Võ Giao là một bác sĩ không chỉ có nghiệp vụ tay nghề cao mà ông còn được đồng nghiệp xa gần và nhân dân quý mến. Khiêm tốn đức độ và luôn luôn khám phá học hỏi trau đồi kiến thức, đó là một con đường tiến thân của ông ngay từ nhỏ...
Ông luôn luôn quý trọng thời gian và dành trọn cả cuộc đời mình phục vụ nhân dân phục vụ người bệnh ông tôn thờ và kính trọng nhà danh y Hải Thượng Lãn Ông. Ông học hỏi được những kho tàng đồ sộ về các bài thuốc Nam qua những pho sách quý mà danh y Hải Thượng Lãn Ông để lại. Là một bác sĩ ngoại nhưng nhờ chịu khó và say sưa tìm tòi cho đến bây giờ Võ Giao đã trở thành người thầy thuốc đông y cổ truyền được nhân dân tín nhiệm.
|
Dẫu cuộc đời có những lận đận trong cuộc sống đời thường cũng như công danh sự nghiệp nhưng với bác sĩ Võ Giao ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn tỏ rõ bản lĩnh vững vàng như cây thông trên đỉnh non Hồng. Có người bảo ông là người có cá tính lập dị và hay mặc cảm đó là một quan niệm hoàn toàn lệch lạc. Phải sống phải tiếp xúc, phải gần gủi ông mới thấu hiểu được tường tận những việc tốt ông đã làm những tình cảm mà ông dành cho người bạn bè thân hữu, những thánh thiện đối với bệnh nhân nghèo. Những người sống đẹp sống có ích cho đời mà ông khâm phục ,những nhà khoa học những giáo sư bác sĩ tài năng mà ông ngưỡng mộ .Võ Giao đúng như thánh hiền dạy:
"Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa đứa nhi đồng"
Dĩ nhiên với cách sống thanh cao và đạm bạc nên ông xem thường nhân cách những kẻ tham nhũng đục nước béo cò, những kẻ vì đồng tiền nên bán rẻ nhân cách bị xã hội lên án.
Đừng tưởng rằng Võ Giao khi đương là bác sĩ nghỉ tay giao tay kéo, ông chỉ lặng bên những thang thuốc cổ truyền, có lẽ từ trong cuộc sống hàng ngày những gì tâm trạng ông đã làm thơ. Tập thơ "Hoa trắng trong vườn" mà nhà xuất bản văn học vừa ấn hành có trên tay bạn đọc đã nói hộ được niềm vui ,niềm lạc quan của ông với cuộc sống với nghề nghiệp .
Thơ như người bạn đồng hành san sẻ niềm vui, nỗi buồn của ông. Thơ ông không màu mè về chữ nghĩa không chuyên nghiệp về cấu tứ cũng như vần điệu nhưng đọc thơ ông bạn đọc vẫn thấy nét đẹp dung dị và một tiếng nói riêng của Võ Giao. Ông không chỉ viết về nghề nghiệp mà trải rộng hồn mình bằng cảm xúc muôn sắc muôn màu trong cuộc sống. Hình ảnh mà chúng ta bắt gặp trong thơ ông chính những con người mà ông rất đổi yêu thương đó là người.Từ người mẹ đẻ của mình ông gợi cho đọc giả những người mẹ khắp nơi trên mọi miền của tổ quốc. Điều gửi gắm cuốicùng Mẹ chính là quê hương và Tổ quốc.Cung đàn thơ vút lên bay bổng:
Trái tim đỏ dương buồm làm nghị lực
Sống nhân ái thẳng ngay và trung thực
Suốt một đời xây nghĩa lớn vì dân
Từ mẹ đến bà, từ bà đến người em gái sông quê ở đâu đó mà chúng ta đã gặp. Hương thơm của cuộc sống, nét nhân nghĩa của bà, nết yêu kiều của của cô thôn nữ tự nhiên trỗi dậy trong thơ Võ Giao như mùi hương lúa mới, một mùi hương khiến ta bồi hồi thổn thức. Chúng ta hãy cùng Võ Giao một lần nữa ngồi trên con thuyền thơ của dòng sông:
Dòng sông đôi bờ cát trắng
Nước trong xanh
Bóng người con gái đẹp như tranh
Nếu dưới góc nhìn của hoạ sĩ đây là một bức tranh rực rỡ gam màu bởi dòng sông đôi bờ cát trắng. Nước xanh biên biếc lại hiện lên bờ cát trắng đến mức nguyên sơ tinh khiết. Một sự tĩnh lặng của thiên nhiên sẽ có chút gì buồn lắng nếu không có sự xuất hiện của người con gái. Người con gái đó bao nhiêu tuổi ,anh không cần biết, người con gái tóc dài hay má đỏ anh không mách bảo cho người độc chỉ biết rằng nhà thơ thốt lên: Bóng người con gái đẹp như tranh. Cái đẹp của sự phối hợp thiên nhiên và con người ,chính sự xuất hiện của cô gái mà sông nước hữu tình hơn, và chính cô cũng đẹp lên khi xuất hiện trên sông nước này. Vẻ đẹp ấy muôn năm khiến bao du khách ngắm nhìn và đắm đuối.
