Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 07/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Truông Bồn, sáng mãi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam Truông Bồn, sáng mãi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 QĐND - Kỷ niệm 44 năm ngày 13 nam, nữ TNXP hy sinh anh dũng tại Truông Bồn (31-10-1968), UBND tỉnh Nghệ An, Báo Tiền Phong, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Truông Bồn, huyền thoại và tri ân”.

Dự giao lưu có đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ An và đông đảo cựu chiến binh, cựu TNXP cùng nhân dân TP Vinh, Nghệ An.

Tiết mục “Cô gái mở đường” tham gia tại Chương trình giao lưu nghệ thuật “Truông Bồn, huyền thoại và tri ân”.

 

Trong không khí ấm áp của tình đồng chí, đồng đội qua hồi tưởng của các đại biểu tham gia giao lưu là những cựu chiến binh TNXP đã từng tham gia chiến đấu tại Truông Bồn, chứng tích Truông Bồn như được sống lại những ngày khói lửa. Đây là địa danh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nằm trên tuyến đường 15A hay còn gọi là đường 30, là vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, là nơi duy nhất nối các huyết mạch giao thông: Mốc số 0 (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), Quốc lộ l A, đường 7, đường 34 để chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc tới tiền tuyến lớn miền Nam. Cung đường qua Truông Bồn có địa hình hết sức phức tạp, lầy, hẹp và dốc, phải qua cả một dãy núi đồi liên kết với nhau xen kẽ thung sâu. Phát hiện ra Truông Bồn là yết hầu vận tải của ta nên kẻ thù đã không tiếc bom đạn hủy diệt. Hầu như trên vùng trời khu vực Truông Bồn liên tục có máy bay địch quần lượn. Suốt ngày đêm không lúc nào Truông Bồn ngớt tiếng bom đạn nổ. Trong tổng số 18.936 quả bom các loại, tên lửa và rốc két kẻ thù trút xuống khu vực này thì phần lớn chúng ném vào trọng điểm Truông Bồn. Số lượng, chủng loại bom đạn cũng có sự khác nhau, vừa dùng bom phá, bom Napan, bom lân tinh, bom phát quang, chúng vừa ném bom sát thương, bom bi xen với bom nổ chậm, bom từ trường... Bom đạn của địch đã làm cho vùng Truông Bồn vốn xanh tươi trù phú trở thành một bãi trắng hoang tàn, hàng nghìn héc-ta rừng bị tiêu hủy, 211 làng dọc tuyến đường 15A bị tàn phá; hàng trăm chiếc xe ô tô chở hàng và hàng trăm khẩu pháo của bộ đội ta bị trúng bom bốc cháy, hơn 1.240 cán bộ, chiến sĩ bộ đội, dân quân tự vệ, TNXP, công nhân ngành giao thông hy sinh, trong đó có 372 chiến sĩ TNXP.

Giáng trả lại kẻ thù và để bảo vệ vị trí chiến lược quan trọng của Truông Bồn, quân và dân ta đã bắn rơi 400 máy bay Mỹ, trong đó có 86 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống một giặc lái; rà phá hàng nghìn quả bom nổ chậm các loại, đưa 94.000 lượt xe cơ giới qua Truông Bồn an toàn, vận chuyển và giải tỏa hơn một triệu tấn hàng; đào đắp hàng chục ki-lô-mét đường, đào hàng trăm hầm chữ A, hàng nghìn mét hào giao thông; cung cấp hàng vạn cây, cọc và các loại gỗ chống lầy, làm cầu cho xe qua; huy động 4.500 xe đạp thồ, 4.500 xe ba gác, 4.500 xe trâu bò, 900 xe cút kít chở hàng vượt Truông Bồn ra tiền tuyến.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng các đại biểu tham gia lễ khởi công

 

