Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Về quê, nghe chuyện bà Tú Lường Về quê, nghe chuyện bà Tú Lường , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) - Như nhiều nơi trên đất Nghệ, Yên Thành là vùng đất còn trầm tích biết bao vỉa tầng văn hóa, huyền tích, giai thoại. Về các làng Đạo Lý, Chùa Me ở xã Lý Thành, chúng tôi được nghe kể khá nhiều chuyện về bà Tú Lường. Chuyện nào cũng được kể lại với một niềm tôn kính, ngưỡng mộ...

 

Xin thay đổi quyết định của nhà vua


Bà Tú Lường tên thật là Phạm Thị Tảo, sinh năm 1860, là con gái út của cụ cử nhân Phạm Đăng Tuấn, người làng Phượng Lịch, nay là xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu. 

Ông Phạm Đăng Tuấn làm án sát tỉnh Ninh Bình, khi thực dân Pháp rầm rộ đốc quân đánh chiếm Bắc kỳ, trước tương quan lực lượng quá lớn, dù đã quyết chiến kiên cường nhưng cuối cùng án sát Phạm Đăng Tuấn vẫn phải bất lực nhìn cảnh Ninh Bình thất thủ. 

Vì bị cho là để mất Ninh Bình, Phạm Đăng Tuấn đã bị vua Tự Đức triệu về kinh đô Huế để thi hành án xử trảm. Quá thương cha, người con gái nhỏ bé Phạm Thị Tảo tuy mới ngoài mười tuổi nhưng đã có một hành động vô cùng táo bạo, là tự tay viết sớ xin được chết thay cha, đồng thời cùng cha đến trước sân rồng của nhà vua để đội sớ tâu bày và xin đức vua tha mạng cho cha mình. 

Lấy làm lạ vì một người con gái tuổi nhỏ nhưng đã có hành động vượt ra ngoài thói nữ nhi thường tình, giám xin nhà vua thay đổi quyết định mà không sợ mất đầu vì tội khi quân, vua Tự Đức đã cảm kích mà tha mạng cho ông Phạm Đăng Tuấn và cho đày đến đất Lạng Sơn để nhận công việc khác. Chính việc làm của người con gái nhỏ bé đó đã làm cho động đến "lượng cả bao dung" của triều đình và muôn dân đều lấy làm cảm kích. Tuổi nhỏ, lại là thân phận nữ nhi sống trong một xã hội mà thái độ trọng nam khinh nữ hết sức nặng nề, việc cô út của quan án sát Phạm Đăng Tuấn cả gan giám nghĩ, giám làm cái việc đến giữa sân rồng xin nhà vua thay đổi một quyết định thi hành án tử và được nhà vua chấp thuận quả là chuyện "động trời", chuyện "tày đình". 


Bảng vàng "Tiết hạnh khả phong"


Bà Tú Lường có chồng là ông Nguyễn Cảnh Đỉnh, người xứ Lường (Đô Lương). Ông đậu tú tài đầu tiên của xứ Lường, nên gọi là ông Tú Lường. Từ khi lấy ông Tú Lường, Phạm Thị Tảo được người đời gọi là bà Tú Lường. Ông bà sống yên vui hạnh phúc bên nhau khoảng thời gian ngắn thì ông Tú Lường bệnh nặng và mất khi mới 27 tuổi, bà Tú Lường lúc đó 22 tuổi và mang thai được 3 tháng. Sau khi chồng mất, bà sinh hạ được một người con trai và thủ tiết suốt đời để giữ đạo thờ chồng nuôi con. Cuộc đời bà Tú Lường đi nhiều, tham gia nhiều hoạt động yêu nước trực tiếp và gián tiếp, thế nhưng cho đến trọn cuộc đời, bà vẫn luôn một lòng một dạ trung trinh son sắt thủy chung với người chồng đã khuất. Suốt đời, bà luôn giữ trọn phẩm hạnh của người phụ nữ, đồng thời bà cũng sống hiếu nghĩa với gia đình nội ngoại nên bà được nhà vua ban tặng bảng vàng "Tiết hạnh khả phong". Tại huyện Đô Lương, có nhà thờ họ Nguyễn Cảnh là nơi thờ ông bà Tú Lường và các vị tiên tổ họ Nguyễn Cảnh, tại nhà thờ này còn có bia đá khắc ghi công đức và phẩm hạnh của bà Tú Lường.


Vì nước khai lập điền trại, 
vì dân tái lập làng ấp


Bà Tú Lường là người sớm chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước, căm thù thực dân Pháp từ người cha - cử nhân Phạm Đăng Tuấn, người anh - cử nhân Phạm Đăng Khoa. Hơn thế, sinh ra và lớn lên tại xứ Nghệ, mảnh đất gần như chưa bao giờ ngưng nghỉ các hoạt động của phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp, chưa bao giờ nguôi tắt ngọn lửa yêu nước căm thù giặc, vì thế khi vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương thì bà Tú Lường cũng đã biểu thị sự ủng hộ một cách mạnh mẽ, táo bạo bằng cách khai lập điền trại để hỗ trợ nghĩa quân về lương thực.

