Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Tính cách Nghệ qua con mắt của dịch giả Đoàn Tử Huyến: Gàn! Tính cách Nghệ qua con mắt của dịch giả Đoàn Tử Huyến: Gàn! , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Đầu năm mới, dịch giả Đoàn Tử Huyến - người từng dịch kiệt tác “Nghệ nhân và Margarita” chia sẽ với Lao Động Bắc Miền Trung về “Nghệ nhân”, nhưng không phải… người Nga mà là… người Nghệ.

 

Dịch giả Đoàn Tử Huyến: Ảnh tư liệu

* Lâu giờ ông có về quê không? 

Có chứ, làm sao bỏ quê được! Có điều, ở quê bây giờ hầu hết là người già và trẻ con, thanh niên đi đâu hết cả. Đến thằng cháu tôi ở tù về, được tạo điều kiện hòa nhập, cho  làm cán bộ  thôn mà còn chê, chạy vào Sài Gòn làm thuê. Đến nỗi, họ nhà tôi có cụ 60 tuổi rồi còn được bầu làm… bí thư chi đoàn, vui ghê!

* Sợ là đi rồi lại lộn về ấy chứ! rồi đầu năm ngoái chẳng phải rộ lên phong trào “tẩy chay lao động Thanh  - Nghệ  - Tĩnh”  đấy  là  gì! Thực ra, ông thấy… có oan cho quê mình?

Tẩy chay đâu chả  thấy! Vẫn có  thấy đứa nào lộn về đâu! Còn oan thì không hẳn, vì cũng có  cái  người  ta  chê  đúng  đấy,  chứ  không  phải  là không. Nhưng dân “quê choa” đâu chỉ có vậy, nếu như biết rèn giữa, tinh lọc...

* Không “oan” ở chỗ nào, theo ông?

Tính… “keo kiệt”, chăng hạn! Hay nói lịch sự ra  thì  là  tiết kiệm. Bản  thân  tôi cũng  là một người  rất  tiết kiệm  (chăng hạn như bạn nói chuyện với tôi bằng điện thoại di dộng nãy giờ là tôi thấy rất xót cho bạn). Vì thế nên chỉ có dân mình mới nghĩ ra cái chuyện “cá gỗ”.

Tất nhiên, bên cạnh đó cũng có những người hào phóng mà có thể bạn chưa có duyên gặp,  hoặc  có  khi  gặp  rồi mà  không  biết.  Thực  ra, trước, giao lưu vùng miền còn ít nhưng giờ thì nhiều khoảng  cách,  ranh giới đã bị xóa nhòa nên  cái gọi là “tính cách vùng” và sự khác biệt đến nay theo tôi không còn đậm và rõ như trước để mà chúng ta phải quá nghi ngại nhau như thế. 

* Truyện “cá gỗ”, theo ông có cho thấy người Nghệ có tính tự trào, “nào ai có khảo mà mình lại xưng” nên mới thành ra… điều tiếng?

Đúng  là người Nghệ rất  thích  tự  trào. Có  thể cũng là một cách để họ đi qua cái nghèo cái khổ. Nhưng tính tiết kiệm thì là có đấy, về cơ bản là nổi bật hơn vùng khác. Mà tiết kiệm, quá đi một chút thì lại thành keo kiệt, khổ thế!

*Định kiến này vẻ như đã dần được dỡ bỏ nhờ “đóng góp” của… “đại gia Hà Tĩnh” với đám cưới  siêu  sang và  thậm chí nghe đâu, còn đang định  lấn sân showbiz không kém Lý Nhã Kỳ. Hoặc nếu có tiết kiệm thì cũng chỉ là “tiết kiệm… vải” kiểu như Bà Tưng, buồn nhỉ!

