Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  NGƯỜI ĐI VỀ NÚI BUÔNG MÀNH Tùy bút của LÊ BÁ DƯƠNG NGƯỜI ĐI VỀ NÚI BUÔNG MÀNH Tùy bút của LÊ BÁ DƯƠNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

NGƯỜI ĐI VỀ NÚI BUÔNG MÀNH 
(Thay nén hương lòng, tiễn đồng đội Võ Văn Thiêm - 12,10/1950 - 27/11/2014) 
11 giờ ngày 20/11/2014: Từ khoa điều trị ung biếu – TP Hồ Chí Minh, anh Võ Văn Thiêm gọi điện thoại cho tôi. Vẫn ngữ điệu chân chất của một ngừoi lính gốc nông dân, anh khoe: Tôi giờ khỏe lắm rồi chú Lê Bá Dương ơi. Chú yên tâm nhé, mình là lính phải chiến đấu như rứa phải không chú.
Nghe một người dầm dề chiến đáu với bệnh ung thư gan hàng chục năm nay “khoe” vậy, linh cảm mách bảo cho tôi biết đang có một điều gì đó không còn ổn diễn ra. Tôi nhắc khéo anh: Vậy mới gọi là lính trung đoàn Xô Viết . Nhưng anh phải nhớ, đã là lính, là phải có mọi phương án…trong đó phương án thiết thực nhất để chú Dương yên lòng là bác phải nhắc cháu trai theo dõi thường xuyên và thông báo diễn tiến trận đánh của chiến sỹ Võ Văn Thiêm cho chú Dương nha. Anh cười rồi đùa: Tuân lệnh …chú 
6 giờ 50 phút sáng ngày 27/11/2014…Vẫn số điện thoại của anh Thiêm gọi vào máy tôi , nhưng tiếng người gọi lại là Võ Văn Quý, con trai anh ấy:
- Chú Dương ơi, bố cháu vừa “đi” lúc 6 giờ 40 phút . Theo lời bố cháu dặn, cháu gọi báo cho chú ngay...
Vâng, vậy là điều sẽ đến đã đến! Người lính, thương binh Võ Văn Thiêm, nguyên chiến sỹ bộ binh đại đội 2, tiểu đoàn 2, Trung đoàn 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là trung đoàn 27 Triệu Hải, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1) đã rời cõi tạm, theo đồng đội nhận nha một chuyến rong xa …
Theo di nguyện của anh, di hài anh được chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh về quê tại Lý Thành (Yên Thành, Nghệ An) nơi anh đã chuẩn bị trước cho mình một sinh phần khiêm nhường nơi lưng núi Truông Mành. Chắc chắn cái ngày 02/12/2014 (Mồng 11/10 Giáp Ngọ), Bà con cô bác quê anh, cùng đồng đội sẽ tự lòng mình mà đông đủ tiễn anh. Để trong nước mắt chia xa…người ta sẽ lại kể lại câu chuyện cổ tích về một con người – Võ Văn Thiêm!
Còn nhớ , năm 2001… tôi cũng nhận được một cuộc điện thoại bàn từ Nghệ An- Người gọi xưng tên: Tôi là Võ Văn Thiêm – lính C2 D2… Cùng tiểu đoàn, khác đại đội, chắc chắn chú Dương không nhớ tôi, nhưng tôi lại biết chú quá rõ. Tôi bươn chải cơm áo xứ người, nay về lại quê Lý Thành chọn đất Truông Mành lập trang trại … Điều ước của tôi là gặp được chú, chúng ta sẽ có nhiều chuyện để cùng làm …
Vâng, quả thật tôi không thể nhớ anh! Đơn giản như anh nói, là cùng đội hình tiểu đoàn, mà khác đại đội. Nhưng từ ngữ điệu chân chất của anh, tôi tin gặp nhau, chúng tôi sẽ có được những điều, những việc làm ân nghĩa theo đúng tâm chất người lính Nghệ. 
Và rồi, chính từ sức hút của cái dự báo ân nghĩa đồng đội đó, tôi đã mọ mẫm về Diễn Châu rủ thêm đồng đội Trần Cảnh Yên cùng lên Lý Thành .
Gặp nhau không hẹn mà chẳng bất ngờ… Chỉ sau một vòng ôm rất chặt kiểu lính, anh Thiêm kéo tuốt hai chúng tôi lên Truông Mành, nơi anh về thuê đất lập trang trại trồng rừng. Tại đây, trong cái nhà trại, anh tuyên bố: 
