Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nơi người dân 2 nước Việt - Lào nghe chung tiếng gà gáy Nơi người dân 2 nước Việt - Lào nghe chung tiếng gà gáy , Người xứ Nghệ Kiev
 

Chủ Nhật, 29/05/2016

 

 

(Baonghean.vn) - Từ trung tâm xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) ngược dòng Nậm Nơn vào bản Cha Nga khoảng hơn 2 giờ đồng hồ. Phía dưới bản Cha Nga, bên kia sông Nậm Nơn là đất Lào nơi sinh sống của 1 bản dân cư dân tộc Thái, ấy là bản Xốp Cắng (thuộc cụm xã Loòng Cắng, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn). Mặc dù cùng sống trong cùng một không gian bên dòng Nậm Nơn nhưng người Thái ở Xốp Cắng có những nét văn hóa khác với người Thái ở Mỹ Lý. Điều khá lý thú là cả 2 bản biên giới đều nghe chung tiếng gà gáy và tiếng trống hội làng.


 
Bản Xốp Cắng có 39 hộ với 250 nhân khẩu chỉ cách bản Cha Nga (Mỹ Lý) con sông Nậm Nơn. Với nước bạn Lào, mỗi bản tương đương với 1 xã nên trưởng bản ở đây cũng tương đương với Chủ tịch xã.
Bản Xốp Cắng có 39 hộ dân với 250 nhân khẩu, bản này nằm phía Tây dòng Nậm Nơn. Dòng sông chính là ranh giới phân chia 2 bản dân cư của 2 quốc gia. Với nước bạn Lào, đơn vị hành chính không có cấp xã.
Cuộc sống người dân Xốp Cắng cũng chủ yếu dựa vào nương rẫy và đánh cá ở sông Nậm Nơn. Theo ông Xốm My Xay, trưởng bản thì trước đây phân chia ranh giới nửa sông bên này là của Lào, nửa bên kia là đất Việt. Tuy nhiên từ khi Xốp Cắng và Cha Nga kết nghĩa với nhau thì mọi người tự do qua lại, giao lưu làm ăn.
Cuộc sống người dân Xốp Cắng cũng chủ yếu dựa vào nương rẫy và đánh cá trên sông Nậm Nơn. Theo ông Xốm My Xay - Trưởng bản, mặc dù biên giới được phân chia dọc sông, nửa bên này là của Lào, nửa bên kia của Việt, nhưng từ khi Xốp Cắng và Cha Nga kết nghĩa với nhau thì mọi người xem nhau như "người một nhà", thường xuyên qua lại, giao lưu làm ăn.
Người dân Xốp Cắng chăn nuôi cũng chủ yếu là để tự cung tự cấp.
Người dân Xốp Cắng cũng chủ yếu chăn nuôi  tự cung tự cấp.
Nghề dệt thổ cẩm của họ chủ yếu dệt ra những chiếc váy Lào truyền thống.
Phụ nữ Lào tự dệt thổ cẩm phục vụ cuộc sống. 
Để có nguồn sợi dệt, người dân chăn nuôi tằm lấy tơ.
Để có nguồn sợi dệt, người dân còn tự nuôi tằm lấy tơ.
Căn nhà sàn của người Lào luôn có 2 cầu thang và cột là cột vuông.
Cũng là nhà sàn như người Thái Việt Nam, nhưng căn nhà của người Lào ở Xốp Cắng  có 2 cầu thang và cột nhà là cột vuông.
Mỗi ngôi nhà đều được gắn
Cho dù bản Xốp Cắng nằm ở vùng sâu vùng xa nhưng mỗi ngôi nhà đều được gắn biển số nhà
Điều dễ nhận biết nhất ở nhà
Điều dễ nhận biết nhất nhà của trưởng bản là có 1 chiếc trống treo trước cửa để tập trung dân làng mỗi khi cần.
Hầu hết các ngôi nhà người dân đều tự trang trí bằng 1 đầu trâu có chiếc sừng to.
Hầu hết các ngôi nhà đều được người dân tự trang trí bằng 1 đầu trâu ngay trên hiên.
Phụ nữ Xốp Cắng nấu bữa chiều ngoài trời.
Phụ nữ Xốp Cắng thường nấu bữa chiều ngoài trời.
Ánh mắt của trẻ em Xốp Cắng.
Trẻ em Xốp Cắng.
Phụ nữ Xốp Cắng địu con.
Người mẹ  Xốp Cắng địu con.
1 em bé Xốp Cắng ăn ngon lành với món xôi và cá suối.

Em bé Xốp Cắng ăn món xôi với cá suối mẹ mới làm.

Người dân 2 nước vẫn thường xuyên sang thăm nhau như những anh em thân thiết
Người dân 2 nước vẫn thường xuyên sang thăm nhau như những anh em thân thiết
Từ khi kết nghĩa với bản Cha Nga, người dân 2 nước tự do qua lại giao lưu với nhau vì thế tình nghĩa Việt - Lào càng thêm bền chặt.
Từ khi kết nghĩa với bản Cha Nga (Mỹ Lý), người dân 2 nước tăng cường qua lại giao lưu với nhau vì thế tình nghĩa Việt - Lào càng thêm bền chặt. Trong ảnh là thiếu nữ Việt (ở sau) và Lào.

Đào Thọ - Lữ Phú

Nguồn baonghean.vn

http://baonghean.vn/mien-tay-nghe-an/201605/noi-nguoi-dan-2-nuoc-viet-lao-nghe-chung-tieng-ga-gay-2699606/



  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66080018

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July