Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Vùng đất nhân kiệt địa linh 550 năm ‘tụ nghĩa’ giữa rừng vàng Vùng đất nhân kiệt địa linh 550 năm ‘tụ nghĩa’ giữa rừng vàng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Những ngày này, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đang tràn ngập không khí tưng bừng, từ nông thôn đến thị trấn rực rỡ cờ hoa kỷ niệm 550 năm thành lập huyện.

Vùng đất nhân kiệt địa linh 550 năm ‘tụ nghĩa’ giữa rừng vàng
 Hương Sơn một góc nhìn từ trên cao. (Nguồn ảnh: Đậu Bình)

Mùa Thu 2019, do cơ duyên đã đưa tôi về thăm đất Hương Sơn (Hà Tĩnh). Dù chưa một lần đặt chân tới, những gì bấy lâu tôi được được nghe kể về nơi này, chỉ là vùng rừng núi khô cằn với vô vàn những khó khăn, gian khổ. Vậy nhưng, chuyến thăm này đã khiến vị khách trẻ ngỡ ngàng, bởi “Hương Sơn giàu đẹp quá.”

Đó là vùng đất nhân kiệt địa linh, khắc dấu truyền thống, văn hóa, di tích lịch sử, với nhiều đặc sản, đang nỗ lực phát triển kinh tế, và ngày càng giàu mạnh, văn minh, xứng danh 550 năm lịch sử hình thành trên bản đồ hình chữ S - Việt Nam.

Dấu ấn nguồn cội

Là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Hương Sơn hội tụ nhiều yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Trải qua những bước thăng trầm, biến cố của dòng chảy lịch sử, con người nơi đây vẫn vững chí, bền gan, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để chung tay xây dựng cuộc sống mới. Xứng danh một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa, giáo dục, trù phú và ấm no.

Ngược dòng thời gian về khoảng 850 năm trước, Hương Sơn là vùng đất được Trần xây dựng, nếu không khai sơn lập địa cũng là kế tiếp bảo toàn, phát triển để xứ này đi lên từ thuở hồng hoang. Một trong những bằng chứng là, ở xã Phúc Dương ngày trước, (nay là xã Sơn Phú), các nhà khảo cổ đã tìm ra di chỉ đồ đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Đây là một trong những ký ức lịch sử và văn hóa mà người Hương Sơn có thể tự hào, bởi không phải nơi nào cũng có được.

Hương Sơn ngày trước mang nhiều tên khác nhau, và chỉ tồn tại khoảng 400 năm (tính từ năm 1029 đến hết đời Trần). Cổ nhất là huyện Việt Thường. Tới đời Đường thuộc châu Phúc Lộc. Đời Lý và đời nhà Hồ gọi là Đỗ Gia. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) vua Lê Thánh Tông cho vẽ lại bản đồ cả nước, từ đó nhập huyện Cổ Đổ và huyện Thổ Hoàng thành huyện Hương Sơn. Đến năm 1867, vua Tự Đức chia tách một số làng, xã phía Nam của huyện để lập huyện Hương Khê sau này. Vậy là Hương Sơn còn 5 tổng: Đỗ Xá, Hữu Bằng, An Ấp, Dị Ốc và Thổ Hoàng.

Kể từ đó đến nay, Hương Sơn đã khoác lên mình những “chiếc áo mới” và khẳng định địa danh của vùng đất nhân kiệt địa linh trên bản đồ Việt Nam. Đây còn là vùng núi tiềm năng rừng, không chỉ là kho báu vàng xanh mà còn là địa chỉ xanh về du lịch sinh thái cho những ai đam mê khám phá sự kỳ ngộ của miền sơn cước.

Nơi đây còn được trời đất kiến tạo cho những thảm thực vật và động vật vô cùng phong phú. Từ hàng triệu năm nay, những cánh rừng nguyên sinh đã sinh tồn và phát triển nhiều loài cây gỗ quý như trắc, sến, pơ-mu, lim, dổi, vàng tâm. cùng nhiều loài chim, thú quý hiếm nằm trong “sách đỏ” như công, trĩ, voi, hổ, trăn hoa. Đó cũng là những yếu tố để vùng núi rừng này trở thành khu du lịch sinh thái.

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông - một trong những điểm du lịch thu hút du khách. (Nguồn ảnh: BHT)

Không chỉ là vùng đất địa linh, nơi tụ nghĩa của các anh hùng dân tộc, vùng núi rừng tiềm năng, người Hương Sơn còn tự hào khi từ miền thượng du tới miền hạ du có con sông Ngàn Phố đẹp như trong chuyện cổ tích. Đó là “một dòng sông xanh chảy mãi tới vô cùng” đã từng gây ra biết bao trận lũ quét nhưng cũng bồi đắp cho đôi bờ phù sa màu mỡ, cây cối sum suê. Mùa hạ, mít, trám, bưởi đầy vườn; mùa đông cam vàng đỏ chợ, hươu sao chạy nhảy như tranh vẽ.

