Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  50 năm Hải quân Việt Nam đánh thắng trận đầu: Tọa độ lửa Vinh - Bến Thủy ngày ấy, bây giờ 50 năm Hải quân Việt Nam đánh thắng trận đầu: Tọa độ lửa Vinh - Bến Thủy ngày ấy, bây giờ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 

(Dân trí) - 50 năm quân và dân thành phố Vinh đánh thắng trận đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ (5/8/1964 - 5/8/2014) - một mốc son lịch sử còn mãi ghi dấu.

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. 
 

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. 
 

Thị xã Vinh ngày ấy chìm trong lửa đạn

Giữa năm 1964, Mỹ và chính quyền Sài Gòn có những hoạt động khiêu khích, phá hoại và chuẩn bị cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân chống phá miền Bắc. Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ âm mưu mở rộng leo thang ra miền Bắc, dựng lên màn kịch vụng về "Sự kiện vịnh Bắc Bộ".

Trước những mưu đồ, những lời đe dọa và hành động chuẩn bị mở rộng chiến tranh của Mỹ, tháng 6 năm 1964, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân Mỹ”.

Hải Quân Nhân Dân Việt Nam đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964. 
 

Đơn vị 208 - một trong những đơn vị tham gia chiến đấu trong ngày 5/8/1964 tại TP Vinh, và cũng là đơn vị bắn rơi máy bay thứ 100 của đế quốc Mỹ.
 

Đến giữa năm 1964, công tác phòng không nhân dân được triển khai rộng khắp. Hàng trăm trận địa bắn máy bay bằng súng bộ binh của dân quân tự vệ sẵn sàng giăng lưới lửa phối hợp với bộ đội pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ. Quân và dân ta trên miền Bắc đó bước đầu được chuẩn bị cả về tinh thần, lực lượng và thế trận, trên thế chủ động bước vào cuộc chiến đấu với không quân và hải quân địch.

Tiểu đoàn 12, đơn vị pháo 37 đã bắn rơi máy bay phản lực thứ 300 tại TP Vinh.
 

Tiểu đoàn 12, đơn vị pháo 37 đã bắn rơi máy bay phản lực thứ 300 tại TP Vinh.
 

Cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn đầu tiên của không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam ngày 5/8/1964 được Mỹ đặt tên là “hành quân Pierce Arrow” (Mũi tên xuyên) với 64 lượt máy bay của hải quân từ hai tàu sân bay Constellation và Ticonderoga đánh phá các khu vực Vinh - Bến Thủy (hai lần), Lạch Trường (Thanh Húa), Hòn Gai và cảng Gianh (Quảng Bình).

Cuộc chiến đấu của quân và dân thành phố Vinh

Vào lúc 12 giờ 25 phút ngày 5/8/1964, tám máy bay phản lực cường kích cất cánh từ tàu sân bay Ticonderoga chia thành hai tốp, bay thấp trên biển làm cho ra-đa của ta khó phát hiện, rồi đột nhập Cửa Sót (phía nam huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), lợi dụng dãy núi Hồng Lĩnh, Nam Đàn che khuất và bay thấp theo triền sông Lam để đánh phá các mục tiêu ở khu vực Vinh - Bến Thủy.

Vọng quan sát của Trung đoàn 290 ở Cửa Sót đã phát hiện được máy bay địch. Đại đội 14 ra-đa đánh dấu được đường bay của máy bay địch trên bàn tiêu đồ. Nhưng do thông tin không thông suốt nên Trung đoàn Phòng không 280 bảo vệ thành phố Vinh không nhận được thông báo kịp thời.

Tiểu đoàn 12, đơn vị pháo 37 đã bắn rơi máy bay phản lực thứ 300 tại TP Vinh.
Anh chị em văn công vượt bom đạn đến động viên tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ trên chiến trường thành Vinh.

Khi máy bay địch bay vào vùng trời thành phố, hầu hết các đại đội hỏa lực của Trung đoàn 280 đang ở trạng thái chiến đấu cấp 2. Nghe tiếng động cơ máy bay địch, khẩu đội trưởng khẩu đội bốn Phan Đăng Cát, và các chiến sĩ Đại đội 138 pháo cao xạ 90 mi-li-mét chạy ra đến vị trí chiến đấu thì kho dầu Vinh đã bị trúng bom địch bốc cháy. Trận địa Đại đội 138 ở xó Xuân An, huyện Nghi Xuõn (Hà Tĩnh) bị trúng đạn rốc-két. Máy bay địch phân tốp, tiếp tục bắn phá các tàu hải quân đậu ở Cửa Hội.

Tốp dẫn đầu là 4 chiếc A4D, tiếp theo là hàng loạt chiếc F8U lợi dụng giờ nghỉ trưa của nhân dân, đã ào ạt đánh vào kho xăng dầu Vinh - Bến Thuỷ và cảng Cửa Hội. Lực lượng ba thứ quân của ta đã bố trí sẵn sàng, đánh trả quyết liệt ngay từ phút đầu.

