Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Bộ hoá thạch chủ quyền biển đảo trên đất Nghệ Bộ hoá thạch chủ quyền biển đảo trên đất Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean) Năm 2007, tôi tìm vào Nhà thờ họ Đỗ Hoàng Văn tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương. Cuốn gia phả dòng họ tại Nhà thờ họ Đỗ cho biết: Đậu Công Luận thi trúng giám sinh vào năm đầu niên hiệu Dương Đức, đời Lê Gia Tông (1672), sau được bổ làm tri huyện Thạch Hà, được phong tước Đoan triều nam... 

Thời Chính Hòa (1680-1705), có Công Đạo giả dạng người đi buôn vào Nam, nhưng không nói đi năm nào. Sau nhiều cuộc hải hành khảo sát suốt từ miền Trung vào miền Nam, ông vẽ được bản đồ các xứ từ Thuận Quảng trở vào. Hoàn thành công trình, ông mang bản đồ Bãi cát vàng ra mắt Chúa Trịnh. Chúa Trịnh rất mừng, trưng dụng ông soạn vẽ Tứ chí lộ đồ. Từ 400 năm trước, với lòng yêu nước nồng nàn, kiến thức phong thủy địa lý uyên thâm, họ Đỗ đã cống hiến cho quốc gia Đại Việt tấm bản đồ Bãi cát vàng, về sau người đời gọi là Hoàng Sa - Trường Sa. 

Ngày 27/5/2010, giữa Thành phố Vinh, "bộ hóa thạch chủ quyền biển đảo" do các tướng lĩnh Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, các vị đại diện Đảng bộ, chính quyền Huyện đảo Trường Sa trân trọng trao tặng Đảng bộ chính quyền tỉnh Nghệ An - quê hương của tác giả tấm bản đồ Bãi cát vàng Hoàng Sa - Trường Sa.

Từng dâng hương kính viếng cụ giám sinh Đỗ Bá Công Đạo-người Việt Nam đầu tiên vẽ nên tấm bản đồ Bãi cát vàng, về sau gọi là Hoàng Sa - Trường Sa, trong tận cùng cảm nhận của tôi, bộ kỷ vật đá có tên chung là hóa thạch chủ quyền biển đảo. Bộ hóa thạch này gồm 21 khối đá kích thước khác nhau, lấy từ 21 hòn đảo, điểm đảo. Mỗi khối đá được khắc tên của mỗi hòn đảo, điểm đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi được rất nhiều cứ liệu lịch sử khẳng định, từ 400 năm trước Hoàng Sa - Trường Sa đã thuộc quyền quản lý, sở hữu của quốc gia Đại Việt.

                                                                          II

Vượt ngàn trùng khơi, bộ đá thiêng Trường Sa đã hiện hữu tại tỉnh Nghệ An. Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh... thay mặt Đảng bộ, chính quyền và 3 triệu người dân Nghệ An xúc động đón nhận kỷ vật thiêng liêng. 

Cảm ơn Quân chủng Hải quân Việt Nam, cảm ơn quân dân Huyện đảo Trường Sa - những người đang trực tiếp xây dựng bảo vệ huyện đảo, đã vượt ngàn trùng cách trở, rất kỳ công để Nghệ An được vinh dự là 1 trong 8 tỉnh, thành phố trên cả nước đón nhận kỷ vật thiêng liêng. 
 


  Những khối đá chủ quyền Quần đảo Trường Sa được trưng bày tại Bảo tàng 
Nghệ An.


Bộ hóa thạch Trường Sa là hiện thân của chân lý: Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Những khối đá san hô lấy từ quần đảoTrường Sa, khối lớn ước chừng vài tạ, khối nhỏ 60-70 cân, trưng bày tại Bảo tàng nơi Thành cổ Vinh, lập tức trở thành "giáo cụ trực quan" vô cùng sinh động về chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả 21 khối đá đều là đá san hô trắng, hồng, có khối trơn bóng như đá cuội, có khối như dáng cây nấm rơm, có khối lồi lõm như nhũ thạch trong hang động...

Tạo hóa đã phó thác cho đá Trường Sa cái thiên chức - khả năng không hòa tan về cấu tạo, hình dáng với bất kỳ loại đá nào, hoặc bất kỳ thứ vật thể từa tựa như đá. Toàn bộ 21 khối đá đều được quân dân huyện đảo gắn bia làm bằng đá Granite màu đỏ, chạm khắc hình cột mốc khẳng định chủ quyền Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa. Mỗi cột mốc có quốc kỳ Việt Nam, hình mặt trống đồng Đông Sơn truyền thống và dòng chữ CHXHCN Việt Nam; khắc tên của từng hòn đảo với vĩ độ, kinh độ cụ thể.

                                                                        III

Vài tuần trước khi bộ hóa thạch chủ quyền hiện hữu giữa thành Vinh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQVN tỉnh Nghệ An thành lập một Đoàn công tác lên đường vào Nam. Hôm sau, Đoàn cùng Bộ Tư lệnh Vùng I Hải quân vượt trùng khơi ra huyện đảo Trường Sa. Tất cả các hộ dân trên các đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn... dù xa đất liền vẫn duy trì tục thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là việc thờ cúng Bác Hồ. Đã trở thành thông lệ, nhà nào cũng lập ban thờ treo ảnh Bác Hồ ở vị trí trang trọng nhất. Với người dân Huyện đảo Trường Sa, Bác Hồ là tấm gương cho con cháu họ noi theo. Sống xa đất liền, mỗi khi nhớ quê cha đất tổ, họ nhìn lên bàn thờ Bác, đón nhận ánh mắt hiền từ của Bác đều thấy lòng mình ấm lại.

                                          Đền thờ Bác Hồ tại đảo Trường Sa lớn.

Xúc động trước tình cảm của quân dân Huyện đảo đối với Bác, Đảng bộ, chính quyền tỉnh quê hương Bác đã thể theo tâm nguyện của 3 triệu người dân Nghệ An, tự nguyện đầu tư tâm sức, xác lập ngôi Đền thờ Bác Hồ tại trung tâm đảo Trường Sa lớn thuộc huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa. Ngôi Đền tọa trên mặt bằng 800 m2, sau 1 năm thi công, ngày 19/5, Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An cùng Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, quân dân Huyện đảo Trường Sa trân trọng làm Lễ cắt băng khánh thành Đền thờ Bác Hồ, tiếp đó tiến hành Lễ mít tinh Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình văn hóa tâm linh đặc biệt giữa trùng khơi. Công trình đặc biệt này gồm nhà tưởng niệm, bức tượng đồng toàn thân của Bác với câu nói bất hủ của Người "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; nhà bia, nhà chuông, tam quan, hàng rào bao. Gian chính nhà tưởng niệm đặt bức tượng Bác, đỉnh trầm, lư hương, hạc đồng... theo đúng tập tục thờ cúng truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

Trong Đền thờ Bác còn đặt mấy tủ kính trưng bày một số tư liệu, hình ảnh của Bác gắn bó gần gũi với nhân dân, với cách mạng Việt Nam, thân thương với Quân đội nhân dân, đặc biệt là với lực lượng Hải quân Việt Nam. 

Từ khi có Đền thờ Bác Hồ, quân dân Huyện đảo Trường Sa cảm nhận khoảng cách giữa Trường Sa với đất liền càng càng gần lại. Đền là địa chỉ sinh hoạt, giáo dục truyền thống lịch sử-văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ trực tiếp làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Huyện đảo, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.

 

Giao Hưởng


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60456613

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July