Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Những người làm rạng danh đất học xứ Nghệ Những người làm rạng danh đất học xứ Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean) - 4 HCV, 5 HCB, 6 HCĐ và nhiều Bằng khen ở các kỳ thi Olympic Quốc tế và châu Á, chưa kể hàng ngàn danh hiệu học sinh giỏi Quốc gia, đã nói lên thành tích cực kỳ xuất sắc của học trò trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong chặng đường 40 năm qua…

Mở đầu cho những cuộc chinh phục vinh quang ở các kỳ thi Olympic châu Á và quốc tế của học trò trường Phan là Đinh Văn Dũng (hiện nay là Tiến sỹ, Phó giám đốc Viện Bưu chính Viễn thông – Đại học Quốc gia Hà Nội). Đó là vào năm 1983, lần đầu tiên trường Phan có học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế ở Rumani. Tuy chuyến “mang chiêng đi đánh xứ người” lần đầu đó không thành công nhưng cũng đã đem lại những kinh nghiệm quý giá và đặc biệt là niềm tin và động lực để thầy, trò trường Phan các thế hệ tiếp theo phấn đấu đạt những thành tích cao hơn trong hơn 10 năm gần đây. 

Đội tuyển học sinh giỏi quốc gia bộ môn Vật lý, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu thực hành  trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Mỹ Hà

Đội tuyển học sinh giỏi quốc gia bộ môn Vật lý, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu thực hành trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Mỹ Hà


Từ năm 1985, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, Trường THPT Phan Bội Châu được xác định là mũi nhọn trong chiến lược đào tạo nhân tài của địa phương và được tỉnh tập trung đầu tư mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên trình độ cao. Năm 1986, trường Phan (lúc đó có tên gọi là Trường THPT năng khiếu Phan Bội Châu) tiếp tục có thêm 1 học sinh được lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic học sinh giỏi Toán quốc tế, đó là Đoàn An Hải. Cũng giống như đàn anh khóa trước, Đoàn An Hải vẫn chưa thể giành được vòng nguyệt quế, tuy nhiên sau này một trong những học trò ưu tú của trường Phan đó cũng đã có những thành công xuất sắc trên lĩnh vực khoa học. Hiện nay anh là GS.TS của Trường Đại học Illinois – Hoa Kỳ, Đoàn An Hải chính là người châu Á thứ 3 (sau 2 thí sinh Ấn Độ và Trung Quốc) được Viện Hàn lâm khoa học Mỹ trao giải “Luận văn Tiến sỹ xuất sắc”. Năm 1990, trường Phan có thêm học trò thứ 3 góp mặt trong danh sách đại diện cho nền giáo dục Việt Nam tham gia tranh tài với học sinh giỏi các nước trên thế giới. Đó là Nguyễn Hữu Trung, tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế. Thế nhưng phải đến năm 1991, những nỗ lực phấn đấu của thầy, trò Trường THPT chuyên Phan Bội Châu mới bắt đầu đem lại những kết quả vang dội. 

Người mở đầu danh sách bảng vàng học sinh giỏi quốc tế của trường cũng mang họ Phan và là con trai của Nhà giáo ưu tú Phan Huy Tuấn (nguyên Phó Hiệu trưởng của trường). Trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế diễn ra ở Thuy Điển năm 1991, Phan Bá Tú đã xuất sắc giành Huy chương Bạc. Thành tích này không chỉ khiến cho thầy, trò Trường THPT chuyên Phan Bội Châu tự hào sau bao năm nỗ lực phấn đấu mà còn mở ra hướng chiến lược mới, phương pháp đào tạo phù hợp hơn để liên tục cập nhật với sự phát triển nhanh chóng của khoa học hiện đại. Đồng thời Phan Huy Tú trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ học trò trường Phan tiếp theo.

Phong trào học tập Phan Huy Tú được thầy, trò trường Phan phát động. Chỉ 2 năm sau đó (1993), bảng vàng thành tích học sinh giỏi quốc tế của trường Phan được bổ sung, người mang lại niềm tự hào này là Trương Bá Tú (K20 chuyên Toán). Điều đặc biệt là vào năm 1993, Trương Bá Tú đang là học sinh lớp 11, nhưng đã được tham gia vào đội tuyển quốc gia cùng nhiều đàn anh lớp 12 và anh đã xuất sắc giành HCB. Cả 2 học trò xuất sắc giành giải quốc tế đầu tiên đó của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu hiện nay mỗi người đang theo đuổi một lĩnh vực khác nhau, nhưng đều đạt được những thành công nhất định. Phan Huy Tú hiện là Tiến sỹ – chuyên gia lập trình cao cấp của Microsoft (Mỹ); Trương Bá Tú hiện là Tiến sỹ – Giám đốc Công ty Nhật Việt Group (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh).