Tôi không có “may mắn” quen “đại gia”  lẫn Bà Tưng nên  cũng không  rõ họ  làm  thế để làm gì. Còn nếu như đó là vì hám danh thì đó đương nhiên là xấu rồi. Hám bất cứ cái gì thì cũng xấu chứ không chỉ mỗi háo danh, nếu chiếu theo quan điểm nhà Phật. Biết đủ  là đủ - đó cũng  là cái hay  thường thấy ở người nông dân Nam Bộ.

Cố nhiên là điều này cũng có thể dẫn đến mặt trái của nó là cuộc sống hơi tạm bợ. Nhưng nếu như đây  thực  sự  là một  triết lý sống thì ý nghĩa tích cực của nó lại là giúp con người ta được sống thanh thản, không bị chi phối bởi những cái ngoài mình dễ khiến họ đánh mất mình  lúc nào không biết.

* Người Nghệ nói riêng và dân miền Trung nói chung có tiếng là sống quyết liệt, nỗ lực cải tạo hoàn cảnh đến cùng. Có vẻ như ông không đồng tình với cách sống đó?

Thì  lúc  này,  người  ta  hay  nói  đến  từ  “sống chậm”, sống thân thiện với môi trường, thiên nhiên…,  tôi cho, cũng  là có  lý của nó. Dù  thực  ra, quan niệm sống đó vốn đã có từ lâu. Ngay cả người Nghệ,  hay  người miền  Trung  nói  chung,  theo  tôi, cũng chính nhờ vào phong cảnh thiên nhiên trữ tình mà họ mới có được sự sảng khoái trong lao động, biết yêu cái đẹp hơn và sống  lạc quan hơn.

Cái đất sinh ra nhiều thi sĩ, văn nhân hăn cũng còn vì thế! Luôn luôn, vẫn có thể xảy ra hai xu hướng: một là cực khổ - đè nén, hai là bứt ra, bung nở. Lại cũng có trường hợp  “bung”  quá  do  phát  triển  không  bền  vững,  do nhận thức không đầy đủ, lệch lạc, méo mó, do muốn chứng tỏ…

Đã thế, lại còn thêm nỗi báo đài, truyền thông suốt ngày ra rả, chạy theo cổ suý giàu sang, vật chất, vẽ  ra những giấc mơ “đổi đời” dễ dàng  thông qua truyền hình thực tế (mà ở nông thôn, dân họ thích xem và tin TV đến mức nào thì chị cũng biết rồi)… Nhưng cái đó  thì  tôi nghĩ không chỉ mỗi dân Nghệ mà dân Việt Nam mình nói chung  cũng  thường dễ mắc phải, khi tiếp nhận những cái bên ngoài.

* Nhưng cũng qua báo đài mà chúng  ta mới được biết một hình ảnh đẹp như nguyên Phó Giám đốc Sở Công thương Nghệ An đã hy sinh trên đường cứu trợ đồng bào lũ lụt, đúng không?

Tình cờ ngày hôm đó, xe của tôi cũng chỉ chạy trước đó  tầm 3-4  tiếng, qua đúng chỗ đó… mà  không  biết  sau  lưng mình  sau  đó  sẽ  là  cả một câu chuyện  lay động  lòng người. Những người  tốt, thường thì họ lặng lẽ, mà không cần đến báo đài, tôi tin là thế.

* Có câu: “Gái Nghệ (hay rộng ra là phụ nữ miền Trung)  là những người  luôn  sẵn  sàng mặc áo vá cho chồng được ăn ngon, nhưng cũng lại sẵn sàng đốt nhà nếu như chồng về muộn không có lý do”, anh thấy có đúng?

Nếu đúng thế thì tôi sẽ… bỏ đi, và nói chung đàn ông thường là thế, vì chúng tôi cần được về muộn hơn là ăn ngon (cười).

* Đàn ông miền Trung là chúa gia trưởng mà!

 Không, đấy là tự do! Ai mà không muốn có tự do cơ chứ?

