Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Độc đáo nghề câu vương bắt cá trên sông Lam Độc đáo nghề câu vương bắt cá trên sông Lam , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thông thường muốn dùng câu để bắt cá thì phải có mồi. Thế nhưng người dân ở các xóm chài sống trên dòng sông Lam (đoạn chảy qua huyện Anh Sơn, Nghệ An) lại có một loại câu rất đặc biệt, không cần dùng tới mồi nhưng vẫn bắt được cá, loại câu đó có tên gọi câu vương.

 Loại câu vương độc đáo (Ảnh: Võ Văn Thành)

 

Một ngày đầu tháng Mười vừa qua, tôi có dịp đến huyện Anh Sơn để tìm hiểu và “tận mục sở thị” nghề câu vương bắt cá của những hộ gia đình đang mưu sinh trên khúc sông Lam, mới thấy đây là một loại câu rất độc đáo.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nghề câu vương được xem là nghề cha truyền con nối, đã có từ lâu đời của bà con nơi đây. Nghề này phổ biến ở hầu hết những gia đình sống bằng nghề chài lưới trên sông Lam, ước tính số lượng phải lên đến hàng trăm hộ. Tuy nhiên hiện nay lượng cá đánh bắt ngày càng giảm nên không còn thu hút được nhiều người dân tham gia như trước kia. Hiện ở Anh Sơn chỉ còn khoảng trên dưới 20 hộ dân xóm chài sống trên dòng sông Lam ở các xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Long Sơn, Lạng Sơn là đang còn theo nghề này.

 

Loại câu vương này được người dân nơi đây chế tạo khá đặc biệt, lưỡi câu làm bằng thép cứng uốn cong hình chữ U rộng khoảng 5cm, sắc nhọn. Khi không sử dụng, câu được xếp thành hàng ngang trên nẹp tre, mỗi lưỡi câu được bố trí khá dày trên loại dây dù với khoảng cách đều nhau chừng 20cm. Trên dây dù được gắn các phao xốp, mỗi nẹp câu vương khi giăng ra dài khoảng trên dưới 100 mét.

Theo ông Võ Văn Quân ( 51 tuổi), xóm 3, xã Tam Sơn (Anh Sơn), người có thâm niên trên 30 năm làm nghề câu vương, thì từ bao đời nay, bên cạnh những công cụ đánh bắt cá truyền thống khác như lưới, dận, te, xiếc… thì câu vương luôn được hầu hết người dân sống bằng nghề sông nước nơi đây sử dụng. Nhưng để câu vương đạt hiệu quả đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, tính kiên trì, chịu khó, bởi nghề này lắm gian nan vất vả.

Ngay từ khâu chuẩn bị, trước khi đi thả câu, người dân phải kiểm tra câu, mài rũa cho lưỡi câu thật sắc bén, sắp xếp lưỡi câu theo thứ tự gọn gàng, để khi đi thả câu không bị vướng, đỡ mất thời gian.

 

Chọn vị trí và thời điểm thả câu vương được xem là khâu quyết định hiệu quả của mẻ câu. Dùng câu vương có thể đánh bắt được cá ở mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người dân, để đánh bắt được nhiều cá phải thả câu vào ban đêm, những ngày mưa lũ. Người dân cũng thường thả câu vương ngang dòng sông, vào mùa lũ nước sông chảy xiết… Khi đó, cá từ thượng nguồn xuôi xuống theo dòng chảy, vướng phải sẽ bị lưới câu móc sâu vào thân, càng vùng vẫy cá càng bị nhiều lưỡi câu móc vào, hết đường thoát thân.

 

Theo kinh nghiệm, đi thả câu vương cần ít nhất 2 người, một người chuyên chịu trách nhiệm lái thuyền, một người thả. Tuy nhiên, việc thả câu luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro. Khi thả câu nhất thiết bên mình phải mang theo dao để lưới câu không may mắc vào tay thì lập tức cắt bỏ lưỡi đó, nếu không các lưỡi khác có thể đồng loạt móc vào tay và như vậy rất nguy hiểm. Việc thả câu cũng rất mất thời gian. Để thả xong một nẹp câu vương cũng phải cần ít nhất 1 giờ…

Ông Quân cho biết thêm: “Trước đây cá trên sông Lam rất nhiều, bất kể mùa nào người dân chúng tôi chỉ cần thả một nẹp câu vương để qua đêm trung bình cũng thu được 5 – 7 kg cá, thậm chí có hôm trúng đậm hàng chục kg cá. Các loài cá bắt được hầu hết có trọng lượng hàng kg trở lên, như lăng, lệch, bọp, bò, trắm, chép... Ngày nay do nhiều người sử dụng kích điện và các phương tiện đánh bắt mang tính tận diệt khác để khai thác, nên những loài cá có trọng lượng lớn bị suy giảm nghiêm trọng, nghề câu vương theo đó cũng cho thu nhập thất thường… Bây giờ chúng tôi chỉ thả loài câu này vào ngày mưa lũ, nhưng hôm có hôm không”.

(Theo Dân Việt)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/doc-dao-nghe-cau-vuong-bat-ca-tren-song-lam-20151117102313944.htm



  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66126663

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July