Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Tình chưa bao giờ vơi Tình chưa bao giờ vơi , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Anh làm nhiệm vụ cach gác biển trời của Tổ quốc còn chị công tác tại huyện ủy Kì Sơn (Hòa Bình). Mỗi người, mỗi phương nhưng tình yêu của họ dành cho nhau đã lấp đầy mọi khoảng cách không gian, thời gian.


 
 
Tôi đã từng gặp nhiều người phụ nữ là vợ của những người lính đảo vẫn đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Mỗi người mỗi cảnh nhưng họ đều là những phụ nữ luôn son sắt, một lòng thủy chung. Câu chuyện về chị Lý Thị Trang Vân (SN 1979) – vợ của anh Đinh Viết Quang ( SN 1974 đang làm nhiệm vụ tải đảo Trường Sa lớn) một lần nữa tô điểm thêm cho vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam.
 
Những cánh thư duyên
 
Chị Vân hiện đang công tác tại Ủy ban Kiểm tra Đảng của huyện ủy Kì Sơn. Mỗi khi nhắc đến người chồng đang công tác ở nơi hải đảo, chị không giấu được cảm xúc rưng rưng. Chị bảo, chị luôn có niềm tin rằng, ông trời đã run rủi cho chị được gặp anh Quang. Cách đây 15 năm, khi chị Vân tốt nghiệp đại học. Một lần chị vào Thanh Chương (Nghệ An) thăm người quen. Cạnh nhà quen có chiến sĩ lính đảo tên là Quang vừa về nghỉ phép. Khi đó anh Quang đang công tác ở đảo An Bang (thuộc quần đảo Trường Sa). Chẳng hiểu duyên số đưa đẩy thế nào, chị đã gặp và quen anh. Lần đầu gặp nhau, ánh mắt còn thẹn thùng, hai người cũng chỉ kịp biết tên nhau rồi anh Quang lại lên đường đi làm nhiệm vụ.
 
Bẵng đi một thời gian, chị Vân bất ngờ nhận được thư của Quang gửi từ đảo về. Lần đầu bóc phong thư của người lính biển gửi, chị Vẫn cảm động đến rơi nước mắt. Những nét chữ rắn rỏi của anh còn mặn mòi mùi của gió và nắng ở nơi hải đảo xa xôi. Mỗi chữ, mỗi dòng anh viết kể về cuộc sống nơi biển đảo khiến chị càng thêm phần xúc động. Chị đã viết thư hồi âm. Thư qua, thư lại hai người trở nên gần gũi gắn bó với nhau. Rồi chị nhận lời yêu anh qua những cánh thư. Vì bận công tác nên 4 năm trời yêu nhau anh và chị không được gặp nhau.
 
Cuối năm 2003, anh Quang xin nghỉ phép để về nhà bạn gái ra mắt. 28 Tết, anh hẹn chị đến bến xe Hà Đông (cũ) để đón. Không có điện thoại chị xuống đến Hà Đông chờ hàng giờ đồng hồ rồi ngóng từng chuyến xe cập bến. Chị và anh Quang mới gặp nhau có 1 lần nên chị chỉ nhớ mang máng khuôn mắt rắn rỏi của người lính biển mà mình đã nhận lời yêu. Đang mải kiếm tìm giữa dòng người tất bật của ngày cuối năm, chị nhìn thấy một người nước da đen bánh mật. Chị nghĩ lính đảo chắc như thế. Chàng trai này cũng đang ngóng mắt nơi cổng bến tìm người quen. Nghi vào linh cảm của mình chị gọi tên anh. Anh quay lại. “Đó là lần thứ hai tôi gặp anh ấy trong hoàn cảnh đặc biệt như thế”, chị Vân nói.  
 