Dân quân của tộc người Đan Lai (huyện Con Cuông) - kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương.
Dân quân của tộc người Đan Lai (huyện Con Cuông) - kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương.
 

Dân quân của tộc người Đan Lai (huyện Con Cuông) - kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương.
 

Trung đoàn pháo cao xạ (E280) cùng lực lượng công an nhân dân vũ trang, tự vệ nhà máy điện, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nhà máy xay dùng súng máy đặt trên tầng gác cao và súng trường đánh địch. Các khu phố, các xã của thành phố và vùng phụ cận đều đồng loạt nổ súng, nhằm vào máy bay địch nhả đạn.

Trong trận chiến đấu đầu tiên, quân dân thành phố Vinh đã bắn rơi hai máy bay phản lực Mỹ (trong đó có chiếc máy bay đầu tiên trong số 8 chiếc bị quân dân miền Bắc bắn rơi trong ngày 5/8/1964 lịch sử, tên "giặc nhà trời" đâm đầu xuống biển, cách Đảo Mắt 2km về hướng tây nam).

Dân quân TP Vinh trong trận đánh ngày 5/8/1964.
 

Dân quân TP Vinh trong trận đánh ngày 5/8/1964.
 

16 giờ 30 phút cùng ngày, máy bay địch tiếp tục đánh phá khu vực Vinh - Bến Thủy và cảng Gianh lần thứ hai. Đợt này, địch sử dụng 8 chiếc A.4D cất cánh từ tàu sân bay Ticonderoga tiếp tục đánh vào kho dầu Vinh, các căn cứ hải quân và đánh “trả đũa” các trận địa pháo cao xạ của ta. Ngay từ những phút đầu, hỏa lực tập trung và mãnh liệt của Đại đội 138 pháo cao xạ 90 mi-li-mét, Đại đội 71 pháo cao xạ 57 mi-li-mét và các đơn vị khác đó bắn rơi một máy bay địch.

Trận đánh kéo dài ác liệt vì máy bay địch đánh thẳng vào trận địa của các đơn vị pháo cao xạ. Trận địa Đại đội 138 bị trúng gần 100 quả rốc-két. Trận địa Đại đội 71 bị trúng 2 quả bom. Khẩu đội trưởng Phan Đăng Cát bị thương đến lần thứ ba vẫn tiếp tục chiến đấu và đã hy sinh anh dũng trên trận địa. Trận chiến ở khu vực Vinh - Bến Thủy cũng là trận cuối trong ngày 5/8/1964, kết thúc lúc 17 giờ.

Dân quan xã Diễn Hùng (huyện Diễn Châu) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.
 

Dân quan xã Diễn Hùng (huyện Diễn Châu) dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.
 

Ngay trận đầu tiên mở màn địch đã ném xuống hàng trăm quả bom, bắn hàng trăm loạt đạn rốc két, làm kho xăng dầu bốc cháy dữ dội. Các lực lượng tự vệ và dân quân xã Hưng Dũng; tự vệ, công nhân viên chức thành phố Vinh được huy động đã tập trung mọi phương tiện chữa cháy, di chuyển phân tán hàng trăm tấn xăng còn lại vào các địa điểm dự phòng; ở những nơi khác, công nhân Nhà máy ép dầu, Nhà máy điện, Cty vận tải ôtô hàng hoá, Đội cơ giới xe cần cẩu, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Vinh cùng với quân dân đã di chuyển và sơ tán hàng ngàn tấn thiết bị kỹ thuật, hàng hoá các loại ra khỏi phạm vi thành phố.

Giữa lúc máy bay Mỹ tập trung bắn phá các tàu thuyền của ta, các thủy thủ tàu 186 thuộc Quốc doanh vận tải biển do Lê Văn Tiêu chỉ huy tới ứng cứu và bắn trả máy bay quyết liệt. Thuyền trưởng Lê Văn Tiêu bị thương, một cánh tay bị dập nát, vẫn kiên cường điều khiển con tàu tránh bom đạn địch, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Trung sĩ tự vệ, thợ máy Cao Viết Thao xông vào dập ngọn lửa cháy trên tàu đến cùng. Phà Bến Thuỷ đã nhanh chóng phân tán 100 xe ôtô đang chờ phà và 300 hành khách đến nơi trú ẩn an toàn. Mặc cho làn đạn quân thù dội xuống, phà Bến Thuỷ tiếp tục vượt sông chở 10 xe đạn tiếp tế cho các đơn vị pháo chiến đấu. Khi cuộc chiến vừa dứt, phà Bến Thuỷ tranh thủ chở 398 xe ôtô qua phà suốt đêm.

Quân và dân Nghệ An bắt sống gián điệp Mỹ.
 

Quân và dân Nghệ An bắt sống gián điệp Mỹ.
 

Mẹ Tiếp - người nhiều lần tiễn đưa các người con ra chiến trường đến động viên các chiến sĩ.
 

Mẹ Tiếp - người nhiều lần tiễn đưa các người con ra chiến trường đến động viên các chiến sĩ.
 