Võ Giao không phải là người nông dân làm lụng vất vả. Thế nhưng hình ảnh người nông dân vẫn luôn luôn gắn bó với anh, bởi anh cũng xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Thơ anh nói về mùa gặt, thơ anh nói tới tâm trạng hân hoan của bà con khi được mùa. Trong tập thơ "Hoa trắng trong vườn lặng" tôi đọc và rất thiện cảm những câu thơ có sự quan sát khá tinh tế khi anh viết về Cây rạ:
Ai đốt rạ ngoài đồng
Để khói bay mù mịt
Những thân rạ mong manh
Khói lơ lững bay
Hương thơm lan toả mãi
Bỗng chốc rạ hoá thân
Làm đất thêm màu mỡ
Ngày mai mùa lúa mới
Lúa hát dưới trời xanh
Đất lại thơm hương rạ
Quyện trong ngọn giáo lành
Có lẽ vì sự cẩn trọng của đức tính thầy thuốc nên trong thơ Võ Giao bao giờ cũng biểu đạt tính cụ thể. Qua thơ anh muốn gửi gắm bạn đọc một điều gì vui, một cái gì trong xô bồ cuộc sống đời thường mà anh thấy không hay về nhân cách về lối sống. Dù là gì đi nữa thì với thơ anh khi đề cập đến những uẩn khúc lời lẽ của anh là lời khuyên chân thành.
Trở lại nghề y một thời mà anh đã từng cống hiến từng cứu cho bao nhiêu bệnh nhân hiểm nghèo, nên khi viết về nghề nghiệp thơ anh như một lời tự sự hay là những dòng nhật ký ghi lại cảm xúc. Hình ảnh người bác sĩ trong chiến tranh hay bác sĩ mặc áo bờ lu trong bệnh viện đều được Võ Giao bộc lộ nhân cách tay nghề khá rõ nét nhất. Ta bắt gặp ở đây những người choàng áo trắng với sự hy sinh thầm lặng, ta bắt gặp ở đây sự vất vả của nghề y và tinh thần lạc quan vô tư của họ trong từng ca phẫu thuật, trong từng ca cứu thương. Hơn năm mươi bài thơ trong tập "Hoa trắng trong vườn" của Võ Giao không chỉ là quà tặng quý báu của anh dành cho bạn bè mà còn biểu đạt được một tâm hồn phóng khoáng cao thượng của anh.
Thuốc anh và tay nghề anh dành cho nhân dân, thơ anh dành cho đồng nghiệp còn anh không nói về mình. Trong cuộc đời một Võ Giao trong sáng vô tư và say mê khoa học đã làm mọi người cảm phục, trong thơ ông cũng khiến mọi người cảm phục. Bởi theo anh tâm sự, anh làm thơ không phải để muốn mình thành nhà thơ mà thơ là sự giải toả về tâm sự ,thơ là cung đàn của tâm hồn. Anh làm thơ để góp cho mình một tiếng nói tri âm của cuộc sống .
PHAN THẾ CẢI
theo hà tĩnhonline
|