Trong những ngày tháng hào hùng đó tại Truông Bồn đã xuất hiện nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt, trong đó tiêu biểu là sự hy sinh của 13 chiến sĩ TNXP Đại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ, cứu nước. Đại đội TNXP 317 là đơn vị chủ công nên được điều động đi làm nhiệm vụ ở nhiều tuyến đường. Sau hơn 3 năm phục vụ ở các trọng điểm giao thông quan trọng khác, đầu năm 1967 đơn vị được lệnh chuyển đến “tọa độ lửa” Truông Bồn. Sang tháng 7-1968 trước tình hình máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, Đại đội 317 đã phát động chiến dịch 100 ngày đêm bảo đảm mạch máu giao thông. Đơn vị đã chọn 14 chiến sĩ (12 nữ và 2 nam) làm nhiệm vụ trực chiến 24/24 giờ để quan sát, cảnh báo máy bay Mỹ; đánh dấu vị trí bom nổ chậm để cùng công binh phá bom, san lấp hố bom và thức trắng đêm với chiếc áo trắng làm "cọc tiêu sống" dẫn hàng nghìn chuyến xe chở hàng vào Nam vượt qua trọng điểm an toàn. Sau hơn 100 ngày đêm chiến dịch, Đại đội 317 được lệnh xét cho một số đồng chí có thời gian phục vụ đã hết thời hạn 3 năm, có nhiều thành tích và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được xuất ngũ. Đơn vị đã xét chọn được 8 đồng chí, trong đó có một người ở nhà chỉ còn một mẹ già đau yếu không có người chăm sóc, một người có anh trai là liệt sĩ vừa hy sinh tại chiến trường miền Nam; một đôi nam nữ yêu nhau đã 3 năm chỉ chờ xuất ngũ là tổ chức lễ cưới... 8 đồng chí này đã được tổ chức gặp mặt chia tay đồng đội. Nhưng đêm 30-10-1968, Đại đội 317 nhận được lệnh của trên phải cấp tốc giải phóng giao thông cho đoàn xe quân sự vượt qua Truông Bồn vào Nam trước khi trời sáng. Trước tình hình đó, cả 8 người đã xung phong ra hiện trường cùng đơn vị làm nhiệm vụ với tinh thần "Một giờ còn ở đơn vị là một giờ còn ra hiện trường"; "Đường chưa thông không tiếc máu xương". Đến 6 giờ 10 phút sáng 31-10-1968, khi công việc thông đường sắp hoàn thành thì máy bay Mỹ đến oanh tạc. Trong phút chốc, 4 chiếc máy bay Mỹ đã trút xuống 2 loạt với 238 quả bom phá, Truông Bồn chìm trong biển khói mịt mù, 13/14 chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh.

Giờ đây chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh ngay trên mảnh đất năm xưa các chiến sĩ TNXP đêm đêm với chiếc áo trắng làm "cọc tiêu sống" dẫn đường cho xe qua vẫn còn vang vọng mãi đến mai sau. Để tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ tới công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương, cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, năm 1994 tỉnh Nghệ An đã khánh thành "Nhà bia mộ", quy tập hài cốt các liệt sĩ về đây để chăm sóc và tưởng niệm. Năm 1996, Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Truông Bồn là di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Để tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ tới công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương, cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, năm 2008, Nhà nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân tập thể cán bộ, chiến sĩ Đại đội 317, Đội 65 Tổng đội TNXP chống Mỹ, cứu nước của tỉnh Nghệ An.

Là một trong những đơn vị tham gia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật, Ông Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập Báo Tiền phong cho biết: Chương trình giao lưu nghệ thuật "Truông Bồn, huyền thoại và tri ân" được tổ chức nhằm ôn lại cuộc chiến đấu hy sinh gian khổ mà vô cùng hào hùng của các chiến sĩ TNXP trên tuyến đường 15A trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó giúp nhân dân cả nước biết đến chiến công của các liệt sĩ TNXP chiến đấu và hy sinh oanh liệt ở Truông Bồn mà vì nhiều lý do chưa được nhiều người biết tới. Chiến công của các anh hùng TNXP Truông Bồn đã cùng với chiến công của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám Cô... đã góp phần tô thắm trang sử vàng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Sáng 27-10, tại xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ Giao thông Vận tải; UBND tỉnh Nghệ An và Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A (đoạn đi qua Truông Bồn) và xây dựng Đền thờ - Nhà trưng bày - Đài tưởng niệm Khu di tích lịch sử Truông Bồn tại xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ An; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu TNXP cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã đến dự.

Dự án xây dựng công trình bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt với tổng mức đầu tư 175,4 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 15A có tổng mức đầu tư hơn 757,7 tỷ đồng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong một năm và được khánh thành, đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm Chiến thắng lịch sử Truông Bồn (2013).

 

Bài và ảnh: MAI CHU ANH 


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66370675

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July