Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 21/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Cuộc thi kỳ lạ ở một làng ven biển Hà Tĩnh, dân thi chạy bằng hai cây gậy cao lênh khênh Cuộc thi kỳ lạ ở một làng ven biển Hà Tĩnh, dân thi chạy bằng hai cây gậy cao lênh khênh , Người xứ Nghệ Kiev
 
 Tập Thoả
Trò thi diễn cà kheo là trò chơi dân gian thể thao của những ngư dân kỳ cựu giàu kinh nghiệm ở vùng biển Thịnh Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), là món ăn tinh thần trong các hoạt động vui lễ, Tết… Ngày càng lan toả rộng khắp, thu hút đông đảo bà con nhân dân trong vùng và lân cận tham gia, cổ vũ.
 
 
 
 
00:01:41
 
 

CLIP: Lễ hội thi diễn cà kheo kheo ngư dân vùng biển xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh)

Cà kheo, công cụ hỗ trợ ngư dân vùng biển

Hà Tĩnh có bờ biển dài, thoải, cát trắng mịn, sóng vỗ êm đềm thuận lợi về mọi mặt cho ngư dân. Biển Hà Tĩnh giàu nguồn hải sản như: Tôm, mực, cua, nghêu, sò…

Độc đáo hội thi đua cà kheo, nét văn hoá của ngư dân miền biển Hà Tĩnh - Ảnh 2.

Trò thi diễn cà kheo ngư dân vùng biển xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: PV

Trong đánh bắt thuỷ hải sản, ngư dân Hà Tĩnh đã biết tận dụng tre, nứa, trúc để sáng tạo ra dụng cụ phục vụ cho cuộc sống mưu sinh, nhờ đó mà ngư dân nơi đây có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, vật dụng không thể thiếu đối với ngư dân, là cặp gậy tre cà kheo để nối dài đôi chân ra biển cào nghêu, hến, cua, ghẹ… tránh ngâm mình dưới nước biển.

Cà kheo, được làm 2 gậy tre, hoặc trúc già, dài 1,5-2 mét, thân thẳng, bên trong đặc, chịu lực tốt, có chỗ đặt chân và nén kheo. Nén kheo đeo ở đầu gối để giữ kheo, phải có độ co giãn để tránh làm trầy xước kheo chân. Người đi được cà kheo, đòi hỏi phải khéo léo nhất định. Người đi cà kheo, kiên trì, tự điều chỉnh theo nguyên tắc vật lý thăng bằng. Trong quá trình luyện tập, phải nắm vững quy tắc thăng bằng, nếu ngã rất dễ bị xây xước

Độc đáo hội thi đua cà kheo, nét văn hoá của ngư dân miền biển Hà Tĩnh - Ảnh 3.

Các vận động viên mỗi đội ngồi theo hàng nghe ban tổ chức phổ biến luật thi diễn cà kheo. Ảnh: PV

Cà kheo là dụng cụ được làm từ tre già hoặc gỗ, có bệ đặt chân song song với mặt đất cột 2 cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân, hai tay bám chắc vào thân cây tre tạo thế cân bằng. Tại các khu vực ven biển, đây là ngư cụ lâu đời để người dân có thể tìm tới những vùng nước ngoài xa, tăng chiều cao khi di chuyển tới các vùng nước xa hơn, thuận tiện hơn trong việc đánh bắt.

Lễ hội cầu ngư đầu xuân năm mới, các làng thường chọn ra những thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh, cơ bắp, có khoẻ dẻo dai chia thành 2 đội (mỗi đội 10-15 người). Cặp cà kheo, được chọn lựa thẳng, đủ già cũng không non, gọt đẽo trơn tru, để tránh trầy xước chân, gây thương tích đến người dự thi.

Độc đáo hội thi đua cà kheo, nét văn hoá của ngư dân miền biển Hà Tĩnh - Ảnh 4.

