Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Dân ca Nghệ Tĩnh - một mảng tâm hồn của dân tộc Dân ca Nghệ Tĩnh - một mảng tâm hồn của dân tộc , Người xứ Nghệ Kiev
 

 TÔi cứ nghĩ mãi về một câu chuyện có thật là Bác Hồ muốn được nghe một khúc hát dân ca, một câu hò ví giặm trước lúc đi xa “Qua bên kia bầu trời”. Vì sao một ước mơ nhỏ nhoi, trong giờ phút lâm chung của Bác lại là muốn nghe một điệu hát dân ca?

Phải chăng vì Bác quá yêu quê hương, xứ sở, hay vì những câu hát dân ca đã in sâu vào trái tim Người? Phải chăng, dân ca Việt Nam nói chung và dân ca Nghệ Tĩnh nói riêng là một biểu tượng cô đọng nhất, sâu sắc nhất của tâm hồn dân tộc mà Bác, cũng như tất cả mọi người đều thấm nhuần, ghi tim khắc cốt trong suốt đời mình, từ tuổi ấu thơ. Phải chăng vì như vậy, nên dù xa tổ quốc hàng mấy chục năm trời, Bác vẫn nhớ, vẫn thích nghe dân ca, và dân ca đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc đời của Bác. Dân ca xứ Nghệ đã là tiếng ru khi Bác mới lọt lòng, đậm đặc chất trữ tình và chất rắn rỏi của mảnh đất có truyền thống đấu tranh vì tự do và độc lập. Tôi muốn nói đến điều này để lý giải sức sống, sức lay động tâm hồn của dân ca Nghệ Tĩnh mà chúng ta đang bàn.

Trước hết tôi muốn nói tính hấp dẫn và sức lôi cuốn của dân ca Nghệ Tĩnh đối với con người Việt Nam. Thật ra dân ca các miền khác cũng không kém phần sâu sắc, và hấp dẫn, thậm chí còn có phần phong phú hơn. Ví dụ dân ca quan họ có nhiều làn điệu, trau chuốt và giàu chất thơ tuy còn gặp khó khăn trên bước đường sân khấu hóa. Dân ca Bình Trị Thiên cũng rất phong phú, và cũng rất đẹp không kém gì dân ca Nam Trung bộ và Nam bộ. Trong khi đó, dân ca Nghệ Tĩnh có phần nghèo hơn về làn điệu, ngắn hơn về câu từ, nhưng lại hàm chứa được một sức gợi cảm mạnh mẽ ở chất thơ, chất kịch và một tính chất gì khác nữa mà tôi chưa giải thích được, rất đặc sắc, độc đáo, tạo nên tính đặc thù hấp dẫn, khiến nó thâm nhập rất nhanh đến đông đảo người nghe dù ở bất kỳ đối tượng nào, địa phương nào. Không phải ngẫu nhiên mà bài “Trông cây lại nhớ đến Người” của Đỗ Nhuận, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” của An Thuyên và nhiều bài hát khác của các nhạc sĩ hiện đại, khi khai thác tốt chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh đều được đông đảo nhân dân yêu thích và đều có sức sống lâu bền. Bài hát “Giữa Mạc tư khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của tôi nếu trong đó không vận dụng được cái đẹp của dân ca Nghệ Tĩnh để đưa vào, chưa chắc đã được nhiều người ưa thích?

Một ưu điểm khác của dân ca Nghệ Tĩnh là chất sân khấu, chất dialog (đối thoại). Nhờ có những tố chất ấy mà dân ca Nghệ Tĩnh đã đi vào sân khấu một cách thuận chiều. Tôi được biết trong vòng hai thập kỷ qua, các nhà sân khấu học cùng với các nhạc sĩ ở Trung ương và địa phương đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu thực nghiệm khá công phu để dần dần đưa dân ca Nghệ Tĩnh lên sân khấu, từ những “tableau” đến những vở ngắn rồi tiến lên vở dài. Từ những kịch bản chỉ giới hạn trong một tổ hợp tác, dần dần nội dung được mở rộng ra trong phạm vi toàn xã hội, rồi tiến lên làm những vở quy mô hơn như vở Mai Thúc Loan mà Hội diễn sân khấu toàn quốc 1985 đã khẳng định là thành công của quá trình sân khấu hóa. Nó thể hiện được vẻ đẹp riêng, mang phong cách xứ Nghệ rõ nét. Đây cũng là kết quả của trí tuệ của chất xám được tích lũy từ các nhà nghiên cứu sân khấu để đến hôm nay chắt lọc lại thành một công trình tập thể có giá trị. Đó là một sản phẩm tinh thần vô giá phục vụ cho con người hôm nay và giữ lại cho muôn đời sau. Bởi vì nếu không làm như vậy thì những gì chúng ta đã làm trong vài chục năm qua sẽ không còn gì hết. Mặt khác, nếu chúng ta không phổ biến rộng rãi, nhất là trong học sinh và thanh niên thì, chắc gì thế hệ trẻ sẽ hiểu, sẽ yêu và sẽ tiếp nối chúng ta bảo tồn và phát triển vốn nghệ thuật địa phương quý giá này, trong khi hàng ngày, hàng giờ các luồng văn nghệ phi dân tộc, chưa nói là độc hại cứ xâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân ta. Đôi khi tôi tự nghĩ, nếu được làm một cán bộ lãnh đạo một tỉnh có vốn dân ca phong phú như ở Nghệ Tĩnh thì, tôi sẽ làm gì? Một điều chắc chắn là tôi sẽ cố gắng làm cho đa số người dân địa phương biết yêu, biết hát, biết diễn nghệ thuật dân ca của quê hương mình giống như các dân tộc Nga coi việc hát dân ca địa phương là một sinh hoạt bình thường. Nghệ thuật dân tộc ở mỗi miền có vẻ đẹp riêng của nó, mà người ở miền khác không dễ nhận ra ngay. Ví dụ, những người ở miền Trung, miền Nam trong đó có tôi, lúc đầu không thể nào thấy được cái hay của chèo. Nhưng sau một thời gian dài tắm mình trong cuộc sống và ở đồng bằng Bắc bộ “thấm nhiễm” thì mới thấy chèo rất hay, rất đẹp. Cũng như vậy, năm 1946 từ Huế ra Nghệ Tĩnh, tôi vẫn đinh ninh vốn dân ca Huế gần như là độc tôn. Song được sống và chiến đấu ở vùng đất này, qua những đêm nằm “đò choèn” xuôi sông Lam, lắng nghe một khúc hát đò đưa giữa đêm khuya thanh vắng, bỗng nhiên thấm đẫm cái man mác của mây trời, cái xót xa của cuộc sống khổ cực trước đây, cái tình yêu đất nước, và con người của nhân dân lao động. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến nghệ thuật dân tộc cho nhân dân là công việc cần thiết và thường xuyên, “cái mảng tâm hồn dân tộc” này mới thấm nhiễm trong tim óc, trong tiềm thức của nhân dân và sẽ là một sức đề kháng hữu hiệu đối với các luồng văn nghệ lai căng đang xâm nhập vào xã hội chúng ta.

