Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 21/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật , Người xứ Nghệ Kiev
 



Sử xưa chép rằng: Hồ Hưng Dật vốn người Triết Giang, đậu Trạng nguyên thời Hậu Hán, được cử sang làm Thái thú Diễn Châu (nay thuộc 3 huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu). Ông là người có nhiều đóng góp cho mảnh đất này nên khi mất, được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ. Ông cũng chính là người hình thành nên một dòng họ trâm anh thế phiệt ở Việt Nam.

bna_đền Vua Hồ.jpg
Toàn cảnh đền Vua Hồ. Ảnh: Thùy Lâm

Năm 1403, vua Hồ lúc bấy giờ là Hồ Hán Thương (1338-1407) đã cho lập một ngôi đền để thờ nguyên tổ Hồ Hưng Dật và các bậc tiên liệt của ông. Về sau, khi vua Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương và Bạch Y công chúa (con gái của Hồ Quý Ly) mất, nhân dân và con cháu dòng họ Hồ đã đưa các vị vào phối thờ tại đền. Tên gọi đền Vua Hồ cũng có từ đó.

Nguyên xưa, ngôi đền có quy mô rất lớn, bố cục theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm nhiều công trình như: Bái đường, Hạ điện, Trung điện, Thượng điện, Tả vu, Hữu vu, gác chuông, gác trống...Trải qua biến thiên của lịch sử, thiên tai và chiến tranh, các công trình của đền lần lượt bị vùi lấp. Đến năm 2005, đền mới được phục dựng trên nền đất cũ.

bna_Một phần góc đao.jpg
Một phần góc đao. Ảnh: Thùy Lâm

Trong quá trình đào móng để phục dựng các công trình, người dân địa phương và con cháu đã phát hiện nhiều dấu tích còn lại của ngôi đền xưa như chân tảng bằng đá, gạch lát nền, ngói, đá bậc thềm, đầu rồng đá…

Các hiện vật của đền bị phát tán nhiều nơi, một số được đưa về Bảo tàng Nghệ An, một số đưa về phòng Truyền thống của huyện Quỳnh Lưu, một số được các gia đình trong vùng hoặc con cháu cất giữ. Ngay khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, vì nhiều lý do, một số hiện vật quý đã được các gia đình trả lại cho đền.

bna_ảnh gạch 2.jpg
Cận cảnh hoa văn gạch được cho là có niên đại thời Trần. Ảnh: Thùy Lâm

Trong số các hiện vật ấy, chúng tôi ấn tượng nhất là các viên gạch lát nền bởi màu sắc tươi sáng và hoa văn trang trí độc đáo, bắt mắt. Gạch được làm bằng đất nung, có kích thước 38cm x 38cm, dày 8cm, tổng cộng có 10 viên, trong đó, vài viên đã bị vỡ. Trung tâm của viên gạch trang trí hình hoa cúc với vòng tròn nổi ở giữa, bao bọc bên ngoài tiếp tục là những vòng tròn nhưng tiết diện nổi nhỏ hơn, tiếp đó là những cánh hoa cúc được cách điệu. Ngoài cùng là 2 lớp hoa văn sóng nước, được trang trí ở cả bốn mặt, tạo thành hình vuông bao bọc lấy hoa cúc. Tiếp giáp với hoa văn sóng nước, ở 4 phía tạo nổi nửa hình tròn và nửa hình bông hoa cúc. Với tạo hình này, khi liên kết với các viên gạch khác sẽ tạo thành những bông hoa cúc mới ở 4 phía, đồng thời, những nửa vòng tròn kia cũng kết hợp tạo thành một hình thoi cách điệu trên mỗi viên gạch.

bna_Gạch lát nền được cho là có niên đại thời Trần.jpg
Gạch lát nền được cho là có niên đại thời Trần. Ảnh: Thùy Lâm

Quan sát hoa văn trên gạch, nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh cho rằng: “Hoa văn ở các viên gạch này là đặc trưng của gạch thời Trần”. Điều này cũng dễ lý giải, bởi đền được xây dựng vào năm 1403, khi đó, vương triều nhà Hồ mới dựng chưa lâu và dấu ấn về mọi mặt của triều Trần vẫn còn đậm nét, trong đó có nghệ thuật làm gốm.

bna_Chân tảng.jpg
Chân tảng bằng đá - dấu tích xưa của ngôi đền còn sót lại. Ảnh: Thùy Lâm

Điều ngạc nhiên là trải qua hơn 600 năm tồn tại, có thời gian bị chôn vùi dưới lòng đất nhưng gạch vẫn giữ được gần như nguyên vẹn cả màu sắc lẫn đường nét hoa văn. Điều này cho thấy khả năng làm gốm của các nghệ nhân xưa đã đạt đến trình độ bậc thầy, nhiều chi tiết trong quá trình làm gạch như tỷ lệ pha chế nguyên liệu, nhiệt độ nung… vẫn còn là ẩn số đối với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả những nghệ nhân làm gốm ngày nay.

bna_ảnh gạch 1.jpg
Hoa văn đặc trưng trên các viên gạch còn sót lại. Ảnh: Thùy Lâm

Ngoài 10 viên gạch nói trên, tại đền còn lưu giữ 01 phần của góc đao - trên đó có trang trí hoa văn dây lá và 16 chân tảng bằng đá với nhiều kích thước khác nhau, chân tảng to nhất cao 0,35m, cạnh 0,6m x 0,6m. Đây thực sự là những cổ vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65077745

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July