Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Ấm lòng người mẹ Ấm lòng người mẹ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean.vn) - Tính đến thời điểm này tỉnh Nghệ An đã truy tặng và phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 1.189 mẹ. Trong đó có 879 mẹ được phong tặng và truy tặng trước năm 2012 và có 20 mẹ còn sống. Kể từ năm 2013, thực hiện Nghị định 56 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã hoàn chỉnh hồ sơ và tiếp tục tổ chức đề nghị truy tặng và phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho  319 mẹ, trong đó có 47 mẹ đang còn sống.

 

 

Báo Nghệ An xin giới thiệu một số Bà mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh:

      Mẹ Nguyễn Thị Kim Oanh (TP Vinh): “Xin chia sẻ danh hiệu này với chồng tôi”. 

Trong  đợt phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đợt này, TP Vinh có một mẹ duy nhất còn sống, đó là mẹ Nguyễn Thị Kim Oanh ở khối 1 phường Hồng Sơn. Sinh năm 1932 ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, mẹ Oanh lập gia đình với ông Nguyễn Ngọc Hoan và sống ở phường Hồng Sơn từ những năm 1950. Mẹ Oanh có 9 người con, trong đó có 2 con là liệt sỹ. Đó là anh Nguyễn Ngọc Hà (SN 1958) và anh Nguyễn Ngọc Hải (SN 1960).

Cả anh Hà và anh Hải đều nhập ngũ năm 1978, thời điểm xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam.  Lúc đó,cả hai anh đều đang là sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Vinh. Tháng 2/1979, trong một lần đi trinh sát, tiểu đội của anh Hà bị Kh’mer  Đỏ phục kích, nhiều đồng đội của anh hy sinh tại chỗ, còn anh bị thương nặng và được đồng đội đưa về đơn vị. Sau đó, anh được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn điều trị nhưng do vết thương quá nặng, anh đã không qua khỏi. Đón nhận tin dữ đầu tiên nhưng mẹ Oanh nén nỗi đau, thường xuyên viết thư động viên anh Hải tiếp tục dũng cảm, kiên cường, vững chắc tay súng nơi tiền tuyến. Hai năm sau đó, đoàn xe hành quân của anh Hải cũng bị địch phục kích, anh hy sinh khi tay đang nắm chặt vô lăng.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim Oanh
Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim Oanh

Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, nhưng mẹ Oanh vẫn không suy sụp, bởi bên mẹ còn có chồng và 6 người con (một người con gái của mẹ mất vì bệnh khi chưa đầy năm). Những năm chiến tranh cũng như thời gian sau này, ngoài công việc thợ may của HTX Trung Thành, mẹ Oanh còn cùng ông Hoan (là giáo viên cấp 2) làm đủ nghề như chạy chợ, sửa xe… để nuôi các con ăn học. Trước sự tần tảo của mẹ, sự ân cần mà nghiêm khắc của cha, cả 6 người con của mẹ Oanh đều chăm chỉ học hành, giúp đỡ bố mẹ trong công việc và đều thi đỗ vào các trường Đại học. Chị Nguyễn Thị Hương (SN 1973) – Giáo viên Trường THCS Hà Huy Tập, con gái của mẹ Oanh kể: “Tuy đã lao tâm khổ tứ vì chúng tôi nhưng chưa bao giờ mẹ than thở, mà thường kể về tấm gương hy sinh của anh Hà, anh Hải và dặn chúng tôi coi đó là động lực để vươn lên học tập, công tác”.

Đầu năm 2014, mẹ Oanh được các cấp chính quyền làm hồ sơ đề nghị công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhưng khi chưa có quyết định chính thức tháng 7/2014, một nỗi đau khác ập đến khi mà ông Hoan, người chồng đã cùng mẹ chia ngọt sẻ bùi hơn 60 năm qua cũng về nơi chín suối. 3 tháng sau đó, tháng 10/2014, mẹ Oanh mới nhận được quyết định công nhận bà mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ tâm sự: "Tui muốn chia sẻ danh hiệu này cùng ông nhà tôi, người đã luôn bên cạnh tui, động viên, cùng tui vượt qua mọi khó khăn, mất mát để nuôi dạy các con nên người”.  

Mẹ Lê Thị Bốn (huyện Đô Lương): Thằng Thỉ, thằng Kỷ chắc cũng thấy an lòng!

Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bốn cùng các con
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bốn cùng các con

Theo sự giới thiệu của ông Đào Văn Tài  Chủ tịch UBND xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, chúng tôi tìm đến gia đình cụ bà Lê Thị Bốn ở xóm Trần Phú, vào một ngày giữa đông. Cụ Bốn năm nay đã 94 tuổi. Mắt cụ đã mờ hẳn, tai cũng không còn tỏ. Mỗi khi đi lại cụ cần có người dìu. Vậy nhưng điều khiến nhiều người bất ngờ là cụ Bốn vẫn rất minh mẫn. Cụ có trí nhớ mà ít ai ở tuổi này có được. Cụ nói rằng, sinh ra trong gia đình thuần nông, cái đói, cái nghèo đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Rồi thiên tai, chiến tranh cái bụng chưa khi nào hết lo. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công như một luồng gió mới đổi đời cho nhiều số phận. Cụ Lê Thị Bốn cười móm mém: “Cũng nỏ biết răng nhưng khi nớ thấy vui lắm, phấn khởi vô cùng.”

Cụ Lê Thị Bốn sinh được 9 người con, 4 trai, 5 gái. Năm 1964, sau khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc nước ta, mảnh đất Đô Lương trở thành trọng điểm ném bom của đế quốc Mỹ. Năm 1967, vào ngày 20 tháng 5 trong một trận oanh tạc của không quân Mỹ, hàng chục người ở ngôi làng Trần Phú bé nhỏ đã bị sát hại. Và cũng trong cái ngày hè ảm đạm ấy, người mẹ Lê Thị Bốn đã đứt ruột vì mất 2 đứa con, đó là con trai Bùi Hữu Tiến và con gái Bùi Thị Tứ. Ngay sau sự kiện đau thương ấy, những người con khác của cụ Bốn lần lượt đi bộ đội, vào chiến trường và tất cả hướng đến mục tiêu để góp phần đòi lại công lý, giữ gìn yên bình cho làng quê. Nhưng rồi 2 con trai của cụ Bốn đã mãi mãi nằm lại ở chiến trường. Đó là liệt sỹ Nguyễn Hữu Thỉ và Nguyễn Hữu Kỷ lần lượt hy sinh vào các năm 1970, 1971 ở chiến trường phía nam. Và cho đến nay cả hai liệt sỹ đều chưa tìm được phần mộ. Sự mất mát không gì bù đắp được của những đứa con đứt ruột sinh ra khiến cụ Bốn suy sụp. Sự héo hắt của người mẹ mất con làm cho đôi mắt của cụ mờ dần rồi đục hẳn.

Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bốn cùng con trai Bùi Hữu Nam
Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bốn cùng con trai Bùi Hữu Nam

Chiến tranh qua đi, cụ sống với chị Bùi Thị Bưởi – người con gái thứ 7. Chị Bưởi không lấy chồng mà ở vậy chăm sóc mẹ. 94 tuổi cụ Lê Thị Bốn đã nếm trải đủ nỗi truân chuyên của cuộc đời. Được tin mình được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cụ Bốn trải lòng: “Đời ngài sinh ra đã khổ. Con nậy đi bộ đội rồi không về. Nay được Đảng và Nhà nước quan tâm, mình được ấm lòng, được an ủi những năm tháng cuối đời. Thằng Thỉ, thằng Kỷ chắc cũng thấy an lòng. Mình còn sống được ngày mô được Nhà nước giúp ngày đó. Mừng lắm”.

Tính đến thời điểm này tỉnh Nghệ An đã truy tặng và phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 1.189 mẹ. Trong đó có 879 mẹ được phong tặng và truy tặng trước năm 2012 và có 20 mẹ còn sống. Kể từ năm 2013, thực hiện Nghị định 56 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã hoàn chỉnh hồ sơ và tiếp tục đề nghị truy tặng và phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho  319 mẹ, trong đó có 47 mẹ đang còn sống. Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước về sự hy sinh lớn lao của các gia đình đã không tiếc máu xương, vì nền độc lập tự do của dân tộc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.  Trong tâm trạng bùi ngùi xúc động vì mẹ mình được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong dịp này, ông Trần Văn Tuấn ở khối 5 phường Hồng Sơn cho biết: Những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm, các anh tôi đều đã xung phong ra trận và đã có 2 anh nằm lại ở chiến trường. Đó là anh Trần Văn Lương và Trần Văn Toàn. Dù nay mẹ tôi đã mất, nhưng sự vinh danh của Đảng và Nhà nước có ý rất lớn đối với gia đình. Dưới suối vàng chắc mẹ và các anh của tôi cũng thấy ấm lòng.

Ông Nguyễn Đăng Dương – Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Nghệ An cho biết, việc thực hiện Nghị định 56/2103 ngày 22/5/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ở Nghệ An đã tiến hành rất khẩn trương và đồng bộ, thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

                    Minh Quân - Đào Tuấn

Theo Baonghean.vn



  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66096506

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July