- Bữa ni hoàn toàn theo yêu cầu của chú Lê Bá Dương. Muốn mắc tăng, mắc võng có cả rừng cho mấy anh em ôn thời ngủ rừng. Cũng có cơm vắt, rau rừng, nhưng chỉ là để nhớ thôi, còn, gà vịt , ngan ngỗng không thiếu, kể cả chú muốn , tôi thịt gấu , thịt hươu đãi chú … Thì ra không như tôi nghĩ, anh Thiêm “thuộc” từ những hành vi trận mạc của tôi đến cả cái “tuổi thật” của tôi vốn thua anh ấy 3 năm, nhưng lại nhập ngũ trước anh ấy hơn một năm – đó là lý do anh ấy quý đến mức trọng vọng tôi, dẫu trong phân vai , anh gọi tôi là chú ...
Đêm đó bên nhau, sau chầu cơm phong cách lính tại trại… tôi trở thành cái cớ để anh dốc những kỷ niệm một thời cùng nhau trận mạc với tư cách quân giải phóng Băc Quảng Trị. Thôi thì từng địa danh “ba ba ba, ; Bốn linh Năm, Năm bốn bốn... Thu Bồn, Bảy nhà, O tròn, Con Thỏ , núi Năm Mồ , Khe Khi , suối La La , bãi Cù Đinh Ba Ze, đồi trực thăng ...đúng theo cách gọi tên của lính... Những khi cõng nhau vượt núi, những lúc vuốt nước mưa, chan nước mắt xếp đá chôn bạn mình...
Có điều lạ, những câu chuyện một thời: Đói cơm đói cả thư nhà, Người nằm lại khắp rừng già, rừng non... như không thiếu một tên ai cũng chiến hào, nhưng lại không một lời nói về mình... Chỉ đến lúc về khuya, khi anh thanh thản giấc sâu trong cánh võng ...Yên mới thủng thỉnh câu chuyện về Võ Văn Thiêm. 
Sinh năm Canh Dần (12/10/1950), tại Lý Thành , Yên Thành, Nghệ An . Đến tháng 9/1969, anh nông dân Võ Văn Thiêm nhập ngũ và bổ sung vào Tiểu đoàn 2 , Trung đoàn 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh lúc đó đang là trung đoàn chủ lực Mặt trận B5 chiến đấu trên chiến trường Đường 9, Quảng Trị. Tại đơn vị, qua những trận đánh lên đồi, xuống khe, hết quần nhau với Mỹ, lại vỗ mặt với Ngụy... anh được lính đại đội 2 nhắc đến với cái biệt danh “Thiêm liều” ...cho đến cuối năm 1970, anh bị thương rồi “mất tích” cho đến 30 năm sau, các đồng đội một thời với anh mới lại thấy anh đột ngột khoác ba lô về quê , với chút vốn gom góp sau mấy chục năm xuất ngũ bôn ba nghề tàu thuyền pha sông , anh thuê nguyên cả dãy núi Truông Mành, mở trang trại trồng rừng, “đánh thức” vùng Truông Gió-Treo Mành ở Lý Thành. Và chính từ “trận địa” mới , “đối tượng” tác chiến mới này, cuôckj làm giàu cho mình, cho quê của anh thương binh CCB Võ Văn Thiêm đã làm tốn rất nhiều “giấy mực” của giới truyền thông. Dẫu anh lặng lẽ, chẳng ổn ào, nhưng không qua nổi kỹ năng phát hiện của các nhà báo hình, báo nói, báo viết ... Trong đó , phải kể đến vệt bài nhiều kỳ trên báo An ninh thế giới... Trên văn hóa thể thao ... Báo Tiền phóng, báo Nhân dân, Báo Quân Đội.. nhắc đến anh với danh hiệu “ CCB tiến tiến, vượt khó làm giàu” toàn quốc... Đặc biệt là câu chuyện anh thương binh nặng Võ Văn Thiêm ngày lại ngày mang gạo, mắm tiền tiêu vặt về chăm chút cho Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Em ở xã Bảo Thành mà anh nhận nuôi dưỡng suốt đời... 
Trở lại câu chuyện ngày gặp nhau, sáng sau trong bữa cơm chia tay, Võ Văn Thiêm làm tôi bất ngờ khi tự anh hát trọn vẹn ca khúc “ Cờ Xô Viết bay” – một ca khúc truyền thống Trung đoàn do CCB Ngô Minh Hớn sáng tác năm 1968 , nhưng không phải ai cũng thuộc trọn vẹn. Lần đó , sau khi để tôi ghi âm lại lời hát mộc... anh dặn tôi: 
- Điều ước của tôi là có một lần mời được anh em cùng đơn vị về mắc võng trong trang trại bao nhiêu cũng được. Biết chú có thể tổ chức được, nhờ chú khâu nối lo chuyện tổ chức, phần hậu cần bác lo... 