Dựa vào sự giúp đỡ của anh em trong gia đình, bà Tú Lường đã chiêu dân, khai lập nên Trại Lạt (thuộc địa phận huyện Tân Kỳ nay) để tổ chức trồng trọt, chăn nuôi, gây dựng các nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm để ủng hộ nghĩa quân Cần Vương. Hoạt động hỗ trợ lương thảo được bà Tú Lường thực hiện một cách bí mật và liên tục, là những đóng góp đáng kể để tập hợp và nuôi luyện nghĩa quân trong giai đoạn đưa phong trào Cần Vương phát triển sâu rộng.


Khi cụ Lãnh Ngợi (còn gọi là Tác Bảy, Nguyễn Văn Ngợi), một tướng quân lừng lẫy của cụ Nghè Ôn (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn), bị giặc Pháp bắt giữ và đưa về làng Chùa Me - quê cụ Lãnh Ngợi, để xử tử, bọn thực dân Pháp vì căm thù và ghê sợ những năng lực phi phàm của cụ Lãnh Ngợi nên đã đốt làng, phá sạch nhà cửa, xóa sổ làng Chùa Me khiến con cháu cụ Lãnh Ngợi và dân làng phải phiêu tán nhiều nơi. Nhiều người làng phải đi làm con ở, bị bán đi cho các gia đình ở các làng, tổng khác. Thương người dân làng Chùa Me khổ cực trong cảnh nước mất nhà tan, đồng thời để đập tan âm mưu xóa làng để uy hiếp nghĩa binh, dân binh, bà Tú Lường đã dựa vào các mối quan hệ, dựa vào gia thế của mình, làm đơn xin triều đình Huế cho khai khẩn lại ruộng đất bị hoang hóa. Bà đã bỏ tiền ra chuộc lại nhiều con cháu của cụ Lãnh Ngợi, nhiều người làng Chùa Me cũ để đưa họ trở về tái lập lại xóm làng. Đồng thời khai khẩn đất hoang để mở rộng và khai lập nên các vùng dân cư mới. Thời gian này, bà đã bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc và lúa gạo để hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân mua lại ruộng vườn, vì thế chỉ sau một thời gian ngắn dân làng đã có cuộc sống yên ổn.


Thương dân lập đền thờ, 
tôn làm thành hoàng


Để tưởng nhớ ơn đức, tấm lòng nghĩa hiệp của một người phụ nữ giàu đạo lý, chan chứa tình thương đối với dân làng, người dân đã đặt tên cho vùng đất mới khai hoang mở rộng để xây dựng nên làng xóm mới là làng Đạo Lý. Theo Từ điển Nhân vật xứ Nghệ (PGS Ninh Viết Giao chủ biên) thì Đạo Lý ý nói nhờ bà Tú Lường giàu lòng nhân đức, sống có đạo lý mà làng mạc mới trở lại đông vui. Ngày nay, trên địa bàn xã Lý Thành vẫn còn làng Chùa Me (xóm 1) và làng Đạo Lý (xóm 5), hai làng cách nhau một cánh đồng (trước đây hai làng là hai đơn vị hành chính thuộc tổng Vân Tụ, mỗi làng có triện đồng riêng). Về nội dung này, một số tài liệu cho rằng người dân đổi tên làng Chùa Me thành làng Đạo Lý, theo chúng tôi thì đây là tư liệu chưa thỏa đáng, trên thực địa ngày nay vẫn tồn tại song hành hai làng Chùa Me (phía trên đồi) và Đạo Lý (phía dưới đồng), không phải là một làng hoặc làng này bao trùm lên làng kia. Làng Chùa Me vẫn còn đền thờ cụ Lãnh Ngợi.



       Bia ghi công đức của bà Tú Lường tại Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lương.


Năm 1932, bà Tú Lường qua đời tại quê chồng (Đô Lương), sau khi biết tin, dân làng Đạo Lý (xã Lý Thành, Yên Thành) đã lập đền thờ và tôn bà là Bản cảnh Thành hoàng của làng (theo sách Tục thờ thần và thần tích Nghệ An). Việc người dân lập đền thờ để tôn thờ một người phụ nữ làm Thành hoàng làng, mà người đó lại không sinh cơ lập nghiệp và sinh sống tại làng đó, cũng là chuyện xưa nay rất hiếm. Trải qua bao thời gian và những biến thiên của lịch sử, vùng đất này chịu bao ảnh hưởng của thiên tai, nhân tai, đến nay dấu tích của đền thờ Bản cảnh Thành hoàng làng Đạo Lý còn lưu lại là một nền đất cũ được đắp khá cao, từ xa cũng có thể dễ dàng nhận thấy. 


Bà Tú Lường đã đi vào huyền thoại ngay từ khi còn sống. Bà là một danh nhân, vừa được triều đình phong kiến ban tặng bảng vàng, vừa được nhân dân tạc bia, lập đền thờ, và ngày nay một đường phố ở Thành phố Vinh được mang tên bà - đường Phạm Thị Tảo (thuộc phường Bến Thủy, dài 300m, điểm đầu là đường Phong Định Cảng, điểm cuối là đường Võ Thị Sáu). Bà cũng là một người phụ nữ bằng xương bằng thịt như bao người phụ nữ khác. Chỉ có điều, người phụ nữ ấy biết vượt lên chính mình, cho nhiều hơn nhận, sống chí hiếu, chí tình, chí nghĩa!

 

Ngô Kiên


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66005210

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July