Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện tình "cổ tích" của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước Chuyện tình "cổ tích" của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân trí) - Đến với nhau trong khói lửa chiến chinh, ở với nhau được một ngày là biền biệt suốt mấy mươi năm, gần 60 năm chung sống, món quà đẹp nhất ông tặng bà là đôi dép cao su và một bài thơ. Tướng Thước tự nhận mình là người “nể” vợ.

 

Bức ảnh chụp cả gia đình Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trước khi vợ ông lâm bệnh nặn
  Bức ảnh chụp cả gia đình Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trước khi vợ ông lâm bệnh nặng

 


Giây phút định mệnh

Ông là một trong những vị tướng tài ba đã từng giữ chức tham mưu trưởng chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, tư lệnh trưởng quân khu 4 - góp công lớn vào chiến thắng miền Nam giải phóng đất nước... Sự can trường, tài thao lược của trung tướng Nguyễn Quốc Thước là những bức hoành phi lịch sử được đất nước ghi nhận. Nhưng câu chuyện tình của vị tướng danh tiếng này dường như là khoảng trời bí mật mà mãi sau này, khi ở cái tuổi xế chiều, tướng Thước mới bật mí câu chuyện tình yêu như một huyền thoại giữa đời thường

 

“Nam chinh bắc chiến” suốt bao năm, trải bao chiến trường khốc liệt trong Nam, ngoài Bắc nhưng đến năm 32 tuổi, ông Thước vẫn chưa “có một mảnh tình vắt vai”. “Mà chiến trường sống - chết cách nhau chỉ trong gang tấc, thế nên không chỉ anh em trong đơn vị sốt ruột mà ngay cả người mẹ ở quê cũng liên tục đánh điện “thúc” tôi lấy vợ sớm”, tướng Thước cười nói.

 

Năm 1958, nhân một cuộc họp ra Bắc, cấp trên đã tạo điều kiện để ông ghé thăm nhà. Trước khi đi, vị chỉ huy ấy còn gọi ông đến ra lệnh: “Lần này, ngoài nhiệm vụ số 1 là phải hoàn thành, yêu cầu đồng chí phải khẩn trương tìm vợ, tạo hậu phương vững chắc...”.
 
Tướng Thước tâm sự, nhiệm vụ số 1 thì ông không ngại, nhưng đến khi nghe đồng chí chỉ huy giao “nhiệm vụ số 2” thì cũng lo đến “vã mồ hôi”. Xông pha, “thét ra lửa” trên chiến trường không biết sợ nhưng hễ cứ gặp đàn bà, con gái là ông lại đỏ mặt và tìm cách lẩn trốn. Hơn nữa với cái tính “thẳng như ruột ngựa” và cảnh luôn xa nhà như ông thì liệu có ai chấp nhận.

 

Đợt ấy, chẳng biết run rủi thế nào mà vừa về đến nhà, đồng chí Bí thư huyện ủy đã gọi đến hỏi chuyện: “Thế nào? Đã vợ con gì chưa?”. Khi nghe tướng Thước thật thà thú nhận “hoàn cảnh của mình”, vị Bí thư cười khà khà, vỗ vai và nói: “Tau có cháu gái, mi có đồng ý thì tau gả cho”. Câu chuyện tưởng chỉ là lời gió thoảng qua nhưng ai ngờ ngay sau đó, tướng Thước bị “lôi” ngay đến nhà người cháu gái bí thư huyện ủy tên là Phan Thị Thủy để xem mặt.
 
Bấy giờ, không biết có phải là do hồi hộp hay không mà trong suốt buổi nói chuyện chiến sĩ can trường Nguyễn Quốc Thước liên tục… uống nước chè và không dám “nhìn trộm” người con gái ngồi đối diện mình, mãi đến lúc gần về ông mới đánh liều liếc nhanh và bắt gặp đôi má đỏ lựng vì ngượng nghịu của cô gái. Đây cũng chính là giây phút định mệnh gắn kết cuộc đời của một vị tướng tài ba với cô thôn nữ xinh đẹp mà sau này trở thành một người vợ mẫu mực, hết lòng hi sinh vì chồng con.

 

Nhớ lại thời gian đó, tướng Thước bùi ngùi: “Dù cuộc gặp gỡ diễn ra chóng vánh chưa kịp hỏi han chuyện trò, thậm chí ngay ngày hôm sau tôi đã phải quay trở lại chiến trường nhận nhiệm vụ mới nhưng không hiểu sao lúc đó bằng linh cảm tôi tin đây nhất định là người con gái mà tôi cần tìm”.

 

Chỉ một tuần sau đó, ở trong chiến trường tướng Thước đánh điện cho bố mẹ mang trầu cau dạm hỏi nhà gái, nhận được cái gật đầu của bên đó, ông tức tốc xin phép cấp trên về nhà “cưới vợ” ngay.

 

Mối tình son sắt giữa bom đạn

 

Cũng như nhiều người vợ thời chiến khác, khoảng thời gian cô dâu Phan Thị Thủy được gần chồng chỉ tính bằng giờ. “Vợ chồng có gần trọn một ngày bên nhau, gần trọn một ngày để rời xa tiếng súng, bom rơi, đạn nổ. Chiến tranh dân tộc trải dài bao năm, chưa đến hồi kết, được bên nhau như vậy cũng đã là vẹn tròn”, ông Thước ngậm ngùi nhớ lại. Ngay sau đó, ông Thước được điều vào Bình Định làm công tác tham vấn, bắt đầu từ đây là quãng thời gian đằng đằng vợ chồng xa cách nhau.