Theo ghi chép của sử sách, Hương Sơn được ví như một vùng “Núi thơm”- nơi đây đã hội tụ những con người tài hoa sáng tạo. Là vùng đất gắn liền với đại ngàn, người dân nơi đây xưa đã quen với nghề săn bắn thú vật và hái lượm, sống trong rừng, qua thời gian họ đã bắt Hươu sao về thuần hóa và nuôi trong các hộ gia đình. Nghề nuôi hươu ở huyện Hương Sơn được hình thành từ những năm 1950 của thế kỷ trước. Trước đó, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã phát hiện và nghiên cứu thành công các công dụng bổ dưỡng từ nhung hươu.

Theo một số học giả nghiên cứu về lịch sử đất và người Hương Sơn, từ xa xưa, Hương Sơn đã có thế mạnh về rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích đất để trồng cây công nghiệp và đồi cỏ để chăn nuôi đại gia súc khá lớn. Nhà Nguyễn đã từng lập đồn điền ở trại Giàm. Thời thuộc Pháp, ở Hương Sơn có rất nhiều đồn điền lớn như đồn Phe Rây ở Sông Con, Booc-đê ở Hà Tân, Cu Đúc ở Voi Bổ.

Những đồn điền này đều được Pháp khai khẩn hàng trăm hécta để trồng cà phê, đay và chăn nuôi trâu, bò. Ngoài trâu, bò, hươu nai được thuần hóa lâu đời và thịnh hành thì một món ẩm thực rất được ưa chuộng là loài cá mát ở các khe đá thượng nguồn. Cho đến thế kỷ XXI, Hương Sơn đã được nhiều du khách quốc tế biết đến với 2 thế mạnh là chăn nuôi và trồng trọt.

Cây chè Hương Sơn đã trở thành “vành đai quy hoạch xanh” tại các vùng Tây - Kim - Lĩnh. Vùng Sơn Kim đã trở thành những “làng chè công nhân của Xí nghiệp Chè Tây Sơn” và “làng chè Tổng đội Thanh niên xung phong Tây Sơn.” Hàng năm, những làng chè này đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng trăm tấn chè búp khô, tạo ra lợi nhuận đáng kể về kim ngạch xuất khẩu.

Trong câu chuyện với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Trần Văn Kỳ, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn, chia sẻ: “Dù không sinh ra ở vùng đất Hương Sơn, nhưng tôi may mắn đã được gắn bó tại mảnh đất này. Đây cũng chính là quê hương thứ hai của tôi - một vùng đất thiêng liêng, tụ khí, tụ nghĩa, hội tụ nhân tài của bốn phương trời.”

Tự hào với truyền thống quê hương, Đảng bộ và Nhân dân Hương Sơn đã và đang nỗ lực không ngừng để xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp, xứng danh 550 năm lịch sử hình thành huyện Hương Sơn trên bản đồ hình chữ S.

Quang cảnh đường phố Thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. (Nguồn ảnh: Đậu Bình)

Những ngày này, Hương Sơn đang tràn ngập không khí tưng bừng, phấn khởi, mỗi tuyến đường, góc phố từ nông thôn đến thị trấn rực rỡ cờ hoa. Cán bộ và Nhân dân hăng say công tác, lao động, sản xuất. Toàn huyện xây dựng 55 công trình chào mừng với tổng kinh phí trên 200 tỷ đồng; kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ trên 2,8 tỷ đồng xây dựng 74 nhà tình nghĩa cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Diện mạo mới giàu tiềm năng

Ông Nguyễn Quang Thọ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn cho biết, tiếp nối dấu ấn của lịch sử, những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân Hương Sơn đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, của tỉnh bằng việc đầu tư vốn cho các công trình, dự án, và các chính sách hỗ trợ khác. Nhờ đó diện mạo của huyện ngày càng đổi thay rõ rệt.

Mặc dù phía trước vẫn còn những khó khăn, song với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động dồi dào, sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, đã và đang mở ra cho Hương Sơn những cơ hội hợp tác đầu tư về mọi mặt, nhất là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn.

