Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Để Làng nghề ngói Cừa phát triển bền vững Để Làng nghề ngói Cừa phát triển bền vững , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean) - Làng nghề ngói Cừa (Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ) được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề năm 2006, là một trong những làng nghề hiếm hoi trong cả nước trong thời buổi suy thoái kinh tế vẫn phát triển, giành được nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng do cách làm thiếu dân chủ đã nảy sinh những mâu thuẫn, khiến khiếu kiện kéo dài. Sự việc đang có nguy cơ làm cho làng nghề lâm vào bế tắc.

Phát triển vượt bậc của nghề ngói Cừa

Cừa – địa danh thuộc xã Nghĩa Hoàn cách trung tâm huyện Tân Kỳ chừng 12 km. Nơi đây vốn là vùng quê nghèo khó, nay đã thay da đổi thịt nhờ có mỏ đất đen dẻo quánh phù hợp cho làm gạch ngói. Theo một số người dân, đầu năm 1980, ông Hoàng Anh Kiếm là người Hà Nam Ninh vào làm công nhân ở đây đã phát hiện ra mỏ đất quý ở đồng Cừa và đã đầu tư tiền của xây dựng lò ngói Cừa. Để mở rộng quy mô, năm 1984 -1985, ông Kiếm vận động thêm 4 hộ nữa là Hoàng Văn Tự, Hoàng Văn Tần, Đặng Xuân Quế, Thái Bá Ngô mở lò ngói. Do làm ngói có hiệu quả, số hộ đầu tư làm ngói không ngừng tăng lên. Đến năm 2006, Làng nghề ngói Cừa đã có 125 hộ tham gia với 137 lò ngói, có hộ có 2 lò và giữ ổn định cho đến nay. Sản phẩm của làng nghề ngói Cừa cung ứng đi khắp thị trường các tỉnh miền Trung, được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chắc, mịn, mẫu mã đẹp và giá cả mềm hơn so với nhiều loại ngói chất lượng tương tự. Nhờ đó, người làm ngói Cừa ở Nghĩa Hoàn hầu hết đều có nhà cao, cửa đẹp, có ô tô đắt tiền. Cũng chính từ phát triển nghề này mà trung tâm Nghĩa Hoàn ngày càng sầm uất. Để ghi nhận, tôn vinh và phát triển hơn nữa làng nghề ngói Cừa, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận Làng nghề ngói Cừa tại Quyết định số 956/QĐ. UBND  ngày 21/3/2006. 

Làng nghề ngói Cừa Nghĩa Hoàn tạo việc làm cho gần 1.000 lao động.

Làng nghề ngói Cừa Nghĩa Hoàn tạo việc làm cho gần 1.000 lao động.

 

Sau khi được công nhận làng nghề, các hộ đã cùng nhau  lập nên HTX làng nghề ngói Cừa với vốn điều lệ ban đầu là 1.272 triệu đồng, tổng cộng có 125 xã viên, lao động kỹ thuật 959 người, lao động phổ thông gần 1.500 người. Nếu năm 2005, làng nghề mới đạt doanh thu  41.040 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.750 triệu đồng, thì sau 3 năm thành lập HTX, thành lập làng nghề, HTX đạt doanh thu 80.900 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế 13.060 triệu đồng, nộp ngân sách 2 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng doanh thu của HTX đạt 120 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 17,826 tỷ đồng, nộp ngân sách 2,1 tỷ đồng, thu nhập bình quân 66,5 triệu đồng/ lao động/năm, thu nhập bình quân một xã viên 190 triệu đồng/năm. Các xã viên trong làng nghề chủ yếu là hộ giàu (chiếm 80/125 hộ), có gần 100 chiếc xe ô tô các loại, 16 máy ủi. Thu nhập từ ngói Cừa chiếm đến 54,4% nền kinh tế của cả xã Nghĩa Hoàn. Nhiều hộ sản xuất giỏi như Nguyễn Văn Hạnh, Hoàng Văn Bính, Đặng Xuân Lượng, Võ Văn Cầu, Hồ Xuân Đông…

Để có được điều đó, Ban quản lý HTX đã biết đầu tư vốn mở rộng SX, KD, đổi mới công nghệ, trang, thiết bị cơ sở vật chất. Tích cực, chủ động hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng để quảng bá thương hiệu ngói Cừa. Chủ động hợp tác với các đối tác, các đại lý bán hàng trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. HTX còn  mở các cuộc hội thảo về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các cơ sở sản xuất đã chủ động đầu tư máy dập, máy đùn, cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị sản xuất từ khâu làm đất đến thành phẩm, nhờ vậy sản phẩm ngói Cừa ngày càng bền đẹp, được thị trường chấp nhận, giá cả phù hợp. HTX đang quyết tâm xây dựng khu công nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Giai đoạn 1, các xã viên làng nghề đã triển khai xây dựng lắp đặt hệ thống dây chuyền cấp phôi công nghệ cao tổng giá trị 9,3 tỷ đồng.

