Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Hào hùng 81 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (1): Làng ''''''''Xô Viết'''''''' Hào hùng 81 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (1): Làng ''''''''Xô Viết'''''''' , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Hào hùng 81 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (1): Làng 'Xô Viết'


Ngày 12/9 hàng năm được lấy làm ngày tưởng niệm các Liệt sĩ Xô Viết-Nghệ Tĩnh.

 

 

Hào hùng 81 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (1): Làng 'Xô Viết'

 

Đài tưởng niệm các liệt sỹ 30-31 xã Quỳnh Đôi.

 

LTS: Những ngày tháng này của hơn 80 năm về trước, công nhân và nông dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tạo nên cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, cao trào của Cách mạng 1930-1931. Hơn 80 năm qua đi, những chiến sĩ cách mạng, những nhân chứng sống theo thời gian quy luật tạo hóa lần lượt ra đi. Nhưng câu chuyện, hào khí hừng hực của những ngày đầu Cách mạng Việt Nam vẫn vẹn nguyên trong ký ức người dân nơi đây.

Ngày 12/9 hàng năm được lấy làm ngày tưởng niệm các Liệt sĩ Xô Viết-Nghệ Tĩnh. Đó cũng chính là ngày diễn ra cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên và sự hình thành Xô Viết đầu tiên trong phong trào Cách mạng 1930-1931.

Xô Viết Nghệ Tĩnh, những câu ca vẫn vang vọng lòng ta về trang sử đau thương mà anh dũng quật cường ngày ấy: "Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước/ Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên/Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi".

Ngôi làng Cách mạng

Không chỉ có Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn mà rất nhiều địa phương trên địa bàn của hai tỉnh đã trở thành điểm nóng của phong trào Cách mạng những năm 1930-1931. Thời gian ấy, Quỳnh Đôi cũng là một xã trọng điểm khủng bố của thực dân Pháp. Mảnh đất này đã chứng kiến cảnh rất nhiều chiến sỹ Cách mạng bị thực dân bắn giết dã man.

Quỳnh Đôi thuộc Quỳnh Lưu- huyện địa đầu xứ Nghệ. Quỳnh Đôi còn có tên gọi là làng Quỳnh- ngôi làng nổi tiếng có tuổi đời trên 600 năm, có truyền thống học hành khoa bảng. Đây còn là một cái nôi cách mạng. Có lẽ ngôi làng này là một trong số ít địa danh có tới 2 đài tưởng niệm liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; Trong đó, một đài tưởng niệm được xây dựng riêng để tưởng nhớ các liệt sỹ đã hy sinh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đài tưởng niệm các chiến sỹ Cách mạng 1930- 1931 được xây dựng trang trọng ở khu trung tâm. Được biết, cũng chính ngay tại địa điểm này, 81 năm về trước, 9 chiến sỹ cách mạng đã bị bọn thực dân xử bắn. 81 năm trôi qua kể từ những ngày tháng đấu tranh hào hùng, những chiến sỹ hoạt động trong phong trào, người còn người mất!

Cụ Hồ Đức Vấn, ở thôn 4, người đã viết khá nhiều sách về sử làng mình cho chúng tôi hay: "Ở làng chỉ còn vài ba cụ sống trong thời gian phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Nhưng các cụ vì tuổi cao nên không còn nhớ được nhiều chi tiết về những ngày tháng đó đâu". Cụ Vấn năm nay đã 81 tuổi; Cụ sinh vào đúng những ngày phong trào Cách mạng bùng nổ trên quê hương. Cụ chia sẻ: "Tài liệu, lịch sử nói rất nhiều về phong trào Cách mạng 1930- 1931, ở rất nhiều xã ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc. Bởi đó là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh lớn, là cái nôi của phong trào. Nhưng quê tôi cũng là một trong những nơi phong trào diễn ra mạnh mẽ. Chỉ tiếc tài liệu về phong trào cách mạng thời ấy ở xã chúng tôi nói đến rất ít và còn sơ sài. Ít ai biết rằng đây cũng là trọng điểm thực dân Pháp ra sức khủng bố, bằng cách bắt giết để thị uy dân chúng. Biết bao chiến sỹ đã ngã xuống mảnh đất này".

 

 

Hào hùng 81 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh (1): Làng 'Xô Viết'

 

Cụ Hồ Đức Vấn.

 

Trọng điểm khủng bố

Cụ Hồ Đức Vấn kể: "Từ đầu năm 1931 cho đến tháng 5/1931, thực dân Pháp đã tổ chức một cuộc khủng bố kéo dài. Tính đến cuối năm 1931, làng Quỳnh có 10 trong số 20 chiến sỹ toàn huyện đã hy sinh. Ngoài ra còn 20 người khác bị bắt bớ tù đày".