 

Sốt ruột có cháu bế, mẹ chồng đã “chỉ thị” cho bà Thủy bằng mọi giá phải vào Quảng Bình để gặp tướng Thước. Nghe lời mẹ, ngay hôm sau bà Phan Thị Thủy từ Vinh vào chiến trường, dựng lán ở gần đơn vị bộ đội, chấp nhận ăn khoai sắn, nguy hiểm cận kề chỉ để được gần chồng. Tuy nhiên, ngay một năm sau đó, ông Thước lại nhận lệnh vào chiến trường miền nam. 

 

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và vợ
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và vợ

 

Gần 60 năm làm vợ tướng, bà Thủy phải đảm đương nhiều bổn phận khác nhau trong gia đình, người vợ, người mẹ thậm chí là vai trò "người đàn ông" trong gia đình khi thời gian ông Thước ở nhà quá hiếm, số lần được ở bên cạnh chồng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có bận khi con trai ốm, bà lặn lội lóc cóc đạp xe gần 100 km để bốc thuốc cho con.
 
Bà bảo: Ông đã vất vả ngoài chiến trường vì dân vì nước thì bà quyết phải làm hậu phương vững chắc, nuôi con thật tốt để ông yên tâm đánh giặc. Thậm chí, để cho con khỏi quên cha, mỗi lần ăn cơm bà Thủy đều dặn các con xơi thêm một bát cơm để mời bố và thường xuyên kể những câu chuyện của ông.

 

Có giai đoạn, hai ông bà biệt tin nhau. Nhiều người lính từ chiến trường trở về còn thông báo ông Thước bị bom đánh bỏ xác ngoài mặt trận hay ông Thước đã có vợ con đuề huề trong Nam. Những lúc đó, bà Thủy chỉ biết ôm con khóc rưng rức nhưng vẫn giữ lòng thủy chung, son sắt với ông mà nhất quyết không chịu nhận lời mai mối của bất cứ ai.

 

Giai đoạn đó, bà Thủy đã từng lặn lội vào chiến trường miền Nam, lang thang khắp các ngõ nghách để dò hỏi bằng được thông tin về ông. Cuộc gặp gỡ sau cả chục năm xa cách, bà ôm lấy ông trong nước mắt, nắn tay, nắn chân ông để tin rằng ông vẫn còn sống bằng da bằng thịt sau bao nhiêu lửa đạn cam go của chiến trường.
 
Những tưởng sau giải phóng miền Nam, đất nước trọn niềm vui, gia đình được đoàn tụ nhưng tướng Thước lại được điều sang Cam-pu-chia hỗ trợ nước bạn, rồi nhận nhiệm vụ công tác trên mặt trận phía Bắc. Mãi 22 năm sau đó, tức là năm 1997 khi tướng Thước về hưu, ông bà mới thực sự được sống với nhau một cách trọn vẹn theo đúng nghĩa vợ chồng.

 

“Tôi là người... nể vợ”

 

Tướng Thước tâm sự, nếu được phép chọn lại ông không thể tìm được người phụ nữ nào tốt hơn bà. Lấy nhau trong thời chiến nên không có những phút giây hẹn hò lãng mạn nhưng chính lòng tin, sự hi sinh son sắt vì nhau là sợi dây kết nối bền chặt giữa ông và bà. Tướng Thước cười khà: “Cũng có lần bà ấy ghen vì tôi vắng nhà biền biệt, biết ý tôi dành tiền đi công tác mua một cân cá khô bà ấy thích về “nịnh” thế là lại êm xuôi...”.

 

Gần 60 năm chung sống, món quà đẹp nhất ông tặng bà là đôi dép cao su - hồi đó đây được coi là món quà oách nhất làng. Sau này, trong lá thư ông gửi về, có thêm một món quà là bài thơ ông sáng tác dành riêng cho bà. Tự nhận mình là người sợ vợ, ông bảo: “Chúng tôi thỉnh thoảng có tranh luận nhưng mỗi lần bà ấy nóng là tôi lại lánh tạm đi chỗ khác. Hoặc thấy không khí bắt đầu căng thẳng, tôi lại tìm những câu đùa để thay đổi không khí. Nói thật là tôi sợ làm bà ấy buồn...”.

 

Suốt 11 năm nay bà Thủy bị tai biến phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt đều do tướng Thước chăm sóc. Đến ngay cả những công việc vệ sinh cá nhân cũng một tay ông đảm nhiệm. Ông trầm ngâm: “Nhiều người bảo tại sao tôi không giao những công việc này cho người giúp việc nhưng với tôi được chăm sóc bà ấy mỗi ngày là một hạnh phúc. Thời trẻ bà ấy đã hi sinh làm hậu phương vững chắc cho tôi công tác. Giờ là lúc tôi bù đắp cho bà ấy...”.

 

Trung tướng Thước chia sẻ, dẫu có đứng đầu hàng chục người từng thét ra lửa trên khắp các chiến trường nhưng khi về bên bà ông vẫn chỉ đơn giản là một người chồng “nghe” và “nể vợ”. Vị tướng lẫm liệt năm nào bỗng trở nên dịu dàng ân cần đến lạ khi tận tay bón từng thìa cháo, lau từng giọt mồ hôi trên trán vợ...
 
Hà Trang

  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66023063

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July