Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Dị nhân mù tài hoa và mối tình cảm động trời đất Dị nhân mù tài hoa và mối tình cảm động trời đất , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ông được biết đến như một nghệ sĩ đàn bầu thực thụ. Những ngón đàn lúc nức nở, lúc nỉ non của ông đã làm xiêu lòng cô thôn nữ nổi tiếng xinh đẹp.


Hai vợ chồng ông Phan Văn Dương.
Hai vợ chồng ông Phan Văn Dương.
 

Trải qua bao sóng gió, câu chuyện tình gây xúc động một thời đến nay vẫn được nhiều người lưu kể.

Dị nhân lắm biệt tài

Ông sinh ra không được may mắn khi mắt bị loà mà gia cảnh lại quá nghèo. “Tất cả là do nghịch cảnh mưu sinh buộc tôi phải bươn chải hơn người bình thường để thích nghi và tồn tại”, ông tâm sự rất chân thực vậy. Tuy nhiên, dẫu gì thì một người bị khiếm thị mà có thể chơi đàn, đan lát, sửa khóa và đi xe đạp thành thục còn hơn cả người bình thường như ông Phan Văn Dương kể ra cũng độc nhất vô nhị.

Ông Dương sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo của “rốn lụt” Hà Tĩnh. Khi cất tiếng khóc chào đời, cậu bé Dương đã không có may mắn được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Biến cố đầu tiên trong cuộc đời ông có lẽ bắt đầu từ năm 7 tuổi, tích tắc ông trở thành trẻ mồ côi khi cả bố lẫn mẹ bị mất đi trong một tai nạn giao thông. Ba đứa trẻ bơ vơ như “rắn mất đầu”, từ đó tự rau cháo nuôi nhau bằng nghề mò cua bắt ốc. Trải lòng mình, ông bảo, có những lúc tuyệt vọng muốn buông xuôi cuộc sống, khóc tủi phận mình. Nhưng nghĩ tới hai đứa em đang nheo nhóc mồ côi cả bố lẫn mẹ, ông lại không cho phép mình yếu lòng, dẫu thực tế lúc đó ông không lo được gì cho chúng.

Cảnh nhà cơ hàn, bố mẹ lại ra đi đột ngột, không để lại một tài sản gì có giá trị, anh em ông đã sống lay lắt suốt những năm tháng tuổi thơ. Lớn hơn một chút, các câu chuyện về những mảnh đời bất hạnh như người mù làm tăm tre đi bán từ thiện, bán vé số, học nghề, trẻ mồ côi đi đánh giày... từ chiếc radio của hàng xóm, khiến ông quyết tâm rời nhà để tự lập. Sau khi gửi hai em về nhà ông bà ngoại, Dương mò mẫm chiếc gậy tre - người bạn của mình tìm đường ra đi. Lúc đó, trong lòng cậu thanh niên 13 tuổi ấy vẫn chưa biết rồi mình sẽ đi đâu, về đâu, làm gì. Anh như một người hành khất mất phương hướng, chỉ biết là phải đi mà thôi.

Sau nhiều ngày cuốc bộ trong bóng đêm, Dương cũng đặt chân được đến TP. Vinh (Nghệ An). Lúc này trong túi không có đồng tiền nào, bụng thì cồn cào, anh quyết định khởi nghiệp bằng nghề... ăn xin. Khi có chút ít tiền, Dương lên tàu vào Sài Gòn- miền đất hứa mà những phận đời mưu sinh hè phố vẫn thường rỉ tai nhau. Ngày đi bán vé số, đến buổi lại đi xin ăn, ngủ nhờ. Cuộc sống vạ vật đầu đường xó chợ đã nuôi anh lớn. Sau nhiều năm chắt bóp, Dương có được một ít tiền để thực hiện tâm nguyện học một nghề kiếm sống. Nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối vì không ai đồng ý nhận người mù. Không nản chí, Dương lại ngược ra Bắc. Bước chân run rủi đã đưa anh đến với đất cảng Hải Phòng. Tại đây, anh được học nghề sửa chữa khóa. Sau nhiều ngày mò mẫm đi gõ cửa các nơi xin học nhưng không ai chịu nhận, ông quyết định tự mày mò. Sau 5 năm kiên trì không mệt mỏi, ông đã trở thành người thợ khóa giỏi.

Có nghề trong tay, ông lại khăn đùm khăn gói trở lại quê nhà lập nghiệp. Một số bà con tốt bụng đã giúp ông dựng lại túp lều tranh trên mảnh đất cũ của bố mẹ. Lúc này, hai đứa em của ông đã rời quê đi mưu sinh. Từ ấy, với hộp đồ nghề nho nhỏ, bước chân ông lại dò dẫm cùng cây gậy đi khắp làng trên xóm dưới để sửa ổ khóa cho mọi người. Nhiều người được chứng kiến tài nghệ sửa khóa của ông,  tâm sự rằng: Dù không nhìn thấy, nhưng ông thao tác rất tài tình, chính xác. Chỉ cần vài thao tác khéo léo, khóa dù khó đến mấy cũng được ông sửa ngon lành. Mỗi lần thế ông chỉ dám nhận đôi ba đồng tiền công gọi là, còn nhà nào nghèo quá thì thôi. Cái tài của ông nhanh chóng lan rộng khắp một vùng quê nghèo. Nhiều lần, các ban ngành trong tỉnh phải nhờ đến ông giải nguy.