Đây là một thất bại lớn của đế quốc Mỹ, mặc dù có chuẩn bị kỹ, sử dụng nhiều biện pháp trinh sát và nghi binh, kết hợp giữa kỹ thuật hiện đại với các thủ đoạn chiến thuật như tạo thế bất ngờ, công kích từ nhiều hướng... nhưng 8 trong số 64 lượt máy bay cất cánh (12% số máy bay được huy động vào một trận đánh) đã bị bắn rơi, trong có nhiều loại máy bay hiện đại. Các mục tiêu mà Mỹ đặt ra cho cuộc tiến công đều không đạt được.

Và Thành phố Đỏ bây giờ

Chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964 của quân dân thành phố Vinh là chiến công vang dội, thể hiện sự phối hợp chiến đấu của các lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố, kết hợp giữa lực lượng đánh địch trên trời và cảnh giác ở mặt đất, bảo đảm trật tự an ninh, bảo vệ an toàn cho người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Đó là sự kết hợp giữa công tác chiến đấu đánh địch và công tác phòng tránh địch, xây dựng hệ thống hầm hào trong thành phố và công tác sơ tán người, sơ tán các phương tiện kỹ thuật ra khỏi vùng trọng điểm.

Chiến thắng ngày 5/8/1964 là mốc son chói lọi của quân và dân thành phố Vinh mở đầu cho trang sử oanh liệt của quân, dân tỉnh nhà và cả nước trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng thời một lần nữa khẳng định và tô thắm thêm truyền thống yêu nước và cách mạng, bản lĩnh kiên cường "Đứng đầu dậy trước" của Vinh - Bến Thủy anh hùng.

Nông dân xã Nghi Ân (huyện Nghi Lộc) sản xuất tốt, chiến đấu giỏi.
 

Nông dân xã Nghi Ân (huyện Nghi Lộc) sản xuất tốt, chiến đấu giỏi.
 

50 năm đã trôi qua, vết thương chiến tranh đã liền sẹo, thành phố đang hồi sinh mạnh mẽ. Từ tro tàn, gạch vụn, Vinh đã trở thành một đô thị bề thế khang trang. Nhưng những bài học từ ký ức chiến tranh, từ chiến thắng trận đầu lịch sử vẫn luôn tươi mới, đồng hành với chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Mấy mươi năm trước nếu với học thuyết quân sự đơn thuần về vũ khí, trang thiết bị, về lực lượng quân sự thì thế giới không ai dám tin Việt Nam đánh thắng Mỹ. Vậy mà Việt Nam dám đánh và đánh thắng; thành phố Vinh đã dám đương đầu và chiến thắng ngay từ trận đầu.

Nông dân xã Nghi Ân (huyện Nghi Lộc) sản xuất tốt, chiến đấu giỏi.
Vượt qua thử thách lửa bom đạn, thành phố Đỏ anh hùng ngày càng phát triển và trở thành một trong những trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ.

Chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù, hòa bình được lập lại, thành phố Vinh được xây dựng lại từ đống hoang tàn đổ nát. Ngày 01/5/1974, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại thành phố. Phát huy truyền thống Thành phố Đỏ anh hùng, với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh ngày nay đã có bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên xứng đáng là thành phố quê hương Xô Viết, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quyết tâm xây dựng Vinh trở thành Trung tâm của vùng Bắc Trung bộ.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, thành phố Vinh với diện tích chưa đầy 32km2 lúc bấy giờ, với 8.768 trận đánh phá địch đã rải xuống thành phố 250.555 tấn bom đạn, trung bình mỗi đầu người phải hứng chịu 1.900kg. Riêng khu vực Bến Thuỷ chưa đầy 2km2 đã gánh chịu 2.912 trận oanh tạc của địch. Cả thành phố gần như không còn một ngôi nhà nguyên vẹn, hàng nghìn người dân bị chết và bị thương. Vinh đã bắn rơi 146 máy bay Mỹ, trong đó có chiếc máy bay đầu tiên (ngày 5/8/1964), chiếc máy bay thứ 100 (ngày 14/9/1966), thứ 300 (ngày 27/5/1965) của giặc Mỹ trên miền Bắc. Ngày 16/9/1966, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi quân và dân thành phố: "Vinh là thành phố đầu tiên đã bắn rơi 100 máy bay Mỹ. Đó là một thắng lợi quang vinh".

Càng tự hào về những chiến công đó, chúng ta càng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những đồng chí thương binh đã xả thân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trận đầu đánh Mỹ của quân và dân thành phố. Ngay khi chiến tranh còn diễn ra ác liệt Đảng, Nhà nước đã tuyên dương các đơn vị anh hùng: Dân quân tự vệ phà Bến Thuỷ, Nhà máy điện, Nhà máy gỗ; Dân quân tự vệ làng Đỏ cùng các cá nhân anh hùng: Phan Đăng Cát; Nguyễn Trọng Tường, Nguyễn Hữu Tùng (Phà Bến Thuỷ); Trương Quang Thâm, Huỳnh Ngọc Đủ (Nhà máy điện); Trần Đình Lư, Nguyễn Thị Hạnh (Công an nhân dân)…


Nguyễn Duy


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66066433

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July