Chặng đường dài 200 mét, tiếng loa báo hiệu vang lên, các vận động viên dùng kỹ năng, khéo léo để tiến về đích. Ảnh: PV

Trang phục cho đội thi, áo dài vàng hoặc đỏ, khăn đai được thắt ngang đầu. Trong một đội có người chỉ huy, ra hiệu lệnh, hô hào, điều khiển đội của mình. Thể lệ cuộc thi, đội nào về nhanh hơn, không bị ngã kheo, hoặc ngã ít hơn thì đội đó dành phần thắng.

Cà kheo, trò chơi dân gian độc đáo

 

Cùng với sự phát triển của xã hội, cà kheo đang ngày một ít, nhân dịp chuỗi hoạt động lễ hội chùa Chân Tiên, UBND xã Thịnh Lộc tổ hội thi đua cà kheo nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa vùng biển, bên cạnh đó nâng cao kỹ năng sử dụng cà kheo để khai thác thủy sản.

Độc đáo hội thi đua cà kheo, nét văn hoá của ngư dân miền biển Hà Tĩnh - Ảnh 5.

Các vận động viên tham dự lễ thi diễn cà kheo, nén kheo đeo ở đầu gối để giữ kheo, phải có độ co giãn để tránh làm trầy xước kheo chân. Ảnh: PV

Ngày khai hội, hàng trăm bà con ngư dân địa phương và du khách khắp nơi có mặt tại bãi biển Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh để cổ vũ cho các đội thi tham gia hội đua cà kheo. Bà con mang theo trống, cờ, loa… nhiệt tình cổ vũ hết mình cho các đội.

Tham gia hội thi có 18 thành viên, là những ngư dân kỳ cựu giàu kinh nghiệm dùng cà kheo để tham gia đánh bắt thủy sản. 4 người có thành tích cao nhất được Ban tổ chức lựa chọn để đấu chung kết. Sau những pha rượt đuổi gay cấn giữa các đội, chung cuộc ông Hồng Doãn trú tại thôn Nam Sơn đã giành giải nhất, phần thưởng là 500.000 đồng.

Độc đáo hội thi đua cà kheo, nét văn hoá của ngư dân miền biển Hà Tĩnh - Ảnh 6.

Mỗi lượt đua cà kheo diễn ra trong 5 phút. Không bị ngã, vận động viên không giành chiến thắng cũng phải hoàn thành đường đua, cắm cờ Tổ quốc vào vị trí quy định ban đầu. Ảnh: PV

Để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo và kỹ năng giữ thăng bằng tốt. Bên cạnh đó, sử dụng cà kheo đòi hỏi ngư dân phải có thể lực tốt, kiên trì tập luyện.

Lễ hội cà kheo mang đậm chất văn hoá dân gian truyền thống, là nét đẹp văn hoá để cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Cũng là dịp để quảng bá hình ảnh tới mọi miền đất nước, du khách nước ngoài về với vùng đất lịch sử, vùng đất với nhiều điểm tham quan thắng cảnh đẹp.

Độc đáo hội thi đua cà kheo, nét văn hoá của ngư dân miền biển Hà Tĩnh - Ảnh 7.

Cuộc thi diễn ra gây cấn, sôi nổi trên bãi biển xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Đình Chiến-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thịnh Lộc, cho biết: "Hội thi đua cà kheo năm nay có 18 thành viên, luật chơi là di chuyển đến vị trí đã cắm cờ từ trước và lấy nó đem về nơi xuất phát, tổng quãng đường di chuyển là 200m. Trong thời gian thi, người chơi phải khéo léo để di chuyển nhanh nhất mà không bị ngã, ai về đích đầu tiên sẽ giành chiến thắng".

"Hoạt động này địa phương tổ chức hàng năm, là phương thức đánh bắt truyền thống của ngư dân. Chúng tôi tổ chức hội thi này nhằm giữ gìn nét đẹp truyền thống của làng chài, bên cạnh đó khuyến khích bà con ngư dân tập luyện di chuyển bằng cà kheo để khai thác thủy sản", ông Lê Đình Chiến-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thịnh Lộc, nhấn mạnh.

https://danviet.vn/dua-ca-kheo-o-mot-lang-mien-bien-ha-tinh-co-y-nghia-gi-20230820154646684.htm

 


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65079276

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July