Ông Dương đang chơi đàn bầu.

Chuyện tình chàng mù và thôn nữ xinh đẹp

Bên cốc nước mát, khách và chủ ngồi hàn huyên rôm rả. Sau câu chuyện về những nẻo đường đời đầy chông chênh vất vả của một người khiếm thị, ông bỗng đổi tông sang một đề tài khác: Đó là chuyện tình của chính mình.

Trong một lần đi sửa khóa, ông Phan Văn Dương vô tình được nghe gia chủ đánh đàn bầu. Những tiếng đàn mềm mại, nỉ non đã cuốn bước chân ông đi về hướng đó và ngồi lặng đi. Không kìm được lòng mình, khi chủ vừa dứt tiếng đàn, ông sà lại xin được chơi thử. Tuy là lần đầu tiên chạm đến đàn, thế mà khúc “Ví giận thương” được ngân lên qua ngón tay rung chuyển của ông thật có “tình”, cứ như do một người thuần thục gảy. Khi biết đây là lần đầu ông đánh đàn bầu, gia chủ đã không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục. Sau một hồi trà nước đàm đạo, người chủ này đã quyết định tặng ông cây đàn. Từ đó, ông có thêm một người bạn cho cuộc sống của mình. Những tiếng đàn như khúc trải lòng cho những tâm tư sâu kín của ông. Ông “nói” được với nó, nó “thấm” được lòng ông. Cuộc sống của người đàn ông có phần khiếm khuyết đó đã đỡ buồn tẻ hơn.

Những ngón đàn nỉ non, trầm bổng, cùng giọng hát có sức lay động lòng người của ông đã bay đến tai cô hàng xóm Tạ Thị Thúy, khiến bước chân cô thôn nữ cứ lần lữa không muốn rời. Rồi từ đó, mỗi lần nghe chàng đánh đàn, nàng lại ngẩn ngơ. Tiếng đàn như sợi tơ hồng thắt buộc hai người lại với nhau, họ nên duyên vợ chồng từ đó. Khi đã lên chức bà, đầu hai thứ tóc, cô thôn nữ ngày ấy giờ đã hơn 60 tuổi vui vẻ kể lại cho khách nghe: "Không phải đợi đến lúc nghe tiếng đàn, tôi mới thích ông ấy đâu. Ngày ông Dương mới từ Hải Phòng về quê lập nghiệp bằng nghề sửa chữa khóa, tôi đã ngưỡng mộ ông ấy rồi. Tuy mắt bị mù nhưng ông sửa khóa rất giỏi. Dần dần cảm thương ông ấy lúc nào không hay”.

Ngày hay tin con gái vốn nổi tiếng xinh đẹp trong làng đem lòng yêu thương chàng trai mù nghèo, gia đình Thúy phản đối quyết liệt. Thậm chí họ còn lừa để đưa cô rời làng đi xa, tách khỏi Dương. Nhưng rồi tình yêu mãnh liệt lại giúp cô tìm được đường về. Phần Dương, mặc dù trong lòng rất thương yêu cô hàng xóm, nhưng biết phận mình khiếm khuyết nên không dám đón nhận tình cảm của Thúy, sợ làm cô khổ. Rồi khi nghe chuyện nhà cô một mực ngăn cản, Dương lại càng ái ngại hơn. Nhưng khi Thúy trở về, anh đã không thể kìm nén được lòng mình, đôi trẻ quyết định gắn bó với nhau. Đến khi tiếng khóc của đứa con trai đầu lòng cất lên thì ông bà ngoại mới chấp nhận Dương là con rể. Vợ chồng Dương - Thúy sống với nhau hạnh phúc cùng 5 người con trong ngôi nhà cấp 4 giản dị.

Ngoài những biệt tài như sửa chữa khóa, đánh đàn bầu, hát hay, ông Dương còn được nhiều người biết đến với khả năng đan lát giỏi. Chỉ vào những chiếc rổ rá, nơm, giỏ bày la liệt trong nhà, ông Dương bảo: "Mấy năm nay, nghề sửa khóa không còn thịnh như trước, không đủ để nuôi sống gia đình, nên ông quay sang học đan lát và tạo ra những sản phẩm này, để bà mang ra chợ bán kiếm đồng đắp đổi cân gạo, bó rau”. Sản phẩm của ông làm không đủ cung vì nó vừa bền lại rất đẹp, được nhiều người ưa chuộng.

Người dân trong làng còn kể nhiều chuyện về việc ông đi xe đạp thoăn thoắt. Nhưng bây giờ, sức khỏe có phần yếu đi nên bà và con cháu hạn chế, không cho ông đi lại bằng phương tiện này. Bất đắc dĩ lắm, như hôm nay ông mới “động” đến nó.

Bên cốc nước mới, ông Dương khiêm tốn bảo: "Thực ra tôi đâu có tài cán gì, chẳng qua là nghịch cảnh mưu sinh nó bắt mình phải thế. Muốn tồn tại thì phải biết làm, những công việc ấy cứ lặp đi lặp lại thành quen tay...”. Ông nói vậy, chứ cái tài của ông khiến không ít người thường cũng phải “phục sát đất”.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=703417#ixzz2eHyGfww9 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66026213

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July