Từ năm 2003 đến năm  2012, HTX đã được UBND tỉnh tặng 6 bằng khen vì có thành tích trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; được Bộ Công Thương và  Liên minh HTX Việt Nam tặng 5 bằng khen, đạt danh hiệu HTX SXKD mạnh toàn quốc năm 2008; Năm 2010, được UBND tỉnh Nghệ An tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; được Liên minh HTX Việt Nam tặng danh hiệu HTX điển hình tiên tiến toàn quốc 10 năm (2003 – 2012).  Năm 2013 được Trung ương hiệp hội làng nghề Việt Nam tặng bằng vinh danh và Kỷ niệm chương HTX tiêu biểu Việt Nam. Viện Chất lượng Việt Nam tặng Huy chương Vàng chất lượng Việt Nam; Báo Người Hà Nội tặng Cúp Vàng thương hiệu truyền thống phát triển bền vững; Cá nhân ông  Nguyễn Văn Hạnh – Chủ nhiệm HTX được UBND tỉnh tặng 2 bằng khen vì đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2008 – 2009 và 2011 – 2012.

Trong thành công của làng nghề hôm nay, nhiều xã viên làng nghề và lãnh đạo địa phương ghi nhận sự tâm huyết và công lao đóng góp của cá nhân Chủ nhiệm HTX Nguyễn Văn Hạnh. Là người chủ nhiệm đầu tiên từ khi HTX mới thành lập, đứng mũi chịu sào, lo lắng, quán xuyến  mọi công việc. Ông Hạnh đã đổi mới tư duy kinh tế, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra chất lượng ngói ngày càng cao, giảm được nhân công, thời gian lao động. Với vai trò quản lý HTX, hàng năm HTX dự báo được nhu cầu thị trường, điều tiết sản xuất chung, quy định mỗi hộ một năm không được sản xuất quá 50 vạn viên, vì vậy không còn cảnh cá lớn nuốt cá bé, mạnh ai nấy được. Giờ đây không có tình trạng người làm nhiều quá, người làm ít quá. Các lò tự kinh doanh dựa trên giá sàn HTX quy định, HTX chỉ quản lý chất lượng, điện, thu thuế hộ, đảm bảo an ninh trật tự làng nghề. Các quy định này đều được thể hiện trong điều lệ và Đại hội kế hoạch hàng năm. Ông Hạnh cũng đã khai thác được chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, phát triển làng nghề để xây dựng HTX, làng nghề ngày càng khang trang, để lại ấn tượng tốt đối với khách hàng. Công tác chăm lo phát triển thương hiệu thực hiện có hiệu quả.

Cần “gạn đục, khơi trong”

Mặc dù đạt đạt được một số thành tích, tuy nhiên, do nóng vội, thiếu dân chủ và trong quá trình thực hiện có một số sai phạm của cá nhân ông Chủ nhiệm HTX đã dẫn đến mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài trong xã viên HTX làng nghề ngói Cừa. Nếu không được xử lý dứt điểm, làng nghề có thể lâm vào bế tắc. Ông Nguyễn Trọng Hương và Võ Văn Cầu là các xã viên phản ánh: Đại hội xã viên HTX làng nghề ngói Cừa  nhiệm kỳ 2009 - 2014 bầu 3 người, vào BQL HTX và 1 người kiểm soát viên. Trong quá trình quản lý, ông Nguyễn Văn Hạnh nhiều lần có hành vi lăng mạ trong các cuộc họp giao ban đối với ông Nguyễn Hải Khanh và ông Đặng Xuân Sỹ - Phó Chủ nhiệm HTX, ông Thái Bá Cường – kiểm soát viên. Vì vậy, những người này  đã viết đơn xin nghỉ việc. Sau đó ông Nguyễn Văn Hạnh lại tự bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Cường làm Phó Chủ nhiệm không thông qua đại hội xã viên. Vì vậy, gần 50% xã viên viết đơn đề nghị đại hội bất thường nhưng ông Nguyễn Văn Hạnh không tổ chức đại hội bất thường. 

