Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Giữ vững thương hiệu hồng Nam Anh Giữ vững thương hiệu hồng Nam Anh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trên đất Nam Đàn (Nghệ An), nhiều địa phương có hồng, song chỉ hồng Nam Anh trồng trên dãy Đại Huệ mới nổi tiếng thơm ngon. Trong những năm qua, dẫu chuyện lời lãi còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vào giá cả thị trường, nhưng hồng vẫn là cây ăn quả đem lại thu nhập khá cho người dân nơi đây.

Người dân Nam Anh, Nam Đàn (Nghệ An) đang thu hoạch hồng

Hồng có mặt lâu đời trên đất Nam Anh và được đưa vào trồng đại trà trong khoảng vài chục năm trở lại đây, nhất là trong phong trào VAC, đẩy mạnh phát triển vườn rừng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều diện tích vườn tạp đã chuyển thành vườn cây ăn quả, mà chủ yếu là trồng hồng. Ngày nay, diện tích hồng càng được mở rộng, khi hồng Nam Anh đã có thương hiệu trên thị trường. Hồng được trồng rải rác trong vườn nhà dân, và trồng tập trung trên khắp các vườn đồi của dãy Đại Huệ. Người dân địa phương đang duy trì 2 loại hồng có ưu điểm cho quả nhiều, không hạt, thơm ngon: hồng trứng, lá dài, quả to và hồng cậy, lá tròn, quả nhỏ. Đây là những giống hồng thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi Đại Huệ, nên chất lượng quả ngon hơn so với các nơi.

Theo ông Nguyễn Thúc Quang - PCT xã Nam Anh, “Hiện trong xã có 5/9 xóm trồng hồng (5, 6, 7, 8, 9) với diện tích 82 ha, tuỳ vào thời tiết, sản lượng mỗi năm thu hoạch ước đạt 300 - 500 tấn quả, đem lại khoản thu nhập từ 5 - 7 tỷ đồng, là một con số có ý nghĩa đối với vùng đất đồi này.”. Trồng hồng cũng như trồng một số loại cây ăn quả ở nước ta, thu nhập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường, năm nào cũng vậy, được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa. Theo bà con, năm nay do nắng hạn kéo dài, hồng không bị chết như các cây khác (chè), song lại mất mùa, sản lượng hồng chỉ bằng 1/3 đến 1/2 năm trước. Tuy nhiên, hồng năm nay lại bán chạy và được giá, giá bán sỉ tăng hơn năm trước khoảng 8 nghìn/kg, giá hồng cậy là 17 -18 nghìn/kg, giá hồng trứng là 24 - 25 nghìn/kg. Nhà nào đầu tư thêm thời gian, công sức, đưa hồng đi bán ở các chợ, thì giá còn được giá hơn. Người dân trong vùng không đủ hồng để bán cho thương lái, có bao nhiêu được thu mua hết bấy nhiêu, hồng sẽ được đưa đi tiêu thụ ở Vinh, các huyện trong tỉnh, Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Hồng là cây ăn quả lâu năm, tương đối “dễ tính”, bám trụ được trên vùng đất đồi Nam Anh.  Ở đây, người dân trồng hồng bằng cách ươm hạt rồi ghép, hoặc chắn rễ cây chủ, chờ rễ nảy mầm thì bứng cây con đi trồng, cách này đơn giản hơn nên bà con thường nhân cây con bằng cách chắn rễ. Hồng sau khi trồng, chăm sóc chu đáo thì 5 năm sẽ cho quả. Mùa hồng Nam Anh bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài gần hết năm dương lịch, khắp các vườn nhà, vườn rừng, đi đâu cũng thấy vàng rực một màu hồng. Đầu mùa, hái quả lựa chọn, cuối mùa thu hoạch đại trà. Hồng sau khi hái về sẽ được ủ khô hoặc ngâm trong nước khoảng 3 - 4 ngày đêm, mới ăn được. Hồng ủ thì chín mềm, chuyển màu đỏ thắm, còn hồng ngâm thì vẫn giòn, giữ màu vàng tươi, “Vội vàng ăn nhãn tháng năm/ Ung dung ngồi đợi hồng ngâm tháng mười”. Điều thú vị là hồng ở đây có thể dành để chưng Tết, nếu biết cách cất giữ. Mỗi mùa hồng, người Nam Anh thường chọn vài kg quả to, đẹp, vừa chín đến, vùi trong cát khô, cất gần Tết mới đưa ra, bày lên mâm ngũ quả. Sau mấy tháng, hồng vẫn còn tươi rói, thơm ngon, là hoa trái vườn nhà dâng lên tổ tiên.

