Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Huyền bí tục thờ phụng “cá ông” - đấng linh thiêng cứu ngư dân thoát chết trên biển Huyền bí tục thờ phụng “cá ông” - đấng linh thiêng cứu ngư dân thoát chết trên biển , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ bao đời nay, cư dân lênh đênh trên biển cả mênh mông, ngày đêm đánh bắt hải sản, lúc gặp sóng to, gió lớn mà tai qua nạn khỏi một cách không ngờ tới thì họ càng tin vào một đấng thần linh chở che, phù hộ cho mình.


Đền làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) có lịch sử hơn 300 năm.
Đền làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) có lịch sử hơn 300 năm.
 

Ở làng Hiếu (phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò, Nghệ An), có một ngôi đền có lịch sử hơn 300 năm là nơi cư dân miệt biển Cửa Hội chọn để lưu giữ xương cốt, thợ phụng “cá ông” với sứ mệnh cứu rỗi con người giữa trùng khơi..

“Cá ông” cứu người

Cách Cửa Hội, nơi sông Lam nhập vào biển Đông, chừng hơn cây số, đền làng Hiếu tọa lạc giữa chốn dân cư yên bình. Cách đây nhiều thế kỷ, dân bản xứ chuyên nghề đánh bắt hải sản với những tập tục đặc trưng của người miệt biển. “Cá ông” (cá Voi) được tôn thờ như đấng linh thiêng đã cứu ngư dân thoát chết ngoài biển khơi. Nhiều câu chuyện kỳ bí về “cá ông” cứu nạn được các bậc tiền nhân kể lại.

Chuyện kể rằng, ngày trước có một nhà giàu ở trấn Nghệ An, làm nghề lái buôn, hay làm việc thiện. Ông thường cho thuyền từ cửa Hội đi vào trong Nam, ngoài Bắc chở hàng về bán lấy tiền cứu người nghèo. Một hôm, thuyền đang giong buồm quay về Cửa Hội thì tên vừa được thuê chèo thuyền mới lộ bộ mặt thật là tay trộm cướp, nhân đêm tối đã đẩy ông chủ xuống biển. Người lái buôn chìm nổi trong làn sóng dữ thì đụng một con cá lớn, liền bám vào. Cá liền giương vây bơi nhanh như tên bắn. Đến nửa đêm, cá nghiêng mình thả người lái buôn xuống biển Cửa Hội. Người lái buôn cúi đầu tạ ơn cá, rồi tìm đường về... Sau đó, người lái buôn dựng nhà nơi Cửa Hội và thường vớt xác “cá ông” trôi dạt vào bờ để chôn cất, tôn thờ cẩn thận.

Ông Trần Bạch Mai (82 tuổi, Trưởng Ban quản lý đền làng Hiếu) kể, vùng Cửa Hội thường xuất hiện một “cá ông” to như chiếc tàu, đã cứu vớt được rất nhiều ngư dân gặp nạn. Khi “cá ông” này mất, xác trôi vào bờ, phải dùng tới 30 đôi chiếu mới đắp mà vẫn không hết. Lễ an táng “cá ông” được dân làng tổ chức rất to. Bộ xương được cất táng vào lăng chính của khu nghĩa trang ngư ông cạnh đền làng Hiếu và gọi là ngọc cốt, được tôn thờ như thần của dân làng Hiếu. Mỗi năm, ngư dân rước hồn “cá ông” ra biển Cửa Hội để hóa vào đàn “cá ông” hậu duệ chuyên cứu giúp ngư dân gặp nạn trên biển Đông...

"Cho đến tận bây giờ, người dân đi biển vẫn hết sức sùng kính cá voi. Nếu ai phát hiện cá voi chết dạt vào bờ thì người đó có trách nhiệm chịu tang, còn việc mai táng cá voi do cộng đồng thực hiện, với nghi thức hết sức tôn nghiêm. Hiện trong chính điện đền làng Hiếu, xương cốt “cá ông” tiền bối được để trong hộp bọc vải đỏ", ông Mai cho biết. Ở đền làng Hiếu, ngư dân chọn vị trí trang trọng bên phải ngôi đền lập nghĩa trang “cá ông”. Những xác “cá ông” to, nhỏ đều được quy tập về chôn cất và thờ cúng tại đền. Tổng cộng hiện nay có 89 ngôi mộ “cá ông” được xây bằng ximăng, phía dưới vẫn còn xương cốt.

Ông Trần Bạch Mai - người lưu giữ nhiều câu chuyện huyền bí về đền làng Hiếu.

