Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Cô giáo tật nguyền gần 40 năm thờ di ảnh người yêu Cô giáo tật nguyền gần 40 năm thờ di ảnh người yêu , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dáng người nhỏ thó, nặng chỉ tầm 35kg với đôi chân tật nguyền, nhưng gần 40 năm trời, cô vẫn âm thầm lập bàn thờ cho người chồng "lỡ hẹn" trong căn nhà lụp xụp 8m2. Đáng khâm phục hơn, cũng từng ấy năm trời, người phụ nữ đó đã nghị lực vượt lên hoàn cảnh, cố lê từng bước chân khó nhọc để đến trường và gieo từng con chữ cho các em học sinh.


Cô giáo Phạm Hoàng Ngân bên căn nhà nhỏ dưới dốc Truông Thọ.
Cô giáo Phạm Hoàng Ngân bên căn nhà nhỏ dưới dốc Truông Thọ.
 

Nghị lực phi thường của cô bé tật nguyền

Giữa những ngày nắng hè gay gắt của miền Trung, chúng tôi tìm về ngôi nhà của người giáo viên đặc biệt Phạm Hoàng Ngân (SN 1949) ở xóm 14, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Căn nhà nhỏ lụp xụp nằm ẩn mình dưới dốc Truông Thọ. Thấy có khách lạ đến, cô niềm nở đón tiếp. Những bước đi khập khà, khập khiễng nhưng rất khéo léo làm chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.

Uống ngụm nước chè chát, cô nhớ lại những thăng trầm mà mình đã trải qua. Ngay từ lúc mới lọt lòng, Phạm Hoàng Ngân đã bị tật bẩm sinh chân trái, bàn chân co quắp lại nên không thể di chuyển. Ngân lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo có đến 9 anh chị em. Mặc dù là con út nhưng cô bé phải chịu nhiều thiệt thòi, khi không thể đến trường đúng tuổi như bao bạn bè cùng trang lứa chỉ vì tàn tật. "Chiếc giường tôi nằm lúc đó có cửa sổ hướng ra đường, nhiều hôm thấy các bạn trong xóm tung tăng chạy nhảy, ôm cặp đến trường, nước mắt tôi lại chảy trào...", cô Ngân hồi nhớ.

Một lần về thăm quê, anh trai của Ngân lúc đó đang là cán bộ Bảo tàng quân đội, đã tìm mọi cách đưa Ngân đến bệnh viện huyện, tỉnh chữa trị. Nhưng tất cả đều vô vọng bởi chân đã teo tóp quá lâu. Một bác sỹ khi ấy đã gợi ý anh trai Ngân nên đưa em ra bệnh viện Việt Đức, Hà Nội thì may ra mới "cà nhắc" được. Thế rồi, nghị lực và lòng khát khao được đến lớp của Ngân trỗi dậy. Thương con, gia đình đành nhắm mắt để Ngân một mình ra Hà Nội thực hiện ước mơ của mình.

Đêm đó, rời bệnh viện Nghệ An, cô bé sắp xếp hành lý rồi leo lên tàu với đôi nạng chống chân ra Hà Nội tìm anh trai để chữa bệnh. Nói là hành lý nhưng chỉ có chiếc túi nhỏ được làm từ cói và bộ quần áo rách dự phòng. Tới Hà Nội khi trời tờ mờ sáng, Ngân chỉ biết ngồi khóc bên vệ đường. Ở đây cô bé hết sức lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên Ngân thấy "đèn đỏ ngược" mà không đổ dầu, cũng là lần đầu tiên trong đời nhìn thấy và thưởng thức cái sợi mì lẫn thịt mà người Hà Nội gọi là "phở" và hàng trăm thứ lạ lẫm khác cô chưa từng thấy. Sau đó, cô được một người phụ nữ mang sắc phục công an đến hỏi thăm.

