Cách Hà Nội chừng 260 km, Quỳnh Phương là một xã nằm sát biển của huyện Quỳnh Lưu, huyện cửa ngõ của tỉnh Nghệ An trên con đường từ Bắc vào Nam. Theo Quốc lộ 1A, qua huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá), đến thị trấn Hoàng Mai thì có đường rẽ về Quỳnh Phương.
Nếu bạn muốn tìm đến một vùng biển vắng bạn có thể đến biển Quỳnh Phương vì nơi đây vẫn còn hoang sơ, bạn có thể cắm trại ở đây để vui chơi nhảy múa. Ngoài ra biển Quỳnh Phương nổi tiếng đồ ăn ngon, tươi và giá cả phải chăng. Còn nếu bạn là người duy tâm thì đến đây bạn có thể đến lễ ở Đền Cờn là một trong bốn đền linh thiêng nhất Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Thời gian thích hợp nhất để đi là từ tháng 5 đến tháng 8.
|
Biển Quỳnh Phương vẫn còn nét đẹp hoang sơ, đặc biệt ấn tượng vào lúc mình minh.
|
Ngày thứ nhất:
- 8h sáng xuất phát từ Hà Nội, theo tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ rồi rẽ qua Ninh Bình để đến Thanh Hóa (dành cho ôtô).
- Khoảng 11h, bạn đã có thể có mặt tại thành phố Thanh Hóa để ăn cơm trưa và nghỉ ngơi.
- 12h bạn đi tiếp qua Thanh Hóa để đến thị trấn Hoàng Mai. Rất dễ tìm và thị trấn nằm gần mỏ đá Hoàng Mai ngay bên vệ đường. Đến thị trấn Hoàng Mai bạn hỏi đường vào biển Quỳnh Phương hoặc Đền Cờn. Rẽ trái đi theo con đường liên xã chừng 6 km bạn sẽ gặp biển Quỳnh Phương.
- Khoảng 14h đến nơi bạn nên thuê khách sạn. Hiện ở đây có khách sạn Biển Sáng giá thuê từ 350 đến 500 nghìn đồng/phòng lớn, cho 3người/đêm hoặc bạn có thể thuê nhà nghỉ bình dân gần bờ biển.
- Chiều đến, bạn sẽ thấy yêu biển Quỳnh Phương ngay từ cái nhìn đầu tiên, nước biển trong xanh màu của mây trời, sóng biển vào những hôm lặng gió lăn tăn nhẹ nhẹ, sẽ hiếm có nơi nào khác bạn được chơi trò “nhảy sóng” vui như ở đây. Bạn cũng sẽ thấy những con thuyền nhỏ chạy quanh bãi biển đó là thuyền đánh ruốc (một loại sinh vật giống như con tép biển, người Nghệ An gọi là con moi).
- Tại bờ biển có nhiều nhà hàng hải sản khá rẻ như nhà hàng Lâm Thịnh… Một lựa chọn khác để ăn hải sản ngon rẻ bạn nên xuống biển Quỳnh Nghĩa cũng gần đó. Có 2 quán khá nổi tiếng ở đây đó là quán Hải Hiền và quán Quyết Ngọc.
|
Đền Cờn.
|
Ngày thứ hai:
- 5h sáng dậy sớm ngắm bình minh, tắm biển hoặc thăm chợ cá Quỳnh Phương hay làng chài. Không giống như những vùng biển khác đã bị cơn lốc du lịch quét qua, biển Quỳnh Phương vẫn còn giữ được những nét đẹp hoang sơ dễ say đắm lòng người.
- Đồ ăn sáng ở đây khá rẻ nếu bạn mua trong dân như xôi, bánh mỳ kẹp thịt hoặc bạn có thể ra biển ăn mỳ tôm trứng. Bạn cũng có thể mua các đồ tươi của ngư dân, vào thuê nhân viên trong nhà nghỉ bên cạnh nấu cho.
- 10h bạn có thể vào lễ ở đền Cờn gần đó. Đền nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một hình thế non nước hữu tình. Đền có đền chính (đền trong) và đền phụ (ngoài cửa biển). Đền Cờn là một trong bốn đền linh thiêng nhất Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Từ xưa, thần phả đền Cờn đã ghi rõ: “Quốc gia Nam hải đại cần thánh nương tứ vị thượng đẳng lối linh tôn thần”. Đền có kiến trúc cổ, có nghinh môn, trung điện, hạ điện, hậu cung, toà ca vũ. Sau Đền trong có hai đồi nhỏ nhô cao, giăng dài ra hai bên như cánh phượng. Tại hai đồi có hai giếng nước, theo truyền thuyết thì đó là mắt phượng. Bên phải là dòng Mai Giang, phía trước đền là núi Voi, núi Xước và sau lưng là Đền ngoài quay mặt ra biển, sừng sững đón, che chở cho những chiếc thuyền khơi xa lắm tôm nhiều cá, cho những người con xứ biển chân cứng đá mềm trở về bình an.
- Khoảng 11h30 bạn trả phòng, ăn trưa và lên đường về Hà Nội.
- Khoảng 18h30 bạn đã có mặt tại Hà Nội kết thúc một chuyến đi đầy thú vị và nhiều trải nghiệm.
|
Nụ cười thân thiện của lũ trẻ xóm chài.
|
|
Bãi nuôi ngao phía bên trong cửa biển Quỳnh Phương.
|
|
Chợ cá Quỳnh Phương.
|
|
Phong cảnh mặt trước của đền Cờn.
|
|
Bãi sửa tàu của làng chài Quỳnh Phương gần cửa sông Hoàng Mai.
|
|
Khách sạn Biển Sáng - bãi biển Quỳnh Phương.
|
|
Hoa muống biển.
|
|
Xóm chài cửa sông Hoàng Mai
|