Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Khám phá vẻ đẹp miền sơn cước Khám phá vẻ đẹp miền sơn cước , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baohatinh.vn) - Ai lên Hương Sơn “Ăn cá mát, uống bát nước chè xanh”, ngược lên Nước Sốt, xuôi về Hải Thượng, nghe câu ví đò đưa trên dòng Ngàn Phố… là đã thưởng thức một chuỗi liên hoàn trong hành trình khám phá những vẻ đẹp thâm trầm mà sâu lắng, hùng vĩ mà nên thơ của miền sơn cước.

Du lịch văn hóa, tâm linh

Từ TX Hồng Lĩnh ngược về phía Tây theo QL 8A, vượt cầu Linh Cảm là đến Hương Sơn. Đến vùng núi thơm, không thể không tham quan quần thể di tích lịch sử văn hóa - nhà thờ, mộ, tượng đài và chùa Tượng Sơn, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Khám phá vẻ đẹp miền sơn cước
Khu du lịch sinh thái Hải Thượng nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Cuộc đời và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông như viên ngọc quý, càng mài càng sáng. Đó là một đại danh y học vấn uyên thâm, am tường thiên văn, địa lý, hiểu sâu sắc thời vận, không ngại gian khổ, cần cù, sáng tạo trong nghiên cứu y học. Sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu và tận tụy chữa bệnh cứu người, ông đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản quý giá, đặc biệt là bộ sách “Y tông tâm lĩnh”. Những trước tác của Đại danh y chính là bộ giáo khoa kinh điển mẫu mực, góp phần đào tạo, bồi dưỡng về y đức, y đạo, y thuật cho các thầy thuốc đời sau.

Nhân gian kể rằng: Sinh thời, ông thường thả diều trên đỉnh núi Giả, hồ Sen (xã Sơn Quang) và thường dặn dò con cháu, đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất, an táng ông ở đó. Mộ và tượng đài của ông được con cháu đặt trên núi Cánh Diều (xã Sơn Trung) đúng như ước nguyện của ông. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, nơi đây như một bức tranh thủy mặc. Bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.

Hướng về phía Tây khoảng 7 km là khu nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng thuộc xã Sơn Quang - một vùng đất nằm bên tả ngạn sông Ngàn Phố. Nơi đây phong cảnh hữu tình, nhân dân sống hòa thuận, cùng nhau lo việc học hành, phát triển sản xuất. Núi Giả, hồ Sen nằm trong khuôn viên nhà thờ, là nơi Lê Hữu Trác quan sát hướng gió để xem mạch, chữa bệnh và là chốn tri âm, nơi ông thường cùng bạn bè ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.

Trên đường từ mộ đến nhà thờ, chúng tôi ghé qua chùa Tượng Sơn (còn gọi là chùa Hầm Hầm) - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Đây là nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mở phòng mạch chữa bệnh cho nhân dân, nghiên cứu y thuật và hoàn thành nhiều tác phẩm để lại cho đời sau: Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Y trung quan kiện, Thượng kinh ký sự, Vận khí bí điển...

Chùa Tượng Sơn được xây dựng vào thời Hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông (đầu thế kỷ thứ XVIII) theo ý tưởng của bà Đặng Phùng Hậu, vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công, là bà ngoại của Đại danh y Lê Hữu Trác. Chùa được 2 anh em Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán trực tiếp xây dựng, với mục đích thờ Phật, thờ tổ tiên họ Bùi và Lê Hữu. Chùa Tượng Sơn tọa lạc nơi phong cảnh hữu tình, trước mặt là dòng sông Ngàn Phố, sau lưng là núi Voi sừng sững tạo cho ngôi chùa vẻ đẹp thanh bình.

Khám phá vẻ đẹp miền sơn cước
Hương Sơn và những danh thắng hữu tình.

Quần thể di tích lịch sử văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ VH-TT xếp hạng năm 1990. Trải qua bao biến cố của lịch sử, quần thể di tích được các thế hệ nhân dân gìn giữ. Để tôn vinh những đóng góp to lớn và giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, năm 2003, Viện Bỏng quốc gia đã đầu tư tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông với các hạng mục: mộ đá, khu vườn, tượng đài, sân tượng đài, sân đón tiếp, nhà bốc thuốc, bãi đậu xe, khu dịch vụ…

Du lịch sinh thái

Từ Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, chúng tôi tiếp tục ngược lên vùng sơn cước. Nằm giữa một vùng thiên nhiên sơn thủy hữu tình, Khu du lịch sinh thái suối nước khoáng nóng Nước Sốt là tổng hòa các cảnh sắc tươi đẹp. Hành trình đến với khu du lịch này chỉ thật sự trọn vẹn khi du khách khám phá những khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và đa dạng, dòng suối trong xanh với nhiều bãi đá tự nhiên, nhiều thác nước hùng vĩ của núi rừng Hương Sơn như: thác Cá Nhảy với nhiều truyền thuyết dân gian độc đáo, thác Tiên Nữ với dòng nước dội thẳng đứng từ trên cao tung bọt trắng xóa cả một vùng…

Khám phá vẻ đẹp miền sơn cước
Du khách được ngâm mình trong nước khoáng nóng.

Đặc biệt, đến đây, du khách được ngâm mình trong dòng nước khoáng nóng tỏa hơi mờ ảo tựa như làn khói hư thực của chốn bồng lai. Nước khoáng nóng ở đây phun từ lòng đất qua các khe nứt trong đá granit, nhiệt độ ở độ sâu 50m là 150oC, nhiệt độ nước bề mặt là 75oC, đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá về trữ lượng và chất lượng. Theo y học, tác dụng chữa bệnh của nước khoáng nóng là một liệu pháp điều trị tổng hợp giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ chữa nhiều bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh thuộc hệ thống cơ khớp, thần kinh, rối loạn tuần hoàn dinh dưỡng, hồi phục sức khỏe.

Giám đốc Công ty CP Nước khoáng và Du lịch Sơn Kim - Võ Văn Hiệp cho biết, với hàng ngàn ha rừng nguyên sinh nhiệt đới có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, khí hậu trong lành, Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim có một sắc thái riêng, hấp dẫn du khách. Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, nâng cấp các dịch vụ, đào tạo nhân viên du lịch phục vụ các dịch vụ như: tắm nước khoáng nóng, du lịch mạo hiểm, săn bắn, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Những tiềm năng du lịch đang được chính quyền và người dân Hương Sơn trân trọng gìn giữ, bảo tồn và khai thác để mỗi lần du khách đến thăm lại một lần được khám phá giá trị về nhân văn, lịch sử, bản sắc văn hóa vùng miền sơn cước.

Bá Tân – Anh Thư

http://baohatinh.vn/news/van-hoa-nghe-thuat/kham-pha-ve-dep-mien-son-cuoc/85357


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66079477

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July