Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 
Sky Nguyen  Cuông toạ lạc trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An là ngôi đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, ngôi đền này còn có những câu chuyện về sự trùng lặp đầy bí ẩn.
Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ
 Đền Cuông nằm bên QL1A, đoạn qua xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách TP Vinh khoảng 30km về phía Bắc.

Vang bóng một thời

Từ tư liệu đền Cuông, đền còn có tên gọi khác là đền Công, bởi xưa kia nơi đây có rất nhiều con chim công sinh sống. Đặc biệt ngọn núi này có dáng hình con chim công khổng lồ, đầu con chim công là nơi ngôi đền tọa lạc.

Đền Cuông gắn liền với một vị vua trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngôi đền cũng gắn với truyền thuyết nỏ thần, mối tình ngang trái Mỵ Châu – Trọng Thủy.

Sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán đã đoàn kết sức mạnh toàn quân, đại phá quân Tần và lên ngôi vua, lấy hiệu là An Dương Vương.

Khi lên ngôi, An Dương Vương đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, trị vì đất nước trong 50 năm (từ năm 257 đến năm 208 trước công nguyên).

Tương truyền, khi được thần Kim Quy giúp xây thành và làm nỏ thần, An Dương Vương mất cảnh giác và đã mắc mưu của Triệu Đà. Năm 208 trước công nguyên, sau khi chiếm được nỏ thần, Triệu Đà đã cho quân tấn công bất ngờ nước Âu Lạc, An Dương Vương phải rút lui về phương Nam.

Khi đến nơi đây, cùng đường (trước mặt là núi, phía đông là biển, sau lưng là giặc), An Dương Vương đã rút gươm chém Mỵ Châu rồi tuẫn tiết tại Cửa Hiền, phía Bắc chân núi Mộ Dạ.

Để tưởng nhớ An Dương Vương, sau khi nhà vua mất, nhân dân vùng này đã lập đền thờ vua ở đây.

Rễ si bám vào tường rêu, cổ thõng xuống khiến cảnh trí thêm phần cổ kính.

Đền đã có từ rất lâu. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào xác định được chính xác thời điểm khởi dựng ngôi đền. Tuy nhiên, dưới thời nhà Nguyễn, đền Cuông đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt vào năm Giáp Tý (1864), vua Tự Đức đã ban sắc chỉ xây dựng lại ngôi đền với quy mô như ngày nay.

Ngôi miếu trên đỉnh núi Mộ Dạ, nơi thờ vọng thần Kim Quy và công chúa Mỵ Châu. 

Thượng điện, nơi thờ cúng vua An Dương Vương.

Nơi thờ cúng An Dương Vương. Ảnh NVCC

Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên, xung quanh có trồng nhiều cây xanh đan xen. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa thượng, trung và hạ điện.

Sự trùng lặp kì lạ 

Chia sẻ với PV, Tổ trưởng tổ cúng đền Cuông Cao Văn Lương cho biết, năm 1995, đền Cuông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ngày khai mạc lễ hội, xuất hiện một sự việc kì lạ.

Trong lúc người dân địa phương và du khách thập phương đang chiêm ngưỡng màn cưỡi ngựa diễu hành của một nông dân, bất ngờ xuất hiện một con hạc lông trắng toát tựa như con đại bàng từ từ hạ xuống, đậu trên tay người cưỡi ngựa. Hàng ngàn người ngắm nhìn và hạc cũng liên tục vẫy cánh khoe sắc.

Con hạc trắng được ướp cho vào tủ kính đặt ngay tại khu vực hạ điện đền Cuông.

Từng dòng người đua nhau kéo về đền Cuông để ngắm chim hạc và cầu khấn. Lễ hội năm đó luôn trong tình trạng quá tải.

Đúng một ngày sau khi lễ hội kết thúc thì chim hạc chết. Chim hạc được đưa ra Hà Nội để ướp xác, mang về trưng bày trong khuôn viên đền.

Câu chuyện hạc trắng xuất hiện một cách kì lạ chưa kịp lắng xuống thì tại lễ hội đền Cuông năm 1996, ở bờ biển Cửa Hiền, phía sau ngôi đền Cuông huyền thoại, một con cá voi 10 tấn chết dạt vào bờ.

Kiệu rước vua An Dương Vương được dùng trong dịp lễ hội hằng năm.

Lễ hội đền Cuông là một trong những điểm nhấn của du lịch văn hoá tâm linh. Ảnh NVCC

Hạc về, cá voi chết vào thời điểm đúng ngày lễ hội đền Cuông càng tăng thêm sự huyền bí về câu chuyện cổ xưa. Người dân cho rằng, hạc về là hiện thân của công chúa Mỵ Châu; cá voi chết dạt vào biển là minh chứng cho sự tuẫn tiết bi thương của vua An Dương Vương.

“Những sự kiện ấy càng làm cho đền Cuông thêm huyền bí, linh thiêng, thu hút người dân gần xa về dâng hương cầu quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc. Hàng tháng, cứ vào ngày mồng 1 và ngày rằm, người dân biển Diễn Châu đều sắm sửa lễ vật lòng thành dâng lên vua An Dương Vương và lên đèn chăm sóc khói hương”, ông Lương chia sẻ.

Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào các ngày 14, 15 và 16/2 Âm lịch hằng năm. Lễ hội Đền Cuông có quy mô lớn nổi tiếng của Nghệ An, thu hút sự quan tâm đông đảo người dân địa phương và du khách khắp mọi miền đất nước.

Nguồn Tin:  vietnamnet
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3596558

  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65089501

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July