Trở lại trang trại của anh Võ Văn Thủy, Xã Nghi Công Bắc , huyện Nghi Lộc , Tỉnh Nghệ An- Người nông dân gầy gò đầy nghị lực ấy đã làm tôi kinh ngạc và vô cùng phấn khởi.Trước mắt tôi bạt ngàn cam chín mọng, đang mùa thu hoạch. Đàn gà chạy hối hả trong tiếng mõ, gọi ăn…
Đón chúng tôi, vợ chồng anh Võ Văn Thủy và chị Hoàng Thị Lan vui vẻ, cởi mở, như gặp lại người thân. Anh kể:
- Vườn cam năm nay năng suất hơn năm ngoái chị ạ. Có cây lên tới 100kg.Dự trù thu hoạch 3 tấn cam, khoảng 300 triệu đồng- Một con số không nhỏ so với một gia đình thuần nông-10 tấn chanh trị giá 150 triệu; 2 tấn lúa chủ yếu để nuôi gà- và 500 con gà thịt, sẽ xuất chồng từ nay đến tết nguyên đán 2015; 100con gà đẻ trứng; rừng bạch đàn….
- Năm nay, tôi và 10 hộ dân, vùng kinh tế Tam Tòa, đã làm được một con đường vào trang trại-Con đường mồ hôi và nước mắt - dài hơn 1000m, rộng 7 m. Các hộ dân đóng góp công lao động và hỗ trợ 300 nghìn (để liên hoan khánh thành đường). Một mình anh Thủy thuê máy húc, máy ủi, máy xúc , máy đào, xe chở đất. Riêng tiền thuê xe đổ đất đã hết 30 triệu… Mệt nhọc mà chẳng được một lời động viên , lại bị xã gây khó dễ đấy…Không khí bỗng lắng xuống. Anh Thủy trầm ngâm, ngồi im không nói gì.
- Vì sao? Tôi ngạc nhiên hỏi
- Cán bộ địa chính xã Nghi Công Bắc huyện Nghi Lộc, công an viên đòi đình chỉ không cho làm tiếp con đường vào trang trại của gần 30 hộ dân vùng kinh tế mới…
- Tại sao lại đình chỉ?
- Họ bảo: các anh tự động làm đường không báo với xã. Chị nghĩ xem, đất rừng trong bìa đất của tôi, cây tôi trồng phải chặt , sao phải báo cáo ? Thực tình tôi không hiểu. Trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới, nhà nước còn lo cùng dân làm đường to đẹp hơn. Vậy mà…
Được biết vùng kinh tế mới năm 1995, huyện Nghi Lộc kêu gọi, khuyến khích cho 800 nghìn đồng /hộ mà không ai muốn vào. Gia đình tôi đi trước chủ trương, không được hưởng sự khuyến khích của huyện. May mà lâm trường Nghi Lộc đến tận nơi, biết được tôi đang trồng 30 ha rừng, nên đã hỗ trợ cây giống. Tôi phải khai phá, 10 năm xây dựng cơ ngơi , mới có thu nhập. Nhớ lại ngày đầu hai vợ chồng không khỏi bùi ngùi; Họ phải gửi con cho ông bà, đưa nhau vào rừng khai hoang. Với 4 bàn tay lao động và một quyết tâm sắt đá. Mỗi cây cam, chanh, vải, … đều tưới bằng mồ hôi cả đấy chị ạ. Phải chăng vì thế mà cây không phụ lòng người? Trái cam giống chiết từ cam xã Đoài, cho vị ngọt thơm ngon, mọng nước?
Theo tấm gương lao động quên mình của anh, nhiều gia đình đã vào đây lập nghiệp và cũng thành công như anh...
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của anh là gì?
- Cái khó nhất là đường đi lại không thuận lợi. Các trang trại trồng cam, chanh, đến mùa thu hoạch phải mang ra Nghi Diên, đến tận huyện hoặc các chợ để bán. Các thương lái ép giá. Sản lượng nhiều mà thu nhập chẳng bao nhiêu.
- Tiềm năng phát triển kinh tế nơi đây rất lớn. Hiện nay, các chủ trang trại đã bỏ vốn làm đường, xe 7 chỗ vào tận nơi. Nhưng lúc trời mưa lầy lội thì xe không thể vào được. Mong muốn lớn nhất của các chủ trang trang trại, nhà nước hỗ trợ cho vay xi măng, để làm đường, theo kiểu xây dựng nông thôn mới. Con đường kéo dài lên bờ đê, mất khoảng 100 triệu đồng.…
- Số tiền này lấy ở đâu? Tôi hỏi
- Anh Thủy cười nói: nếu huyện cho xi măng, các chủ trang trang góp được bao nhiêu công sức, tiền của, còn lại tôi sẽ lo hết…
Chia tay anh Võ Văn Thủy, trong lòng tôi giấy lên niềm cảm phục, trận trọng. Người chiến binh năm xưa, đang ngày đêm trăn trở, tìm cách xóa đói và làm giàu trên quê hương, bằng con đường chính đáng. Mong các cơ quan hữu quan nghe thấu được nguyện vọng của những người lao động chân chính nơi đây…
Bài và ảnh Hoàng Cẩm Thạch
--------- -------- -------- --------- -------- --------- ------- ------- --------- ----------
|