Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Về nơi ''con trời'' hạ cánh ở Nghệ An Về nơi ''con trời'' hạ cánh ở Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Sáu, 13/05/2016

(Baonghean.vn) - Giữa cánh đồng bản Kẻ Tằm, xã Châu Phong (Qùy Châu) có tâm bia ghi chiến công 1 Anh hùng Không quân nhân dân Việt Nam, người dân nơi đây con gọi là  bia “Con trời”.

 

Pha hạ cánh đặc biệt của MIG-17

Tấm bia được thiết kế theo hình tháp, có chiều cao khoảng 4m. Trên bia có khắc hình ngôi sao 5 cánh, chiếc máy bay chiến đấu, ảnh người phi công anh hùng, lá cờ của Không quân nhân dân Việt Nam và một số nét hoa văn mang bản sắc của văn hóa dân tộc Thái. Người được ghi danh ở tấm bia này là Trung tướng Trần Hanh - nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tich Hội CCB Việt Nam.

Tấm bia ghi chiến công của Trung tướng, phi công Trần Hanh được dựng giữa cánh đồng bản Tằm, sát vị trí chiếc may bay hạ cánh 51 năm trước.
Tấm bia ghi chiến công của Trung tướng, phi công Trần Hanh được dựng giữa cánh đồng bản Tằm, sát vị trí chiếc may bay hạ cánh 51 năm trước.

Nội dung tấm bia ghi rõ: “Nơi đây ghi dấu chiến công trận đánh ngày 4/4/1965 của Không quân nhân dân Việt Nam lúc 10 giờ 30 phút. Biên đội máy bay MiG -17 gồm phi công Trần Hanh - Biên đội trưởng (số 1), Phạm Giấy (số 2), Lê Minh Huân (số 3), Trần Nguyên Năm (số 4) đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi 2 máy bay F-105D của Mỹ để bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Đồng chí Trần Hanh và Lê Minh Huân mỗi người bắn rơi một chiếc.

Hình ngôi sao, chiếc máy bay và ảnh phi công Trần Hanh được khắc trên bia.
Hình ngôi sao, chiếc máy bay và ảnh phi công Trần Hanh được khắc trên bia.

Phi công Trần Hanh đã mưu trí cơ động tránh được 2 quả tên lửa “Rắn đuôi kêu” của không quân Mỹ. Máy bay hết dầu, đồng chí đã quyết định hạ cánh bằng bụng tại nơi đây. Cán bộ và nhân dân bản Kẻ Tằm, xã Châu Phong đã chăm sóc chu đáo đồng chí Trần Hanh bị thương sau khi hạ cánh và từ nơi này - đất mẹ đã đưa “Khăm Klơi” (tiếng Thái gọi là "con trời")  trở về với Đoàn Không quân Sao Đỏ anh hùng”.

Trên một số sách báo, người phi công năm ấy nhiều lần kể lại những kỷ niệm về trận không chiến ngày 4/4/1965. Hôm ấy, nhận được tin máy bay địch đang xâm phạm vùng trời Miền Bắc, biên đội MIG 17 do Đại uý Trần Hanh dẫn đầu được lệnh xuất kích.

Chiến công ngày 4/4/1965 được ghi rõ trên bia.
Chiến công ngày 4/4/1965 được ghi rõ trên bia.

Đến Hàm Rồng (Thanh Hóa), biên đội của Trần Hanh phát hiện tốp máy bay ném bom F-105 và có  F-100 yểm trợ. Nhân cơ hội máy bay địch đang bổ nhào nghiêng cánh thả bom, Trần Hanh quyết định áp sát mục tiêu rồi siết cò điểm xạ khẩu 23 ly và 30 ly. Một chiếc F-105 bị tiêu diệt, “quả cầu lửa” bùng lên trên bầu trời Hàm Rồng.

Phi công Trần Hanh 
Phi công Trần Hanh (Ảnh tư liệu)

Đúng lúc ấy, tốp F-100 tăng tốc truy đuổi chiếc MiG- 17 của Trần Hanh. Nhận biết rơi vào tình thế nguy hiểm, ông điều khiển máy bay chao xuống rồi lộn ngược để tránh 2 quả tên lửa “Rắn đuôi kêu”. Ngước nhìn la bàn để tìm hướng thoát, Trần Hanh phát hiện trục kim đã bị hỏng và buộc ông bay thẳng theo hướng Tây. Ít phút, đèn tín hiệu báo hết nhiên liệu.