Sau lần ra mắt ấy, người nhà chị Vân tỏ ra vô cùng lo lắng trước việc chị quyết định lấy chồng là lính đảo. Hàng trăm câu hỏi đặt ra: Lính đảo hàng năm mới về nhà thì tình cảm dần phai nhạt? Ai là người lo cho gia đình? Sinh con ra ai là người chăm sóc con cái? Những lúc khó khăn thì ai gánh đỡ?... Nhưng rồi chị vẫn quyết định lấy anh. Đám cưới của chị cũng như bao đám cưới khác ở xóm Giếng, Hợp Thành, Kỳ Sơn nhưng có điều vất vả hơn cả là đưa dâu về tận Nghệ An.
 
Về “góp gạo thổi cơm chung” cung nhau chưa quen hơi thở của nhau, anh đã lại phải lên đường làm nhiệm vụ, chị về công tác tại huyện Kì Sơn. Anh Quang đi công tác triền miên. Ngày chị sinh đứa con đầu, anh vắng nhà. Đứa con lớn được 18 tháng thì anh mới có dịp nghỉ phép về thăm nhà. Lần đầu gặp bố trong màu áo bộ đội, anh nịnh mãi nhưng bé Ngọc Ánh khóc thét ôm chầm lấy mẹ. Chị Vân sinh cháu thứ hai, anh mới được nghỉ phép. Lần này anh phải làm quen mãi, đứa con gái lớn mới chịu theo bố.
 
Đơn giản, vì … yêu 
 
Mỗi khi chồng được nghỉ phép về quê là những ngày cả nhà chị vui nhất. Chị được phen tất bật chạy chợ, lựa chọn thực phẩm để nấu những món mà chồng thích. Bên mâm cơm, nghe các con hỏi chuyện bố sống ở nơi biển đảo như thế nào, anh Quang lại hào hứng kể cho cả nhà nghe. Mỗi sự việc, mỗi người lính ở nơi đảo xa là một câu chuyện đầy thú vị và cũng hàm chứa sự hy sinh vô bờ của những người lính đảo. Chẳng thế mà mỗi lần anh được về phép, anh Quang cũng tranh thủ làm giúp vợ con sửa lại cải cửa hay đóng lại cái bàn học cho con. Anh Quang làm mọi việc rất cẩn thận và chu đáo như để bù lại quãng thời gian xa nhà cho vợ con. Riêng chị Vân nhìn chồng con mà vui đến trào cả nước mắt. Và đây cũng là lý do giải thích vì sao sau bao năm tình cảm của họ dành cho nhau vẫn “tương kính như tân”.
 
Đến giờ chị Vân vẫn tin rằng, vợ chồng là cái duyên, nợ tiền kiếp. Anh chị đến với nhau cũng thật tình cờ và nó cũng hàm chứa cả sự hy sinh của những người phụ nữ như chị. Làm vợ lính đảo nên chị cũng quen dần với việc chồng xa nhà thường xuyên. Qua những câu chuyện của chồng, chị còn biết nhiều người vợ của những người lính đảo khác còn khó và vất vả hơn mình nhiều lần. “Mỗi câu chuyện của các anh đang làm nhiệm vụ nơi đảo xa khiến tôi càng yêu và hiểu chồng hơn”, chị Vân tâm sự.
 
Người dân quanh xóm Giếng, xã Hợp Thành bảo, chị Vân luôn là người chịu thương, chịu khó và giàu đức hy sinh. Chẳng thế mà mỗi khi anh Quang được về phép cả xóm kéo sang chơi đến chật cả nhà. Anh chị có công to việc lớn là họ cùng xúm tay vào giúp đỡ. Năm ngoái, chị được đơn vị tạo điều kiện cho ra đảo thăm chồng. Chuyến đi đó chị đi 15 ngày. Mỗi khi nhớ lại chuyến đi đầy kỉ niệm đó đến giờ chị Vân vẫn còn rưng rưng: “Sau chuyến đi đó, tôi cảm nhận được cuộc sống trên đảo và tự hào về chồng mình, tự hào có công sức của mình đóng góp vì sự bình yên của Tổ quốc”.
 
Tác giả bài viết: Thuần Việt
Nguồn tin: Báo Phụ Nữ Việt Nam/ Nghean24h

  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65161546

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July