Tại diễn đàn Đại hội VII của Đảng, tôi đã nêu ra những nghịch lý về tình hình văn hóa văn nghệ hiện nay. Không ít người lớn tiếng chống văn hóa phi dân tộc, nhưng lại tham gia kinh doanh khá nhiều thứ văn nghệ ngoại nhập, góp phần làm tê liệt nghệ thuật dân tộc. Cũng có người kêu la “báo động”… về sự suy thoái tâm hồn của con em, của thế hệ trẻ, nhưng cũng chính họ lại đi trang bị cho con cái mình đủ loại băng từ nhập lậu với nội dung văn nghệ lai căng và độc hại. Họ nói, bảo vệ văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống, nhưng thực tế lại quay lưng với văn nghệ dân tộc, chê bai văn nghệ dân tộc là cổ, là xưa, là lạc hậu… Đương nhiên chúng ta vẫn làm chưa đủ, chưa tốt, việc tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại, thực chất là tinh hoa của những nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, nhưng rõ ràng chúng ta chưa coi trọng đúng mức đến việc bảo vệ di sản quý báu của văn hóa dân tộc Việt Nam. Sở dĩ có những nghịch lý này là do nhận thức không đúng đắn về đường lối văn nghệ của Đảng đối với di sản văn hóa dân tộc, đồng thời cũng do nội dung giáo dục của chúng ta nặng nề về giáo điều, hình thức trong việc “trồng người” từ trong gia đình, trong nhà trường, đến ngoài xã hội. Vì sao học sinh cấp I và cấp II không được học những tiết học về sân khấu dân tộc, về dân ca, nhạc cổ, không tập hát dân ca để thế hệ tương lai của đất nước có được những kiến thức về văn nghệ dân tộc? Sự hẫng hụt trong nội dung giáo dục này dẫn tới hệ quả của xa rời văn hóa dân tộc.

Như trên đã nói, sở dĩ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại nhất của dân tộc ta, Đảng ta, trên khía cạnh nào đó, là vì ở Bác có một tâm hồn dân tộc bao la, một sự ham muốn tột bực là bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, tâm hồn ấy được hun đúc từ cái nền của văn hóa dân tộc, trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh. Sinh thời, mỗi lần các nghệ sĩ hát dân ca Nghệ Tĩnh, đều được Bác khen, đồng thời Bác cũng góp ý những chỗ chưa thật chính xác về âm điệu và ngôn ngữ của địa phương.

Sự quan tâm tới vốn dân ca Nghệ Tĩnh không chỉ riêng Bác Hồ mà hầu hết các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước đều xem, đều cổ vũ, khích lệ. Đồng chí Phạm Văn Đồng sau khi xem một buổi biểu diễn dân ca Nghệ Tĩnh, đã xúc động nói: “Đây là dân ca cực kỳ hay, hay nhất mà tôi được nghe”. Câu nói tuy có phần động viên, nhưng có giá trị khuyến khích rất lớn đối với những người làm sân khấu dân ca Nghệ Tĩnh! Chính nhờ có sự quan tâm, động viên thường xuyên của lãnh đạo các cấp mà các nghệ sĩ biểu diễn dân ca Nghệ Tĩnh càng thấy yêu nghề mà vượt qua được vô vàn khó khăn, nhất là thời kỳ sân khấu thương mại hợp sức với các hình thức nghệ thuật ngoại nhập đẩy lùi nghệ thuật dân tộc vào chân tường! Sự tồn tại và đứng vững của Đoàn Ca Kịch Nghệ Tĩnh tới hôm nay cùng với hàng chục đoàn nghiệp dư khác là biểu hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng yêu nước và yêu dân tộc một cách nồng nàn.

Là một người sáng tác âm nhạc, rất thích dân ca ba miền, tôi vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của Đoàn Ca Kịch Nghệ Tĩnh. Tôi chúc mừng sự ra đời của một công trình nghiên cứu đầu tiên về dân ca Nghệ Tĩnh, do Viện Sân khấu và Sở VHTT Nghệ Tĩnh liên kết thực hiện. Hy vọng rằng, công trình nghiên cứu này sẽ thật sự trở thành tài sản tinh thần của những người yêu dân ca Nghệ Tĩnh trong cả nước.  

                    Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ An


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66258980

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July