Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  KÝ ỨC KHÔNG QUÊN KÝ ỨC KHÔNG QUÊN , Người xứ Nghệ Kiev
 

40 năm đã trôi qua, cuộc sống có bao điều thay đổi, nhưng với CCB Trần Hữu Thìn ở xóm 8 xã Thanh Ngọc (Thanh Chương), những ngày cùng đồng đội tham gia chiến dịch mang tên Bác, tiến về giải phóng Sài Gòn – Gia Định, dường như vẫn còn tươi mới trong ông.

 photo DSC05221_zpsrubjvfum.jpg

           CCB Trần Hữu Thìn (người đứng giữa hàng thứ 2)

Một buổi chiều tháng Tư, lần theo con đường bê tông, tìm về nhà ông ở giữa làng, ven sông Gang. Bên ấm nước chè xanh dân dã, trong câu chuyện hàn huyên, ký ức một thời trai trẻ oanh liệt của người lính năm xưa đã ùa về theo dòng hoài niệm. Hình như, cứ mỗi lần đến tháng Tư, trong lòng những người CCB, đã từng đánh trận mùa xuân năm ấy, đều có chung cảm xúc như ông.

Sinh năm 1952, bước vào tuổi thanh niên khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, do còn “thấp bé nhẹ cân”, sau nhiều lần tuyển quân, Trần Hữu Thìn vẫn chưa được tòng quân cùng bạn bè trang lứa trong làng, trong xã. Mãi đến tháng 5/1972, thể theo nguyện vọng cá nhân, ông mới được lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tại Nghĩa Đàn, tân binh Thìn được biên chế về Trung đoàn 165 – Sư đoàn 312 – Quân đoàn 1, bắt đầu những ngày chiến đấu ác liệt trên chiến trường miền Nam. Ông là người chiến sĩ đã có mặt trong 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt tại Thành Cổ - Quảng Trị, năm 1972.

Cuối tháng 3/1975, từ Thạch Thành – Thanh Hoá, đơn vị ông nhận được nhiệm vụ hành quân vào Nam, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cả đơn vị lên đường vào Quảng Trị, rồi từ đường 9 Nam Lào qua “ngã ba Đông Dương” đến Đông Nam Bộ trong khí thế “thần tốc” của dân tộc, quyết tâm giải phóng miền Nam. Tại miền Đông, nằm trong cánh quân của Quân đoàn 1, tấn công Sài Gòn từ hướng Bắc, Trung đoàn 165 của ông có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Phú Lợi, phối hợp cùng các đơn vị khác giải phóng Bình Dương, tiến về trung tâm Sài Gòn.

Ông nhớ mãi cuộc chiến đấu tại Phú Lợi, bởi với ông đó là trận đánh cuối cùng trước giờ chiến thắng. Cũng như các căn cứ khác ở Bình Dương, tại Phú Lợi, địch tăng cường vũ khí, hầm hào, công sự, ken dày hàng rào thép gai để “tử thủ” bảo vệ Sài Gòn. Trước khi bước vào trận chiến, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã được cấp trên quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ... Anh em trong đơn vị cũng đã thể hiện quyết tâm với nhau: “dù có phải hi sinh, cũng chiến đấu hết mình để dành thắng lợi”. 12 giờ đêm ngày 29/4, toàn đơn vị đã áp sát, bao vây mục tiêu, sẵn sàng đợi lệnh. 4 giờ sáng ngày 30/4, pháo của ta, bắn cấp tập vào căn cứ Phú Lợi. Sau 1 tiếng đồng hồ nã pháo, đơn vị ông được lệnh tiến công. Trên các hướng khác nhau, quân ta đồng loạt nổ súng, dùng bộc phá, mìn quét, đánh cửa mở, phá hàng rào. Địch chống trả quyết liệt, đủ các loại súng trong công sự của chúng, bắn ra xối xả.

Lúc này ông là trung đội phó; tại vị trí đơn vị đảm nhiệm, chưa có lối vào căn cứ địch, mọi người phải khẩn trương băng qua dãy thông hào trước mặt, bằng mọi cách vượt hàng rào thép gai, để tiến sâu vào bên trong. Hào thì băng qua dễ vì ở dưới sâu, còn vượt rào thép gai thì khó khăn hơn, bởi địch làm kiên cố, và trúng tầm đạn của chúng.Trước khí thế tiến công ồ ạt, đồng đội ông nhanh chóng vượt qua hào sâu; mỗi người thay nhau làm bệ đỡ, công kênh đồng đội trên vai, người này đứng trên vai người kia, để vọt qua hàng rào, bất chấp súng địch từ trong bắn ra. Sống và chết cách nhau trong gang tấc, nhưng ai cũng chỉ nhằm một hướng tiến công. Sau một lúc ghé vai cho đồng đội làm điểm tựa, ông cũng đứng trên vai người khác để chuẩn bị vượt qua hàng rào thép gai. Nhưng lúc ông vừa đứng lên, thì người đồng đội vượt trước ông, mới lọt qua hàng rào, đã trúng đạn, gục ngã ngay bên lưới thép. Ông nhanh chóng nhận ra người đồng đội đó là chiến sĩ, mới biên chế về đơn vị (quê Hà Nam Ninh). Nhìn người đồng chí của mình hi sinh trong chớp mắt, với tư thế ôm chặt khẩu súng AK trước ngực, mà lòng quặn thắt, nhưng không ai có thể đứng lại, bởi địch đang còn phía trước. Trong tình thế khẩn trương, ông và những người đồng đội khác phải kìm nén nỗi đau, căm giận, nhảy qua xác đồng đội vừa hi sinh, để tiếp tục vượt lên, tiến sâu vào căn cứ của địch.

Ở những vị trí khác, quân ta đã mở được lối vào, bộ binh rầm rầm tiến theo xe tăng. Địch trong các hầm ngầm, bị quạt súng phun lửa phải chui lên hàng. Nhiều tên địch sợ hãi, cởi đồ lính, mặc áo thường dân, chạy trong đám loạn quân. Nhà giam Phú Lợi được mở cửa, tù nhân ào ra trong niềm sung sướng. Hơn 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, đơn vị ông đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Phú Lợi… Trên đường tiến quân vào trung tâm Sài Gòn, hai bên đường rợp cờ hoa, tin chiến thắng lan nhanh toàn đơn vị. Anh em chiến sĩ, trên xe, đồng loạt hô vang: “Sài Gòn giải phóng rồi! Sài Gòn giải phóng rồi !”…       

40 năm trôi qua, niềm vui sướng đó của người lính chiến, của toàn quân và của cả dân tộc vẫn đang còn lan toả, vỡ oà trong dòng hồi tưởng của người CCB. Đan xen trong niềm vui ấy là cảm giác nhớ thương đồng đội – những người bạn một thời sát cánh cùng ông trên các chiến trường, đã ngã xuống, ngay cả trước giờ chiến thắng. Hàng chục năm rời quân ngũ về với cuộc sống đời thường, nhưng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, “thần tốc” năm ấy, trong ông vẫn không hề phai nhạt. Những ngày này, một số bạn bè chiến đấu của ông ở Thanh Chương đã lên xe trở lại chiến trường xưa; bản thân dù chưa về thăm những nơi đó được, nhưng trong trái tim CCB của Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, Trần Hữu Thìn , ký ức về “mùa Xuân đại thắng” vẫn còn nóng hổi từng giờ, từng phút.

                                          Huy Thư – Nghệ An



  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65174922

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July