Sử làng Quỳnh có ghi lại: Ngày 4/2/1931, vào khoảng 9-10 giờ đêm, nhân dân 4 tổng đã tập trung thành 4 đoàn biểu tình, tổng cộng khoảng 6.000 người. Một trong 4 tổng đó tập trung tại làng Quỳnh. Đoàn biểu tình đã bố trí tất cả đội viên Tự vệ Đỏ trang bị gậy gộc canh gác ở các đường, giám sát bọn hào lý trong làng và đề phòng lính đồn khủng bố. Nhân dân cũng mang theo mỗi người một gậy tre, tập trung ở Đồng Tương (địa danh ở làng Quỳnh) rồi lên đường. Đoàn biểu tình vừa đi vừa reo hò, hô khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc, thực dân...". Cuộc biểu tình kéo dài đến sáng ngày 5/2/1931 mới giải tán. Trên đường đi qua làng Bào Hậu đoàn người còn kéo vào phá nhà của một tên chánh tổng phản động.

Trong cuốn “Lịch sử đảng bộ xã Quỳnh Đôi” do Hoàng Nhật Tân chủ biên có ghi: "Chỉ mấy ngày sau cuộc biểu tình tuần hành ngày 4/2/1931, Đồng chí Hoàng Văn Hợp- người làng đầu tiên bị bắn chết ngay trước cửa huyện đường. Hôm sau, chúng đưa 5 người về bắn tại Bờ Nậu (tên một thôn ở làng) để khủng bố tinh thần nhân dân. Tiếp đó là cuộc bắn giết 5 người ở cạnh đình làng: Hồ Sĩ Nàm, Hồ Phi Phồn, Hồ Trung Hoan, Hồ Phi Nhơn, Hồ Sĩ Kinh, một quần chúng cách mạng may mắn thoát chết".

Sau những cuộc tuần hành của quần chúng, tên tri huyện thừa lệnh từ Sở mật thám triệu tập tất cả các chánh phó tổng, lý trưởng vạch kế hoạch theo sõi sát những người biểu tình, đồng thời lùng bắt các chiến sỹ Cộng sản. Bắt được, chúng bắn chết tại chỗ để uy hiếp phong trào.

Nói về những tấm gương chiến đấu ngoan cường năm xưa, lịch sử Đảng bộ xã ghi: "Đồng chí Dương Ngọc Liễn bị tra tấn dã man nhưng vẫn không ngớt lời chửi mắng quân thù. Đồng chí Hoàng Trung Tư vào tù, thường đứng ra chịu đòn thay cho các bạn tù ốm yếu. Có trường hợp hai cha con ông Hồ Vạn Phúc-Hồ Mậu Đờn bị cùm chung một sạp nhưng không hề than thở, còn nhắc nhở nhau giữ vững khí tiết"...

Trao đổi với chúng tôi, cụ Hồ Đức Vấn cho biết: "Làng tôi, đất không rộng, dân không đông, nhưng có tới 226 liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Trong đó có 13 liệt sỹ hy sinh trước ngày có Đảng. 9 người hy sinh trong giai đoạn 1930-1945. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 66 người đã nằm xuống".

Nếu như một số cuộc đấu tranh ở huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, chính quyền Xô Viết đã được thành lập thì ở làng Quỳnh chưa có chính quyền Xô Viết nhưng một thời vẫn được người ta gọi là làng Xô Viết để biểu dương tinh thần đấu tranh cách mạng. Sau gần trọn một thế kỷ, làng Quỳnh vẫn còn đó nhiều kỷ vật về phong trào Xô Viết được lưu giữ ở thư viện làng, vẫn còn đó đài tưởng niệm để nhân dân thắp nén hương ghi nhớ công ơn hy sinh xương máu của thế hệ cha anh, vẫn còn đó vườn cây xà cừ sống mãi với thời gian mang tên Xô Viết, nơi từng là căn cứ Cách mạng diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của phong trào.

 

Diễn biến phong trào 1930-1931

Khởi đầu là cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Vào ngày 12 tháng 9 năm 1930, ước tính có khoảng 8.000 nông dân kéo về phủ lị.

Chính quyền Xô viết hình thành ở các xã thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần các huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An) còn ở Hà Tĩnh là các xã thuộc các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào tháng 9 năm 1930.

Chính quyền thực dân Pháp đã điên cuồng phản ứng ra tay trấn áp. Chúng đã huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương. Tuy vậy chúng cũng không ngăn được phong trào biểu tình đấu tranh. Nhiều tay sai như lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Nhưng cuối cùng cuộc nổi dậy của phong trào đã bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.

 

Theo Gia Đình & Xã Hộ
i


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65103511

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July