Năm 1997, bảng vàng thành tích học sinh giỏi quốc tế của trường Phan ghi danh học trò thứ 3, đó là Nguyễn Cảnh Hào (con trai thầy giáo Nguyễn Cảnh Củng, giáo viên dạy Vật Lý của trường). Cảnh Hào giành được HCB tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế 1997 diễn ra ở Argentina. Năm 1999, trường Phan tiếp tục được vinh danh khi Hồ Ngọc Kỳ mang về chiếc HCB tại kỳ thi Olympic Toán châu Á - Thái Bình Dương. Tiếp nối niềm tự hào của các anh chị khóa trước, năm 2000, Đào Anh Đức là học trò đầu tiên của trường Phan đã lập được “cú đúp”, chỉ trong vòng 1 năm, Đức giành 2 danh hiệu HSG quốc tế: HCĐ Olympic Vật Lý châu Á - Thái Bình Dương và HCĐ Olympic Vật Lý thế giới. 

Từ nền tảng ban đầu đó, bước sang thế kỷ 21, khi mà truyền thống, chất lượng giáo dục - đào tạo của ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước, danh nhân văn hóa dân tộc Phan Bội Châu đã được khẳng định, liên tiếp những vinh quang từ các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được các thế hệ học trò trường Phan mang về. Năm 2002, tại kỳ thi Olympic Hóa thế giới lần thứ 34 diễn ra ở Hà Lan, Đào Thanh Hải giành HCB; Năm 2004, Phạm Trọng Trường giành HCĐ Olympic Vật Lý Châu Á; Năm 2006, Phan Hữu Thành giành HCĐ Olympic Vật Lý thế giới. Đặc biệt liên tiếp trong 2 năm (2007 - 2008), đỉnh cao về chất lượng giáo dục - đào tạo của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu được khẳng định khi có học trò ưu tú Nguyễn Tất Nghĩa lần đầu tiên giành HCV tại một kỳ thi học sinh giỏi quốc tế. Không những thế, Nguyễn Tất Nghĩa còn lập được một “hattrick vàng” với việc giành 2 HCV Olympic Vật Lý thế giới năm 2007 và 2008 và 1 HCV Olympic Vật Lý châu Á năm 2008.

Những năm gần đây, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu luôn đứng vào tốp 3 các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, số lượng học sinh được vào danh sách đội tuyển tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và giành thành tích cao cũng rất nhiều. Có thể kể đến như: Năm 2010, Hồ Sỹ Việt Anh và Nguyễn Cảnh Toàn giành Bằng khen Olympic Tin học thế giới diễn ra tại Canada; Năm 2011, Nguyễn Đình Hội giành HCB và Nguyễn Trung Hưng giành Bằng khen tại kỳ thi Olympic Vật Lý thế giới (riêng Nguyễn Trung Hưng còn giành thêm 1 HCĐ Olympic Vật Lý châu Á - Thái Bình Dương); Nguyễn Huy Hoàng giành HCĐ Olympic Vật Lý châu Á và HCV Olympic Vật Lý thế giới. Năm 2013 vừa qua, Trường Phan cũng có 2 em học sinh giỏi quốc tế là Thái Đình Phúc (giành HCĐ Olympic Tin học châu Á) và Cao Ngọc Thái (là học sinh lớp 11 duy nhất của cả nước được tham dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và giành Bằng khen). Trong năm học 2013 – 2014, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã đạt 84 giải quốc gia – là trường THPT có kết quả HSG quốc gia cao nhất toàn quốc, trong đó có 12 em được dự thi vòng 2 chọn đội tuyển HSG Việt Nam tham dự kỳ thi chọn HSG quốc tế năm 2014. 

Thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đánh giá: "Điều quan trọng là tất cả các học sinh xuất sắc giành giải học sinh giỏi quốc tế cũng như hầu hết các học sinh khác của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, sau khi rời ghế nhà trường đều thành đạt. Điều này khẳng định phương pháp giáo dục, đào tạo của nhà trường rất đúng đắn, không chỉ trang bị cho các em kiến thức căn bản về khoa học mà còn giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai để sau khi trưởng thành dễ dàng hòa nhập với môi trường xã hội".

Không chỉ giành được thành tích cao tại các kỳ thi học sinh giỏi, suốt chặng đường 40 năm qua, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu còn là một trong những ngôi trường dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Rất nhiều học sinh trưởng thành từ đây hiện đang được giao giữ các chức vụ trọng trách ở các cơ quan, ban, ngành của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Những cánh chim đầu đàn đó chính là niềm tự hào cho ngôi trường mang tên nhà yêu nước Phan Bội Châu nói riêng và cũng là niềm tự hào cho quê hương Nghệ An nói chung.

Hoàng Hảo

Theo Baonghean.vn

 


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65211562

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July