Trong chuyến đi thực tế sáng tác của đoàn văn nghệ sỹ lên Kỳ Sơn - một huyện miền núi cao Biên Giới, chúng tôi được ông Vi Hải Thành - Bí thư - Chủ tịch huyện, dẫn đến thăm gia đình CCB Lô Khắc Lợi - xã Hữu Lập - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An.
Cùng đi có ông Phạm Văn Đồng - Chánh văn phòng và phóng viên đài TH của huyện. Dọc đường anh PV cho biết: Đã có nhiều nhà báo đếnnhưng không ai mở được cửa tâm hồn của ông Lợi... Ông Vi Hải Thành đùa vui: Biết đâu, lần này có nữ nhà thơ Cẩm Thạch mở được cửa sổ tâm hồn ông Lợi thì sao…? cả đoàn cười vui. Chúng tôi có phần ái ngại. Nhưng vẫn hăm hở và càng tò mò, muốn xem con người này thế nào mà ẩn dật thế. …
Trước mắt chúng tôi là một trang trại bạt ngàn: vải thiều, nhãn, xoài, dứa, mét, lát... phía dưới trang trại là gà vịt, ngan, bò, lợn, ao thả cá và ao nuôi ba ba. Một không khí trong lành thoáng đãng. Ai nấy hít thở hương rừng gió núi thật thoả thích. Cảm giác mệt mỏi của chuyến đi nhiều ngày như tiêu tan đâu hết.
Vườn vải thiều - Ảnh Cẩm Thạch
Ông Lợi có dáng vẻ bề ngoài to khỏe, da ngăm đen chắc nịch. Một con người từng trải, thâm trầm, kín đáo, làm việc nhiều hơn nói. Gặp chúng tôi ông vẫn giữ nguyên nét mặt vốn có, lặng câm như hòn đá núi.
Ông xuống bắt ba ba và dẫn chúng tôi đi xem ao cá, nơi ba ba đẻ, ấp trứng... Ông còn đi hái quả mướp đắng, bí đỏ cho Cẩm Thạch mang về nữa.
Bữa cơm trưa được bày ra có cả thịt ba ba om chuối, gà nướng, cá và mướp đắng, mắc tệp (mướp trắng, không bỏ vỏ) rau rừng…xôi … Trước khi ăn, mỗi người phải có một đóng góp văn nghệ: hát, kể chuyện chiến đấu, đọc thơ, tấu sáo, nhuôn xuối… Hết vòng 1 đến vòng 2, không hát thì phải uống rượu…. Mở đầu xin mời ông Vi Hải Thành - ông Thành hát nhuôn, vòng 1, sang vòng 2 hát bài ca tình Lào Việt … Lần lượt theo chiều kim đồng hồ, không ai được bỏ cuộc (có cả một số CCB thị trấn Mường Xén đến dự)… Không khí vui vẻ, ấm áp,khiến ai nấy như xích lại gần nhau hơn, thân tình hơn, cởi mở hơn… Sau những câu hỏi gợi mở, gần gũi, ông Lô Khắc Lợi tâm sự:
Tôi nhập ngũ tháng 2 năm 1974 - Đôi chân đã đi hết Quy Nhơn, Cát Lái, Cam Ranh, Phú Quốc… Học sỹ quan đặc công năm 1979. Là Thủy quân lục chiến, tham gia trận đánh cảng Công Công Xom Cămpuchia… Giải phóng Cămpuchia, được kết nạp vào Đảng tại CPChia - trong rừng cao su Xuân Lộc. Năm 1979 được tặng Huân chương chiến công hạng Nhì … xuất ngũ năm 1981… Không có chế độ thương binh…
Trước đây gia đình tôi ở thị trấn Mường Xén, mở quán phở và chăn nuôi gà vịt, nuôi baba đẻ hàng trăm con. Cuộc sống đang trên đà phát triển thì cơn lũ quét năm 2005 ập đến, quét hàng trăm con ba ba… Nhìn đàn ba ba cuốn theo dòng chảy, ông Lợi gạt nước mắt, lao theo con to nhất trên 10 kg, quên cả dòng nước xiết có thế cuốn theo tính mạng của mình. Mặc dù tôi đã ôm được con ba ba, sức người không đuổi kịp sức nước bị tảng đá đâm vào bụng… thế là niềm hy vọng cuối cùng tuột khỏi tay, không còn gì nữa. Một ý nghĩ chợt đến, khiến tôi tối sầm mặt - muốn liều mình, xuôi theo dòng nước... cả gian nhà như trĩu nặng. Ai cũng xúc động trước câu chuyện của ông Lợi!
Cả nhà tôi,l úc bấy giờ, với 4 miệng ăn chỉ biết dựa vào 200.000đ/tháng lương hưu của vợ - chị Vi Thị Minh - 1 nhân viên thương nghiệp nghỉ hưu.
Ông kể tiếp… Từ năm 2006 đến nay tôi được vay 120 triệu (của CCB huyện và TW hội 30 triệu). Tiền vay ngân hàng nông nghiệp lãi suất cao 1,7% /tháng. Có gì trong nhà đem bán sạch… túng quẫn, tôi lại muốn chết cho xong chuyện… Chính lúc đó, đồng đội CCB luôn đến động viên chia sẻ "Người lính không được phép đầu hàng trước bất cứ khó khăn nào và không được thất bại” - và bên cạnh tôi luôn có người bạn đời đảm đang, chia sẻ…
Như được tiếp thêm sức mạnh, tôi xin đất rừng hoang, nương rẫy của bố mẹ vợ vào đây làm trang trại. Có bạn từ Hưng Yên mang cây giống và hướng dẫn trồng. Tôi bắt đầu đào ao nuôi cá 400m2 và 4 bể 400n2 nuôi ba ba. Tận dụng lợi thế cạnh trang trại có dòng sông Nậm Mộ và Khe Nhị, để lấy nước tưới cho cây trồng và thả vịt nuôi. Lấy ngắn nuôi dài, hàng năm bán được 180 triệu gà sạch vào dịp tết. Có tiền tôi lại mua thêm giống đặc sản ba ba gai, đầu tư trở lại.
Nhìn cơ ngơi hiện nay với 3 ha rừng cây trồng đã cho mùa thu nhập: hàng trăm con ba ba, gà, vịt, lợn, bò… ông Lô Khắc Lợi cười vui: Có được như hôm nay, tôi vô cùng biết ơn những người đồng đội năm xưa - CCB hôm nay đã luôn chia sẻ, động viên… Nhưng, cái khó hiện nay là kỹ thuật nuôi ba ba chưa có. Nhất là kỹ thuật ấp nở ba ba con chưa cao. Với 200 con tự ấp và tự nở, chưa có cung cấp để nhân rộng trong toàn huyện.
Điều đáng nói nhất, đã có nhiều hội viên CCB đang noi gương ông Lô Khắc Lợi làm kinh tế giỏi, mở trang trại chăn nuôi, trồng cây gây rừng. Lực lượng chính góp phần xóa đói giảm nghèo hiện nay ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An là hội CCB của huyện…
Cẩm Thạch tặng thơ Bí Thư - Chủ tịch huyện Kỳ Sơn - Vi Hải Thành
Lợn nhà anh Lô Khắc Lợi nuôi
Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon - Ảnh Cẩm Thạch
BBT (Theo nhà thơ Hoàng Cẩm Thạch)