Nhớ lời mẹ dặn, Ngân liền đưa tờ giấy ghi địa chỉ mình cần đến ra và sau đó được người phụ nữ ấy dẫn đến Viện bảo tàng quân đội gặp anh trai. Sau này cô mới biết nữ công an tốt bụng chuyên đứng trực đèn giao thông đó là Nguyễn Thị Vọng. Tại Hà Nội, Ngân được giáo sư Tôn Thất Tùng trực tiếp phẫu thuật. Sau hơn 8 tháng điều trị, cô được về quê và bắt đầu thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình là được đến trường.

Quãng đường từ nhà đến trường dài 5 cây số nên gia đình đã phải vay vượn tiền để mua cho Ngân chiếc xe đạp cùi, rồi nhờ bạn bè thay nhau chở đến trường. Năm 1965, Ngân tốt nghiệp tú tài loại xuất sắc và thi vào trường trung cấp sư phạm Nam Đàn (Nghệ An). Dù khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí từng bị nhà trường từ chối vì bị tật, nhưng cô vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng. Không những là sinh viên gương mẫu, cô còn được thầy cô, bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Năm 1968, cô ra trường với tấm bằng loại khá. Mặc dù đôi chân bị thọt nhưng cô vẫn xung phong lên huyện miền núi Nghĩa Đàn công tác, cũng chính từ đây một mối tình đặc biệt, sâu sắc nhưng cảm động đã đến với cô giáo trẻ.

Son sắt với mối tình "lỡ hẹn"

Những ngày đầu sống một mình nơi núi rừng thuộc xã Nghĩa Quang, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), nhiều đêm cô giáo trẻ đã khóc. Đơn giản vì xa nhà và tủi cho số phận khi phải mang trên mình căn bệnh bẩm sinh. Nhưng cũng chính thời gian công tác ở đây, cô giáo trẻ đã gặp và đem lòng yêu mến chàng trai bộ đội gốc Ninh Bình tên Nguyễn Thanh Tùng. Chàng trai khâm phục nghị lực phi thường của người con gái nhỏ nhắn nhưng không khuất phục trước số phận, còn cô gái ấn tượng về chàng trai ăn nói nhẹ nhàng, biết quan tâm đến người khác. Nói là yêu nhau nhưng họ chỉ dám cầm tay vội vã, mỗi lúc gặp nhau chỉ biết nhìn lén. Tất cả những tâm tình đều gói gọn vào những phong thư viết vội.

Cứ mỗi dịp cuối tuần cô lại tranh thủ đạp xe về quê với gia đình, những lúc đó chàng trai trẻ lại nhân cơ hội để xin được chở về nhà. Trên chiếc xe đạp cũ, cô giáo trẻ không dám ngồi gần mà chỉ ngồi tít phía sau yên xe. Tình yêu của họ được hai gia đình vun xới, bạn bè ủng hộ. Một hạnh phúc viên mãn tưởng chừng sẽ đến, thế nhưng do yêu cầu của chiến tranh, họ phải gác lại mọi dự định...

Năm 1972 chàng trai được lệnh lên đường nhập ngũ. Trước khi đi anh chỉ kịp gửi lại cho cô giáo trẻ phong thư và chiếc khăn với lời nhắn nhủ: "Em ở lại nhớ giữ gìn sức khỏe và công tác tốt, gắng đợi anh 3 năm nhé, nhất định anh sẽ về", cô giáo Ngân nhớ lại. Những ngày tháng xa nhau lại là những ngày tháng hạnh phúc nhất khi họ luôn nhớ về nhau qua những món quà nhỏ và những lá thư được chuyển từ đồng đội. Thế nhưng, hai năm sau, cô giáo trẻ nhận tin dữ khi biết người mình yêu đã hy sinh tại chiến trường miền Nam. "Cầm tờ báo tử trên tay, nước mắt tôi chảy dài, cay xè không nhìn thấy đường đi, nhưng vẫn nuôi hy vọng đó là tin sai. Tôi vội đạp xe lên Nghĩa Đàn nơi đơn vị anh đóng quân để kiểm tra lại, nhưng đó chỉ là hy vọng mong manh mà thôi", cô Ngân bùi ngùi.