Một số xã viên còn tố cáo: Trong công tác quản lý kinh tế: Năm 2009, ông Nguyễn Văn Hạnh ký hợp đồng mua máy múc cho HTX là 2.040.000.000 đồng, những hóa đơn đỏ chỉ có 1.700.000.000 đồng, còn hơn 300 triệu đồng có dấu hiệu trục lợi. Năm 2010, ông Nguyễn Văn Hạnh ký hợp đồng  mua dây chuyền công nghệ sản xuất với Công ty An Phú  giá trị gần 360 triệu đồng, đến nay hợp đồng đã hết hiệu lực nhưng vẫn không bàn giao công nghệ làm thất thoát kinh tế của HTX số tiền trên…

Mâu thuẫn  gay gắt hơn khi HTX lập dự án đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ  sản xuất phôi làm ngói chất lượng cao trị giá 10 tỷ đồng  bằng tiền đóng góp của các xã viên. Đây là giai đoạn 1 của dây chuyền sản xuất ngói hiện đại nhằm xóa bỏ lò gạch ngói thủ công theo chủ trương của Chính phủ. Trong 125 xã viên, mới chỉ có 53 hộ tham gia đóng góp. Số còn lại chưa góp cho biết nguyên nhân: Nhiều hộ  chưa góp đủ tiền, có hộ chưa tin tưởng, một số người lại cho rằng Nhà nước xóa bỏ lò gạch thủ công thì Nhà nước phải hỗ trợ đầu tư cho dân, họ không muốn tự bỏ tiền ra. Đầu  tư dây chuyền mới, lò gạch tuy nen mới đương nhiên phải xóa bỏ lò ngói, thiệt hại là họ chịu. 

Sau quá trình thanh, kiểm tra, ngày 31/12/2013, UBND huyện Tân Kỳ đã có Kết luận số 19 chỉ ra 7 sai phạm của Ban quản lý và cá nhân ông Nguyễn Văn Hạnh - Chủ nhiệm HTX Làng nghề ngói Cừa.  Đó là: 

1-  Ông Nguyễn Văn Hạnh đại diện cho HTX ký hợp đồng với Công ty An Phú cung cấp dây chuyền công nghệ với tổng giá trị hợp đồng 2.882 triệu đồng, nhưng không đảm bảo mặt bằng để thực hiện việc lắp đặt dây chuyền công nghệ. Hậu quả là không thực hiện được hợp đồng, do đó số tiền 350 triệu đồng đã chuyển cho Công ty An Phú đến nay chưa được hoàn lại. 

2- Ban quản lý HTX mà đứng đầu là cá nhân ông Nguyễn Văn Hạnh do nhận thức pháp luật còn hạn chế, công tác quản lý, điều hành kinh tế của HTX còn buông lỏng, dẫn đến việc thanh toán tiền mua máy xúc trái với nội dung giao kết hợp đồng, vi phạm nguyên tắc tài chính. Mặc dù chưa có cơ sở để kết luận về dấu hiệu trục lợi cá nhân, nhưng hành vi này đã gây sự hoài nghi và dư luận không tốt trong nội bộ xã viên HTX, gây thất thoát ngân sách nhà nước về thuế GTGT là 34 triệu đồng; 

3- Ông Hạnh không xây dựng kế hoạch, làm không đúng quy trình để xây dựng lò thử nghiệm sản xuất theo công nghệ mới. Mặc dù HTX đã đưa vào lắp đặt máy dập bằng thủy lực để tạo ra sản phẩm mới qua lò thử nghiệm, kết quả đã tạo ra lợi nhuận, chất lượng sản phẩm bước đầu được nâng cao, nhưng chưa tương xứng với tổng chi phí đã đầu tư. 

4- Ông Hạnh không xây dựng kế hoạch chi tiết, không xây dựng dự toán đầu tư cụm công nghiệp theo chủ trương của Đảng, Nhà nước để toàn thể xã viên bàn bạc, vì vậy dẫn đến nhiều xã viên thiếu quyết tâm đầu tư, nghi ngờ lẫn nhau; 

5- Ông Hạnh sử dụng tiền của HTX làm từ thiện, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có một số mục chi còn thiếu dân chủ; 

6- Ông Hạnh không có phương án phù hợp để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà xưởng dùng để sữa chữa máy móc cho xã viên, mặc dù đã đầu tư 205.084.000 đồng vào xây dựng nhà xưởng; 

7- Ông Hạnh chưa công khai đầy đủ hoạt động kinh tế và chưa công khai quyết toán vốn điều lệ của HTX... UBND huyện Tân Kỳ cũng đã  yêu cầu HTX, trực tiếp là ông Nguyễn Văn Hạnh khắc phục các sai phạm nêu trên. 