Xóm 6, xóm 8 là 2 xóm trồng hồng nhiều nhất xã Nam Anh. Xóm 6 có 211 hộ, thì hơn 160 hộ có hồng. Xóm 8 có 250 hộ thì 130 hộ có hồng, trong đó hộ ông Trần Văn Tuấn có diện tích lớn nhất (2 ha). Đưa khách lên tham quan vườn hồng của gia đình nằm trên lưng chừng sườn Đại Huệ, ông Tuấn vui vẻ cho biết: “Trong vườn nhà tôi, hiện có 220 gốc hồng, trừ 10 gốc tuổi đời trên dưới 80 năm, còn lại là hồng “trẻ”. Mỗi năm cho thu hoạch 1,5 – 3,5 tấn quả, thu về khoảng 30 – 50 triệu đồng. 5 năm tới, nếu thời tiết thuận lợi, khi cả vườn hồng đều cho quả, thì sản lượng có thể đạt 6 tấn. So với các loại cây khác trên đất Nam Anh, dù mất hay được mùa, thì trồng hồng vẫn khỏe và có lợi nhất”. Vườn bà Hồ Thị Minh bên cạnh vườn ông Tuấn, tuy diện tích không lớn, nhưng sản lượng cao vì hồng đã cho thu nhập nhiều năm. Bà Minh chia sẻ: “Nhà tôi chỉ làm 4 sào ruộng cho đủ gạo ăn, còn lại tập trung làm vườn rừng. Vườn chỉ rộng chừng 0,5 ha, nhưng mỗi năm cũng thu hoạch 2 – 3 tấn hồng, bán được vài chục triệu đồng, bên cạnh đó còn các loại rau quả, gia vị nữa”.

Theo người dân địa phương, trồng hồng có nhiều ưu điểm, trước hết hồng là cây truyền thống, thích hợp với đất đai ở đây, nên tận dụng được các loại đất vườn đồi, cheo leo. Trong diện tích hồng mới, có thể trồng xen sả, hoa lý…vừa cho thu nhập, vừa góp phần giữ đất. Trồng hồng không tốn công chăm bón, hàng năm sau khi thu hoạch, chỉ làm cỏ, xới đất quanh gốc và bón phân cho hồng 1 đến 2 lần, hồng cũng ít sâu bệnh, chỉ thỉnh thoảng mới gặp sâu đục thân nên gần như người nông dân không phải dùng hoá chất, thuốc trừ sâu thường xuyên như các cây trồng khác. Trồng hồng, đầu tư ít, là ưu điểm nổi bật, mà nhà nào trồng hồng cũng nhận thấy. Việc đầu tư ít sẽ giảm gánh nặng chi phí, vì vậy dù hồng được hay mất mùa thì người nông dân vẫn không “mất ăn, mất ngủ”, chỉ có lãi ít hay nhiều mà thôi. Từ trước tới nay, quả hồng vẫn dễ tiêu thụ, nhất là trong thời gian gần đây, khi ngoài thị trường đang xôn xao nhiều loại hoa quả bị nhiễm hoá chất độc hại, thì hồng càng được người mua ưa chuộng, không chỉ vì ngọt ngon, mà còn là hoa quả sạch.

Hồng sau khi hái, sẽ được ủ khô hoặc ngâm nước trong 3 ngày đêm

Các xóm trồng hồng trong xã, thì xóm nào cũng có hộ thu mua sản phẩm, xóm nhiều thì có 4 - 5 hộ. Bà Phạm thị Minh (67 tuổi, xóm 8) là người thu mua hồng hàng chục năm nay. Bà Minh cho biết: “Năm được mùa hồng, tôi dành cả sân và 1 gian nhà để ủ và ngâm hồng trước khi xuất hàng. Hồng là loại quả dễ bảo quản, sau khi ủ chín hoặc ngâm nước sạch, tránh va chạm mạnh là có thể giữ được hàng tuần. Lúc chính vụ, mỗi ngày tôi thu mua mấy tấn quả, nói chung, hồng là một mặt hàng dễ tiêu thụ”.

Hàng chục năm qua, ban ngành các cấp cũng đã quan tâm đến hồng Nam Anh, nhưng dường như chưa đem lại hiệu quả, có được diện tích, sản lượng, thương hiệu như ngày hôm nay, chủ yếu cũng nhờ vào sức “tự phát” của dân. Anh Hồ Viết Lam, Bí thư Chi bộ xóm 8 cho biết: “Cách nay 15 năm, Sở Khoa học Công nghệ cũng phối hợp với UBND xã, cử 2 người vào Đà Lạt học công nghệ sấy hồng mấy tháng, trong đó có tôi. Học xong, về đây cũng làm thử nghiệm nhưng thấy không khả quan, hơn nữa từ đó đến nay, mỗi mùa hồng, hồng tươi cũng không đủ cung cấp cho thị trường, thì nói gì đến sấy khô cho tốn kém”. Nhu cầu của thị trường về hồng là một trong những yếu tố thuận lợi để bà con đẩy mạnh đầu tư hơn nữa cho cây hồng, góp phần phát huy tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập, giữ vững và phát triển thương hiệu hồng Nam Anh trong thời gian tới.

                                                                                An Nam


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66127135

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July