Mặc dù chưa tổ chức đám cưới, chưa một lần chung sống với nhau nhưng cô giáo trẻ đã xem anh là người chồng của mình. Cô liền xin bố mẹ lập riêng một bàn thờ để thờ người yêu đã hy sinh. Hằng ngày lo hương khói cho người chồng đặc biệt.

Từ khi người yêu hy sinh cho đến khi nghỉ hưu (2005), bỏ qua tất cả mặc cảm, bỏ qua cả những đêm trăng tình tứ hứa hẹn của nhiều chàng trai, cô giáo Phạm Hoàng Ngân chỉ dành thời gian cho việc giảng dạy, lấy học trò làm niềm vui. Sau đó, cũng có nhiều người bàn cô "tìm" đứa con để có người đi ra, đi vào khi tuổi xế chiều, nhưng cô giáo Ngân vẫn trung thành với lời hứa của mình. Thế nên, đến bây giờ cô vẫn một mình lẻ bóng.

Nỗi buồn biết ngỏ cùng ai

Lập "thư viện"cho học sinh

Với lượng sách khá lớn, từ ngày về hưu, cô giáo Phạm Hoàng Ngân đã đồng thời biến ngôi nhà chật chội của mình thành thư viện cho học sinh trong vùng. Đó là cách cô kiếm tìm niềm vui bởi sự qua lại, trò chuyện của học trò, phụ đạo miễn phí cho các em cũng là cách để không lãng phí số tài sản về tri thức của mình.

Năm 1991, để thuận tiện cho việc dạy học vì đi lại quá xa với đôi chân tật nguyền, cô giáo Ngân đã gom góp hết tiền lương của mình mua một mảnh đất nằm trên trục đường (537 lúc bấy giờ) hiện nay là quốc lộ 48B. Nhưng khổ thay, với số tiền ít ỏi, cô chỉ đủ tiền mua được một miếng đất tý tẹo vốn khô cằn sỏi đá mà nhiều người đã chừa lại không muốn dựng nhà. Mảnh đất nhỏ xíu 15 mét vuông đó cũng đã ngốn số tiền "khổng lồ" của cô tích góp vào con lợn nhựa mấy chục năm đứng trên bục giảng. Đất mua xong nhưng cô hoàn toàn bất lực để dựng một căn nhà nhỏ. Thấy vậy, đứa cháu tốt bụng đã giúp cô xây lại ngôi nhà rộng chừng 8 mét vuông được làm bằng những viên táp lô rẻ tiền.

Căn nhà nhỏ mỗi lúc mưa xuống lại dột khắp nhà, đến chiếc giường ngủ cũng phải đặt lỉnh kỉnh xoong nồi để hứng nước mưa. Những hôm mưa to, bão lũ, cô lại chạy sang nhà hàng xóm tốt bụng để lánh nạn.

Mong mỏi có được ngôi nhà tử tế làm nơi lưu trữ sách cũng không được vì mỗi lúc trời mưa xuống những cuốn sách quý mà cô dày công sưu tầm nhiều năm trời trong thời gian đi dạy lại bị ướt. Cuối năm 2004 cô đành cho đi hơn 200 cuốn sách quý của mình. "Đó là việc bất đắc dĩ thôi, giờ nghĩ lại rất tiếc nhưng để lại ở nhà mình cũng bị nát dần vì ngấm nước. Cô chỉ giữ lại một ít để làm thư viện cho học sinh trong vùng", cô nói.

Hiện nay, ngoài cái chân tật nguyền thường xuyên đau nhức mỗi khi trở trời, cô Ngân còn bị căn bệnh dạ dày hành hạ. Vì thế, những đồng tiền lương hưu ít ỏi của cô cũng ném vào tiền thuốc để chữa bệnh. Có thể vì nguyên nhân này mà trong ngôi nhà bé tí của cô không có gì đáng giá. Nhưng bất chấp những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, cô tự hào và kiếm tìm hạnh phúc qua ký ức từ mối tình sắt son gần 40 năm với "người chồng" đã đi xa không bao giờ trở lại...



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=685981#ixzz2cKGMC2fT 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66025495

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July