Qua kết luận của UBND huyện Tân Kỳ và quá trình tìm hiểu cho thấy, mặc dù có vai trò đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của Làng nghề ngói Cừa, song không phải vì thế mà Ban quản lý HTX và cá nhân ông Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hạnh có quyền để xẩy ra những sai phạm nghiêm trọng như vậy. Điều này đang đẩy Làng nghề ngói Cừa lâm vào bế tắc. Ban quản lý HTX và cá nhân ông Nguyễn Văn Hạnh cần thật sự rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển làng nghề, cần phải công khai, dân chủ, thực hiện đúng quy trình để tạo được sự đồng thuận của các thành viên Ban quản lý và xã viên HTX, có như thế HTX làng nghề ngói Cừa mới phát triển một cách bền vững.

Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh của thị trường ngói ngày càng khốc liệt, trong khi đó mỏ đất tốt ở Cừa đang ngày một cạn kiệt, chỉ còn lại là đất thừa đất tận dụng. Nếu HTX không đầu tư đổi mới công nghệ, không có máy làm đất, ngói làm ra không đều, không mịn, giá thành không cạnh tranh thì rất khó chiếm lĩnh thị trường. Ban quản lý HTX không chỉ đơn thuần là vận hành HTX, thu thuế hộ, thu tiền điện hộ… mà còn phải tâm huyết, không ngại đổi mới, biết đầu tư, tổ chức về chiến lược sản xuất, kinh doanh, để sản phẩm ngói Cừa không ngừng tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các xã viên HTX Làng nghề ngói Cừa cần đồng thuận, sáng suốt, “gạn đục, khơi trong”, đánh giá đúng “công” và “tội” của Ban quản lý cũng như cá nhân ông Nguyễn Văn Hạnh trong quá trình phát triển làng nghề, tạo điều kiện cho Ban quản lý làm việc, đưa làng nghề ngày một phát triển… Các xã viên HTX cũng đừng vì những định kiến cá nhân mà tổ chức khiếu kiện kéo dài theo kiểu “đạp đổ”, gây mất ổn định làng nghề. Điều này đang làm ảnh hưởng xấu tới “thương hiệu” ngói Cừa, làm cho Làng nghề ngói Cừa không những có nguy cơ ngày một đi xuống, mà tài sản, vốn liếng của các xã viên còn bị thâm hụt, thua lỗ, quyền lợi các thành viên của HTX sẽ không được đảm bảo. 

Xã viên Hồ Xuân Đông ở đội 1, ngói Cừa: “Tôi nhận thấy ông Hạnh là người tâm huyết với làng nghề, làm được nhiều việc cho làng nghề, nhưng nóng tính, khi quyết định thì ít khi thông qua toàn dân mà chỉ bàn bạc ở tổ, đội, chứ ông Hạnh không vụ lợi.  Bản thân tôi từ khi tham gia HTX, đời sống của gia đình tôi hơn hẳn. Nhà cửa của xã viên ai cũng đàng hoàng, mọi người có xe hơi. Chỉ từ khi HTX có thương hiệu, sản xuất càng mạnh hơn. Nghề ngói hơn hẳn các nghề khác ở Tân Kỳ”. Còn ông Nguyễn Cường một xã viên khác cho rằng: “Trước đây mọi người sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún, tự lo mọi thứ, nay vào HTX được Nhà nước đầu tư đường sá thuận lợi, điện, hỗ trợ công nghệ… hoạt động có quy củ, có tổ chức, thu chi ghi chép rõ ràng. Trước HTX góp công, góp sức, nay phải góp vốn, đầu tư làm ăn lớn. Nếu HTX không chọn được người biết quản lý đồng vốn của xã viên để làm ăn cho hiệu quả thì gay to”. 

Ông Hà Văn Biển – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn: HTX đầu tư dây chuyền sản xuất phôi ngói mới rất tốt. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí cao. Có thể nói, nếu việc tham gia đầu tư vào dây chuyền mới là việc sống còn, ai không tham gia sau này cũng phá sản. Bởi mỏ đất hiện nay là đất thừa thẹo, đất tận dụng, nếu không có máy làm đất, ngói làm ra không đều, không mịn thì rất khó bán. Tham gia vào dây chuyền làm phôi, ban đêm lao động được nghỉ ngơi, không phải đập, đùn đất. 

 

Bài, ảnh:  Trân Châu

Theo Baonghean.vn

 


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66060722

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July