Đám ruộng- nơi chiếc máy bay của phi công Trần Hanh hạ cánh 51 năm trước.
Đám ruộng - nơi chiếc máy bay của phi công Trần Hanh hạ cánh 51 năm trước.

Tình thế hết sức nguy cấp, vì không đủ thời gian để hạ cánh xuống bất cứ sân bay nào gần nhất. Chiếc MiG -17 của Trần Hanh rơi tự do, ông nhận được lệnh bỏ máy bay, nhảy dù để bảo toàn tính mạng. Nhưng người phi công ấy vẫn cố điều khiển chiếc chiếc máy bay của mình.

Từ buồng lái, ông thấy một đám ruộng bên bờ suối và quyết định hạ cánh bằng bụng máy bay. Chiếc MiG- 17 trượt dài trên đám ruộng rồi dừng lại. Người phi công ngất lịm. Lúc tỉnh lại, ông thấy có rất đông người người đang vây quanh, họ nói thứ tiếng khá lạ và dẫn ông về tạm giam trong một thung lũng.

Cụ Lữ Xuân Hồng- một trong những người chứng kiến sự việc phi công Trần Hanh hạ cánh ở bản Tằm kể lại câu chuyện 51 năm về trước.
Cụ Lữ Xuân Hồng- một trong những người chứng kiến sự việc phi công Trần Hanh hạ cánh ở bản Tằm kể lại câu chuyện 51 năm về trước.

Ngay trong đêm ấy, Trung tá Nguyễn Văn Quế - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 (Sư đoàn 320) tìm đến Kẻ Tằm tìm hiểu tình hình và xác nhận người bị nạn là Đại uý phi công Trần Hanh thuộc Không quân nhân dân Việt Nam. Lúc ấy, đồng bào Thái ở Kẻ Tăm cùng hô vang: “Khăm Klơi! Khăm Klơi! (Con trời! Con trời!).

Nơi in dấu nghĩa tình

Đến bản Tằm lần này, chúng tôi tìm gặp cụ Lữ Xuân Hồng (80 tuổi), người 51 năm trước từng tham gia Đoàn thanh niên và Đội dân quân xã Châu Phong. Cụ Hồng kể lại, nhận được tin báo có máy may rơi giữa đồng, Đội dân quân trực chiến và nhân dân bản Tằm tưởng là “giặc lái” liền tổ chức bao vây.

Trường Mầm non bản Tằm- món quà tri âm của Trung tướng Trần Hanh dành cho bà con nhân dân nơi đây.
Trường Mầm non bản Tằm - món quà tri ân của Trung tướng Trần Hanh dành cho bà con nhân dân nơi đây.

Lại gần, thấy trên áo người lái máy bay có in hình ngôi sao 5 cánh nên mọi người thống nhất không bắn chết mà đưa về bản để tìm hiểu thông tin. Sau đó, có người của quân đội đến xác nhận người gặp nạn ở bản Tằm là phi công của quân đội nhân dân Việt Nam. Cả bản ai cũng vui, vì lần đầu tiên thấy người Việt Nam điều khiển máy bay chiến đấu.

Tri ân người dân Kẻ Tằm, Trung tướng Trần Hanh đã nhiều lần trở lại thăm bản Tằm. Năm 2012, ông đã vận động xây dựng và tặng bản Tằm ngôi trường mầm non trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Mới đây, nhân có đoàn công tác của Bộ Quốc phòng vào xã Châu Phong, ông đã gửi thư thăm hỏi cán bộ và bà con dân bản.

Bức thư Trung tướng Trần Hanh vừa gửi cán bộ và nhân dân bản Tằm.
Bức thư Trung tướng Trần Hanh vừa gửi cán bộ và nhân dân bản Tằm.

Trong thư, Trung tướng Trần Hanh viết: “Đã 51 năm rồi, khi nhớ lại những tấm lòng yêu thương chăm sóc của bà con bản Tằm đối với chiến sỹ phi công Việt Nam về địa phương, tôi vẫn rất xúc động và biết ơn sâu sắc...”.

Công Kiên

Nguồn baonghean.vn

http://baonghean.vn/mien-tay-nghe-an/201605/ve-noi-con-troi-ha-canh-o-nghe-an-2693899/



  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65167876

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July