Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện người phụ nữ Thái Lan được phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng Chuyện người phụ nữ Thái Lan được phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Từ quê hương Thái Lan, mẹ theo chồng về Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 5 người con của mẹ tòng quân ra trận thì 2 người nằm lại chiến trường. Năm 2014, mẹ được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

 

Mẹ Việt Nam anh hùng Tống Thị Hiền.
Mẹ Việt Nam anh hùng Tống Thị Hiền.

Trong ngôi nhà tình nghĩa ở khối Đồng Tâm 2 (phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An), mẹ Tống Thị Hiền (SN 1921) sống giản dị một mình, các con của mẹ sống gần đó vẫn thường xuyên chạy qua chăm nom. Năm 2014, mẹ vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước dành cho những hi sinh thầm lặng, lớn lao của mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Mẹ Hiền thuở con gái có tên là Khăm Xóm Chèm Chăn, sinh ra ở Xà Vàng, Xà Cồn, Thái Lan. Cô gái Thái Lan xinh đẹp bén duyên với chàng trai Việt Nam Tống Văn Hiền (SN 1921) vốn theo gia đình sang Thái Lan sinh sống từ nhỏ.

Năm 1960, Đảng và Bác Hồ vận động kiều bào Thái Lan về Việt Nam xây dựng quê hương. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn ác liệt nhưng ông Tống Văn Hiền vẫn quyết định đưa cả gia đình về xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh). “Thuyền theo lái”, bà cùng 6 người con rời Thái Lan về Việt Nam với chồng. Năm 1962, cả gia đình bà Hiền dắt díu nhau lên vùng Phủ Quỳ (Nghệ An) xây dựng kinh tế mới.

“Hồi về Việt Nam mẹ mới bập bẹ được đôi từ tiếng Việt, hầu như giao tiếp với người ngoài phải nhờ chồng con. Thấy mãi thế này không ổn, mẹ quyết tâm học tiếng Việt. Học từ chồng, từ con, từ hàng xóm. 5 năm sau, mẹ đã có thể nói tiếng Việt như người Việt Nam”, mẹ Hiền kể.

 

Mẹ Việt Nam anh hùng Tống Thị Hiền.
Danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước dành cho những cống hiến, hi sinh của mẹ Tống Thị Hiền trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dưng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Năm 1963, người con trai đầu của mẹ - anh Tống Văn Hiếu (SN 1943) lên đường nhập ngũ. Chỉ 2 năm sau anh Hiếu hi sinh trong một trận đánh ở Rú Nài (Tp. Hà Tĩnh), mãi 4 năm sau mẹ mới nhận được giấy báo tử của anh. Mỗi khi nhớ về anh mẹ lại khóc: “Ngày con lên đường mẹ dúi vào tay hắn 10 đồng để phòng khi cần đến mà dùng nhưng hắn nhất định không nhận. Hắn bảo mẹ giữ lấy mà lo cho các em rồi chỉ xin cái khăn Thái của bà ngoại để làm kỷ niệm. Hắn đi chiến đấu rồi hi sinh, chưa về thăm mẹ, thăm em được lần nào”.

Ngày nhận được giấy báo tử của anh Hiếu, ông Hiền đổ bệnh rồi qua đời sau đó ít lâu, để lại cho mẹ mấy đứa con dại mà đứa út mới hơn 9 tháng tuổi.

Năm 1968, mẹ tiễn người con trai thứ hai Tống Văn San tòng quân. Hai năm sau, người con thứ 3 Tống Văn Xiên lại tiếp bước hai anh. Năm 1972, anh Xiên hi sinh ở chiến trường Lào. Chỉ trong một thời gian ngắn, mẹ mất đi hai đứa con trai và người chồng yêu quý. Đau đớn tưởng như mẹ có thể ngã quỵ nhưng rồi nén nỗi đau vào trong, mẹ quần quật làm việc để nuôi các con, để quên đi nỗi đau đớn, mất mát.

 

Mẹ Hiền bên di ảnh của liệt sỹ Tống Văn Xiên
Mẹ Hiền bên di ảnh của liệt sỹ Tống Văn Xiên

 

Sinh con trong thời loạn lạc, mẹ cũng muốn giữ con lại bên mình nhưng Tổ quốc cần các con của mẹ. 2 người con của mẹ là Tống Văn Ước và Tống Thị Nang lại tiếp bước các anh, xung phong ra trận tuyến. Mẹ sợ điều không may lại đến nhưng mẹ không giữ con lại. “Mất đi núm ruột của mình, mẹ đau đớn lắm nhưng con mẹ ra đi vì nước, vì dân và ngã xuống vì nền độc lập của nước nhà. Mẹ đau, mẹ thương các con lắm nhưng mẹ tự hào vì các con của mẹ đã đóng góp cho hòa bình của đất nước”, mẹ Hiền tâm sự.

Vượt qua nỗi đau về sự mất mát, mẹ dồn hết tâm huyết để chăm sóc các con và hoàn thành nhiệm vụ của một người cán bộ xóm. Hiện hài cốt của liệt sỹ Tống Văn Hiếu đã được quy tập về Nghĩa trang liệt sỹ thị xã Thái Hòa. Liệt sỹ Tống Văn Xiên yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Việt – Lào (huyện Anh Sơn, Nghệ An). 94 tuổi đời, 55 năm mẹ sống ở Việt Nam, trở thành người con của nước Việt Nam, người mẹ Việt Nam. Năm 2014, mẹ Tống Thị Hiền được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng như một lời tri ân cho những hi sinh, mất mát của người phụ nữ Thái Lan ấy.

Ông Trần Tử Minh – Trưởng phòng LĐ-TB-XH thị xã Thái Hòa cho biết: “Đối với trường hợp của liệt sỹ Tống Văn Hiếu, phòng đã gửi hồ sơ đề nghị tặng Bằng Tổ quốc ghi công lên Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, tất cả các chế độ liên quan đến liệt sỹ Hiếu đều được đảm bảo”.

 

Hiện giờ, ở tuổi xưa nay hiếm, mẹ sống bình yên và giản dị trong ngôi nhà tình nghĩa do Nhà nước xây tặng. “Nhà nước tặng mẹ danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ vui và tự hào lắm. Mẹ tự hào vì các con mẹ đã ra đi vì nghĩa lớn. Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương rất quan tâm đến mẹ, mẹ không có gì phải phàn nàn nhưng thằng Hiếu hi sinh gần 50 năm rồi nhưng vẫn chưa được tặng cái Bằng Tổ quốc ghi công. Đối với mẹ, đó không phải là tờ giấy mà là sự ghi nhận của đất nước đối với xương máu của con mẹ”, giọng mẹ như trầm xuống.

 

Hơn nửa thế kỷ xa nơi chôn nhau cắt rốn, mẹ mới về thăm quê được 2 lần. “Lá rụng về cội”, mẹ cũng nhớ quê hương bản quán của mình nhưng Việt Nam là một phần cuộc đời của mẹ, là nơi các con mẹ đã hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh xương máu để bảo vệ. Bởi vậy, đối với mẹ, Việt Nam là quê hương thứ hai của mình, là nơi cho mẹ cuộc sống nhiều đau thương nhưng cũng rất đỗi tự hào. “Mẹ là mẹ Việt Nam”, mẹ nở nụ cười hiền từ.

Hoàng Lam

 http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-nguoi-phu-nu-thai-lan-duoc-phong-tang-me-viet-nam-anh-hung-1059970.htm


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66113682

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July