Dân làng Hiếu cứu người đi biển

Theo các tư liệu lịch sử về Nghệ An, từ thế kỷ thứ X - XIV, Cửa Hội là một trong những cửa lạch có nhiều thuyền trong và ngoài nước qua lại buôn bán, đánh bắt hải sản. Dân cư được hình thành từ thế kỷ thứ XIV về sau đều bắt nguồn từ công tác khai khẩn đất hoang và đánh bắt hải sản của cư dân nhiều nơi khác đến sinh sống. Từ đó, người dân nơi đây đã lập nên các đền chùa, miếu mạo để thờ phụng như: Chùa Hói Trai thờ Phật, điện Tam Tòa thờ Đức thánh mẫu, miếu cá ông thờ “cá ông” và đền làng Hiếu.

Lịch sử ngôi đền làng Hiếu cũng khá đặc biệt, khi có sự tham gia đóng góp của người Trung Quốc từng chịu ơn người Việt. Theo các cụ cao niên, thời đó, ngư dân đi biển chịu rất nhiều rủi ro, tổn thất vì thiên tai. Mỗi lần gặp gió bão là cả làng trắng khăn tang. Mỗi khi có thiên tai, thấy người bị nạn, ngư dân ven biển Cửa Hội không quản hiểm nguy chèo thuyền, mảng ra cứu người, vớt xác. Nhiều tàu buôn Trung Quốc gặp nạn đã được ngư dân Nghệ An cứu giúp. Cảm ân nghĩa của ngư dân Nghệ An, khi biết người dân chuẩn bị xây dựng ngôi đền gần cửa biển thờ phụng các vị thần linh mong được che chở cho các chuyến đi biển an toàn, may mắn, các tàu buôn Trung Quốc đã tự nguyện đóng góp một phần kinh phí để xây dựng đền.

Sau khi đền khánh thành, mỗi khi có dịp qua lại, các thương lái người Trung Quốc đều vào đền dâng hương tỏ lòng thành kính. Trong kí ức của người dân Cửa Hội xưa, đền làng Hiếu có kiến trúc chữ tam với ba tòa thượng, trung, hạ điện; mái cong đầu đao hình rồng, có tắc môn, câu đối và nhiều đồ tế khí. Trải qua bom đạn chiến tranh, đền đã bị tàn phá chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.

Sau này, các cụ cao niên bàn bạc cách phục hồi lại đền làng Hiếu. Thế nhưng, cái khó là gốc tích, các đạo sắc phong cho đền đã bị lưu lạc. Ông Trần Bạch Mai nhớ lại: “Phải mất rất nhiều năm, chúng tôi mới tìm ra manh mối về người lưu giữ các đạo sắc phong. Thế nhưng, việc thuyết phục để được xem và xin lại sắc phong cho đền là không thể, bởi người giữ sắc phong một mực không đồng thuận. Rồi một ngày nọ, người đàn ông đó cảm nhận mình sắp chết liền bảo con gái đến gọi chúng tôi lên bàn giao sắc phong cho làng Hiếu”.

Các vị chức sắc trong làng đã tổ chức rước 6 đạo sắc phong, trong đó sắc phong xưa nhất có từ thời vua Cảnh Hưng năm 44 (1784) về đền. Sau khi đã có cơ sở, người dân đã xin chủ trương phục hồi lại đền và vào năm 2013 đã khánh thành công trình phục hồi đền làng Hiếu với tổng kinh phí gần 4 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Đền làng Hiếu ngày nay đã được xây dựng khang trang, nhưng vẫn giữ được phong cách cổ kính của đền xưa, trong đó còn lưu giữ 6 đạo sắc phong, nhiều đồ tế khí, tượng pháp xưa. Các ban thờ được bố trí để thờ thần Cao Sơn Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn và Đức Phật. Lễ hội của đền được tổ chức hai năm một lần vào rằm tháng ba âm lịch. Gắn liền với lễ hội là lễ rước kiệu thần từ đền ra biển và lễ cầu ngư.

Xung quanh ngôi đền làng Hiếu vẫn còn nhiều huyền thoại lưu truyền về sự linh thiêng của đền. Người dân đi biển đến đền cầu bình an, may mắn trong mỗi chuyến ra khơi, nhiều người đau ốm cũng đến đền để xin sức khỏe, còn những người mạo phạm đến thần thì bị trừng phạt. "Ngày trước, có một số người đập phá đền, những người này đều nhận những điều bất hạnh này khác. Cái này tôi nghe dân gian nói như vậy, song không biết thế nào", ông Trần Bạch Mai nói. Và nay, vào ngày rằm, mồng một, hay dịp lễ tết, đền làng Hiếu có lúc thu hút tới hơn 400 người; nhiều người xa tận Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu... cũng tới thắp hương, chiêm bái cầu mong sức khỏe, an lành.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1135456#ixzz3XrHoC38p 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65174042

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July