Tin vào cái tâm thành của anh, nhưng mãi đến năm 2009, sau mấy cuộc “thử” nho nhỏ tại Quảng Trị, tôi mới lên kế hoạch chi tiết cho một cuộc gặp mặt theo đúng ý nguyện của anh. Đó là cuộc gặp mặt vào ngày 4/3/2009 . Ngày đó người dân vùng heo hút Lý Thành rất đỗi ngạc nhiên khi thấy từng chiếc xe ca, xe con lần lượt đổ về nhà “ông Thiêm” ... Đêm đó, gần 200 cựu đồng đội từ các địa phương bạn, đặc biệt là các đồng đội là Bộ đội địa phương, cựu du kích Quảng Trị được các gia đình ở Lý Thành đón về nhà , và sau đêm quân dân gặp lại...là cuộc giao lưu những người lính một thời . Chi phí cho cuộc gặp được tính bằng con, bằng tạ ( bò, lợn , gà vịt trên trang trại, cá dưới ao...gạo, nếp ruộng nhà ... ) đúng phong cách “ Binh cường, thực túc ư nông” ... 
Cuộc hội quân của anh và các đồng đội lần đó với tôi lại là cuộc thể nghiệm cho tôi làm cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc hành hương ĐƯA QUÊ HƯƠNG VÀO CHO ĐỒNG ĐỘI sau này . Trong đó những phương thức tổ chức ngủ rừng, đón bộ đội về nhà từ điều kiện thực tiễn về ăn, ở, đi lại ...sau này thành các chương trình ngủ rừng ĐÊM ẤM RỪNG ĐỒNG ĐỘI , chương trình ĐÓN BỘ ĐỘI VỀ LÀNG, chương trình HÒA ĐẤT NƯỚC SÔNG QUÊ VÀO LÒNG THẠCH HÃN... Với sự tham gia của 400 đến gần 800 đồng đội . Trong đó, như lời hứa của mình, liên tục các cuộc hành hương từ năm 2009- 2010- 2012, anh Võ Văn Thiêm lần nào cũng góp một khoản quỹ hương hỏa qua chương trình, tặng các đồng đội Quảng Trị, nơi một thời anh cùng đơn vị gắn bó. 
Có điều, chỉ riêng mình tôi biết, từ cuộc hành hương tháng 4/2009, lần nào anh cũng chỉ tham gia vào đến Quảng Trị, kịp thăm thắp hương cho anh em xong là quày quả quay về... kịp lên xe vào thẳng khoa ung bướu tại TP Hồ Chí Minh dưỡng bệnh . Cứ vậy, mỗi năm ít nhất 5 , 7 tháng anh lặng lẽ vừa chống chọi với bệnh hiểm nghèo... vừa bằng mọi cách lo nuôi dưỡng Mẹ VNAH cho đến ngày bà qua đời (2012) , không quên tham gia các cuộc gặp gỡ hương hoa cho đồng đội ...
Vậy nhưng có lẽ biết trước mình khó có thể qua cái hạn mức cuộc đời ...từ đầu năm đến nay, anh liên tục gọi điện nhắc tôi yên tâm và giữ kín chuyện sức khỏe của anh để anh phụ với anh em Ban liên lạc đồng đội lo tổ chức cuộc gặp mặt các thân nhân Liệt Sỹ trung đoàn 27 vào dịp 27/7/2015 tới. Anh nói chắc:
- Tôi phải sống đến ngày đó để làm thêm một lần nữa việc cần làm với anh em đồng đội! 
Vậy rồi như ngọn nến cháy đến giọt sáp cuối cùng... sau cuộc gọi trấn an tôi 4 ngày trước khi đi xa... giọt nến cuối cùng của ngọn nến Võ Văn Thiêm đã cạn kiệt ...
Vâng, anh hãy yên lòng, thanh thản về phía núi Truông Mành, bởi tất cả chúng tôi, những người đồng đội đồng bào mãi mãi tin rằng: Ngọn nến Võ Văn Thiêm đã cháy đến giọt sáp cuối cùng, nhưng cũng đã kịp truyền lửa đến hàng hàng ngọn nến cháy mãi trong dòng đời nhân nghĩa
Lý Thành 2000 – Nha Trang 2014
LÊ BÁ DƯƠNG

Một số hình ảnh của CCB Võ Văn Thiêm

 

 photo 1932465_305958349609201_4342153857028445177_n_zpsaab0b410.jpg  photo 1509144_305958429609193_3897706169189113582_n_zps681999a0.jpg -----------  photo 10425135_305958272942542_1785789909406397966_n_zps1ca665e7.jpg   photo 10423914_305958336275869_4915719963950552240_n_zpsc183e8d3.jpg  photo 10434195_305958306275872_8843951432667500538_n_zpsc052c5fc.jpg   photo 10363717_305958396275863_2375669553019444642_n_zpsfe2bd8a8.jpg ------------


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66095160

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July