*Lại  cũng  có  câu:  “Một  anh  người  Nghệ  rơi xuống hố  thì  tự ngoi  lên được, nhưng nếu  là ba anh thì… không, không anh nào cả, chỉ vì bị hai anh kia giữ chặt”. Có chuyện đó không, theo ông?

Chuyện này, theo như tôi biết là có nhiều hơn ở một địa phương khác kia. Người Nghệ, trái lại, có tình đồng hương rất mạnh đấy chứ! Dù ngay cả đặc điểm này, có thể cũng chưa hăn là một yếu tố tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Có chăng thì tôi có từng nghe một bài thơ chế vui vui thế này: “Thân thể ở trong Vinh/Tinh thần ở ngoài Vinh/Muốn nên sự nghiệp lớn/Mau mau chuồn khỏi Vinh”. Đúng  là,  tôi  từng  thấy có những người  ở  lại,  giỏi  hăn  hoi,  mà  không  nên  được  sự nghiệp lớn hay ngược lại, gây nên được nghiệp lớn tại Hà Nội hay TPHCM hay thậm chí là ở nước ngoài…

Nhưng chuyện đó, thực ra cũng không có gì là lạ. Số phận mỗi người là một nhẽ. Và theo lẽ thường, người tài muốn thành danh thì cũng cần đến đất dụng võ ở những môi  trường  tốt nhất, quy  tụ người  tài  từ khắp mọi  nơi  như  TP.HCM,  Hà  Nội…  Đổ  lỗi  cho môi trường thực ra không phải là một cách hay, ngay cả khi nó có thể ít nhiều tác động. Người Nghệ mình, hay hay dở,  theo  tôi đôi khi đều nằm ở chỗ:  tưởng cái gì mình cũng làm được hết.

Thế nên, quyết  liệt,  thông minh  cũng  là họ; mà “ấm ức, ăn  thua” có  thể cũng  là họ,  theo kiểu: “Ông khinh tôi thì tôi sẽ chứng minh cho ông biết”, “giàu có nhà quê không bằng ngồi lê kẻ chợ…”.

Có thế họ mới thoát nghèo được chứ! Lịch sử di dân,  cộng  với  điều  kiện  sản  xuất  khắc  nghiệt có thể cũng là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên tính cách Nghệ - có gì giống với dân Cô - dắc của Nga: thông minh, cương nghị, kiên trì, quyết liệt…

Về cơ bản, thật đáng quý! 

 

TIẾN SĨ NGUYỄN SĨ DŨNG: Tôi là một Nghệ nhân. Nghệ nhân ở đây không phải là người giỏi tay nghề, mà chỉ đơn giản là người xứ Nghệ. Nhận xét về người xứ Nghệ vì vậy chẳng qua là tự nhận xét về mình. Kiểu gì cũng khó khách quan. Người Nghệ trực tính, thích nói về mình. Nói thẳng chưa chắc đã dễ nghe, nhưng rõ ràng là dễ hiểu. Ngoài ra, người Nghệ cũng hay đấu tranh cho lẽ phải. Đấy là một ưu điểm rất dễ trở thành khuyết điểm, đặc biệt là trong trường hợp bạn bao giờ cũng cứ coi “lý do to hơn mục đích”. Ngoài ra, gàn cũng là một đặc điểm tính cách của dân xứ Nghệ. Gàn thì rõ ràng thật hay, nhưng uyển chuyển quá chưa chắc đã làm cho người ta dễ chịu. Tôi quý trọng những đặc tính của con người xứ Nghệ không hẳn vì chúng tốt đẹp hơn so với đặc tính của những người dân xứ khác. Tôi quý trọng chúng chỉ vì chúng là một phần của bản sắc và cốt cách của con người xứ Nghệ quê tôi.

 



Tác giả bài viết: Lê Thị Thu Thủy thực hiện
Nguồn tin: Báo Lao Động/ nghean24h

  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66034251

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July