Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Từ đam mê hạt lúa… Từ đam mê hạt lúa… , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean) - Ông Phan Văn Hoà ở xã Vĩnh Thành (Yên Thành) vốn được biết đến là tác giả của giống lúa AC5, VH1; sản xuất thành công trà uống bằng cây lúa tím thảo dược. Năm 2014, ông vinh dự được Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam tặng “Bằng tôn vinh nhân tài đất Việt”. PV Báo Nghệ An đã có cuộc trò chuyện với ông về hành trình đi tìm các giống lúa mới.

- Năm 2008, giống lúa AC5 của Công ty TNHH Vĩnh Hoà được Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tặng Cúp "Sản phẩm xuất sắc gạo xứ Nghệ”. Ông có thể cho biết về hành trình đi tìm giống lúa trở thành “thương hiệu gạo xứ Nghệ” này?

- Năm 1984, xuất ngũ trở về quê, tôi thầu 5 ha ruộng ở cánh đồng Hói Sác, chủ yếu gieo cấy lúa lai nhưng tính ra vẫn thua lỗ. Lý do là giống tuy năng suất cao, nhưng phẩm cấp kém, không chủ động khâu giống. Tôi nghĩ, phải tìm các giống lúa thuần vừa rẻ, vừa có năng suất, chất lượng cao để thay thế giống lai. Năm 1988, tôi tìm đến Trung tâm Khảo nghiệm giống Yên Thành và đưa về khảo nghiệm được gần 20 loại giống, nhưng đều không thành công. Trong một lần xem tivi, được biết đến Giáo sư - Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, người chuyên nghiên cứu di truyền học và tạo giống cây trồng. 

Tôi đã lặn lội ra Hà Nội tìm gặp và được giáo sư dẫn đến Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm xin 16 loại giống lúa để về tự khảo nghiệm, nhưng vẫn thất bại. Năm 2001, tôi lại ra Hà Nội và được cấp thêm 5 loại giống khác (trong đó có AC5) để khảo nghiệm. Xin nói thêm, giống lúa AC5 là giống lúa thơm do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo, được khảo nghiệm tại nhiều địa phương, nhưng hầu hết đã thất bại, Viện có ý bỏ, nhưng vẫn đưa cho tôi 0,5kg giống AC 5 về làm thử. Qua bao gian nan, cuối cùng, tôi cũng đã trồng khảo nghiệm thành công. Năm 2002, tôi thành lập Công ty TNHH Vĩnh Hòa và nhân được giống AC5 tại một số xã của Yên Thành, Đô Lương… Đến nay, giống lúa này đã “phủ” trên hàng chục nghìn ha ở khắp mọi miền đất nước, hàng năm, thương hiệu gạo xứ Nghệ giống AC5 đã cung ứng hơn 3.000 tấn gạo trên thị trường. Gạo AC5 thương phẩm của tôi được coi là “gạo sạch”, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) đã cho kết quả: dư lượng thuốc BVTV, chì và nitrat thấp hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, ngày càng nhiều người lựa chọn loại gạo “sạch” này. 

Ông Phạm Văn Hòa

Ông Phạm Văn Hòa

 

- Sau khi thành công với giống lúa thuần chủng AC5, ông lại gây bất ngờ khi biến hạt gạo trắng thành màu tím gọi là “gạo thảo dược” có tiếng vang cả nước. Bí quyết để tạo nên “phép màu” này là gì, thưa ông?

- Từ lâu tôi ấp ủ lai tạo ra giống lúa dinh dưỡng, thảo dược có chức năng kháng bệnh cho con người. Năm 2005, hầu như thời gian tôi chỉ dành cho việc nghiên cứu, rồi ra ruộng lai các giống lúa với nhau, cuối cùng tôi đã lai tạo được hai bông lúa màu tím và gieo ra chừng 4m2. Vì là giống gạo rất mới, lại có màu tím, nên lúc đầu để người dân tiếp nhận cũng gặp nhiều khó khăn. Tôi giải thích rồi phải ký cam kết nếu hỏng sẽ đền năng suất cả ruộng lúa họ mới chấp nhận. Vụ đầu lúa thảo dược đạt năng suất vượt trội (385kg/sào). Tôi thu mua với giá gấp rưỡi lúa thường, nên người dân rất phấn khởi. Năm 2008, tôi lấy tên công ty đặt cho giống lúa mới – giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), đến nay đã được nhân rộng ở Nghệ An và các tỉnh phía Nam, ở Lào với trên 3.000 ha. Do cước vận chuyển vào các tỉnh phía nam quá cao, nên tôi đã liên kết với chủ cơ sở Sản xuất & Thương mại lúa Hạt Ngọc An Giang tại TP. Long Xuyên để tiến hành quy trình từ sản xuất đến chế biến gạo thảo dược VH1 cung ứng trực tiếp cho thị trường giàu tiềm năng này.

- Vâng, tiếp đó ông tiến thêm một bước sản xuất thử trà thảo dược bằng… rơm rạ; rồi tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất chế biến trà thảo dược. Nhiều người cho như vậy là “liều”, ông có thấy mình “liều” khi có những quyết định táo bạo như thế không?

- Chuyện về sản xuất trà thảo dược cũng rất tình cờ. Năm 2013, tôi ra đồng thăm lúa thảo dược đang kỳ thu hoạch, vô tình ngắt cọng rạ thì thấy có màu tím dính ở tay. Tôi nghĩ màu tím ở thân rạ và rơm chắc chắn còn chứa nhiều hàm lượng Omega, có thể tận dụng để sản xuất trà. Tôi cắt cả bó lúa tím đưa ra Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng). Kết quả thử nghiệm ngày 3/10/2013 thật bất ngờ: cả 5 đơn vị hàm lượng Omega chính đều đạt cao; như Omega 6 đạt 22,0mg/100 gam, omega 9 đạt 68,4mg/100gam, sắt đạt 37,94mg/100gam, canxi 120mg/kg… có thể sản xuất trà. Tôi lập tức làm tờ trình xin chính quyền huyện Yên Thành cho thuê đất xây dựng nhà máy chế biến trà túi lọc thảo dược… Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường đã đến thăm và làm việc với công ty chúng tôi, sau đó có thông báo kết luận giao cho các ngành liên quan phối hợp với công ty tiến hành làm các thủ tục cần thiết trước khi tổ chức sản xuất “Trà gạo thảo dược Vĩnh Hòa”. Đầu tháng 6/2014, tôi cho sản xuất mẻ đầu tiên bán ở phạm vi hẹp để thăm dò thị trường, sản phẩm được nhiều người ưa chuộng. Hiện tôi đang tiến hành xây dựng nhà máy chế biến trà thảo dược với tổng đầu tư trên 3 tỷ đồng, sẽ tạo việc làm cho khoảng gần 100 lao động. 

- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này và hy vọng ông sẽ tiếp tục lai tạo thành công thêm những giống lúa quý! 

Văn Trường

Theo Baonghean.vn:

http://baonghean.vn/kinh-te/201412/tu-dam-me-hat-lua-566255/

 


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66096314

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July