, trách nhiệm mới: Trưởng Đoàn ca múa kịch Nghệ An (nay là Đoàn ca múa dân tộc Nghệ An), vừa làm quản lý, vừa tham gia chỉ đạo nghệ thuật, tổng đạo diễn, hòa âm phối khí, dàn dựng các chương trình lớn của Đoàn, anh vẫn không quên dành thời gian sáng tác ca khúc. Với anh, đó là dịp để "trải lòng mình" với công chúng yêu nhạc và với chính niềm đam mê mà bao năm anh vẫn đeo đuổi.

 

Thanh Thủy


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65213392

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July