Đặc biệt, nhờ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kỳ vỹ, môi trường sinh thái trong lành, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, cùng hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh nhiệt đới với hệ động thực vật đa dạng, phong phú sẽ thỏa sức cho du khách khám phá, trải nghiệm du lịch mạo hiểm. Khu du lịch sinh thái nước khoáng Sơn Kim trải rộng trên diện tích hơn 300 hécta, với nguồn nước khoáng trữ lượng lớn, phục vụ tắm khoáng nóng, nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh…

Ngoài ra, nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú, đa dạng, nhiều loại có giá trị và trữ lượng khá lớn (như Quặng sắt tại xã Sơn Trường, quặng sắt Limonit, thiếc tại xã Sơn Kim 1, than đá tại xã Sơn Thịnh, đá vôi tại xã Sơn Lâm, vàng tại xã Sơn Quang, Sơn Tây, Sericit tại xã Sơn Bình, Sơn Long, Sơn Trà….)  cũng là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư khai thác, chế biến và kinh doanh tăng thu ngân sách nhà nước, đóng góp cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cùng với các di tích lịch sử, văn hóa, địa chỉ tâm linh như: nhà thờ, khu mộ, tượng đài Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; mộ, nhà thờ Khai quốc công thần Nguyễn Tuấn Thiện, Nguyễn Lỗi; di tích danh tướng Cao Thắng; Chùa Nhiễu Long, Chùa Tượng Sơn, Đền Đức Mẹ… là cơ sở hình thành chuỗi du lịch tâm linh - tắm nước khoáng - tham quan - nghỉ dưỡng - mua sắm; tạo điểm dừng trong các tour du lịch nội tỉnh, quốc tế.

Hệ thống giao thông của Hương Sơn bây giờ đồng bộ và thuận lợi với 3 tuyến quốc lộ đi qua. Quốc lộ 8A theo hướng Đông - Tây, nối quốc lộ 1A với Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - con đường bộ ngắn và thuận lợi nhất từ Hà Nội sang Lào, cũng như đến 6 tỉnh Đông Bắc Thái Lan; quốc lộ 8C nối quốc lộ 8A với quốc lộ 46 đi cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An), đường Hồ Chí Minh theo hướng Bắc - Nam thuận lợi cho vận tải hành khách và hàng hóa, đó là tiềm năng, thế mạnh rất lớn của huyện.

Ngoài ra, Hương Sơn còn có nguồn lao động dồi dào, với gần 55.000 người, chiếm 47% dân số. Trong sản xuất, con người Hương Sơn luôn chịu khó, không nản chí, sáng tạo, năng động, ham học hỏi, nhất là trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay luôn nỗ lực phấn đấu để xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Mô hình chăn nuôi hươu sao của người dân huyện Hương Sơn. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Những năm qua, với việc trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động công bố các quy hoạch, thông tin thu hút đầu tư; quảng bá, giới thiệu rộng rãi tiềm năng, lợi thế trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng đã triển khai, cũng như quan tâm tìm hiểu và xúc tiến đầu tư.

Đến nay, trên địa bàn có 385 doanh nghiệp đang hoạt động, Ủy ban Nhân dân tỉnh cấp phép 26 dự án, tổng mức đầu tư 1.931,15 tỷ đồng, trong đó có một số dự án nổi bật như: Dự án khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 1, tổng mức đầu tư 813 tỷ đồng; Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Solar Park Hương Sơn tại xã Sơn Quang, tổng mức đầu tư 537,9 tỷ đồng…

Mặc dù vậy, ông Thọ cũng lưu ý, các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn huyện vẫn chưa được khai thác tối đa bởi thiếu vốn và các điều kiện hỗ trợ khác. Vì thế, trong thời gian tới, Hương Sơn mong Trung ương, các bộ ngành và tỉnh quan tâm hơn nữa trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 8A, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống thông tin liên lạc… để thu hút nhà đầu tư vào địa bàn.

“Với rất nhiều tiềm năng, với xu thế mở cửa và hội nhập, huyện Hương Sơn luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư, tích cực khai thác các nguồn lực để tạo bước đột phát trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đưa Hương Sơn tiếp tục phát triển trên con đường đổi mới và hội nhập,” ông Thọ nhấn mạnh.

Khẳng định vị trí chiến lược rất quan trọng của huyện Hương Sơn, ông Lê Đình Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, trải qua các thời kỳ lịch sử, huyện Hương Sơn đã đóng góp sức người, sức của, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân đã đoàn kết, thống nhất, khắc phục những khó khăn của địa bàn miền núi, biên giới, giữ vững ổn định, tiếp tục giành được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng vào những thành tích chung của tỉnh.

Phát huy truyền thống và những kết quả đạt được, người đứng đầu tỉnh Hà Tĩnh mong muốn và tin tưởng cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Hương Sơn sẽ tiếp tục đoàn kết, năng động, đổi mới sáng tạo; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là về rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng Hương Sơn trở thành huyện phát triển phía Tây Bắc của tỉnh.

Hương Sơn cũng đồng thời kết nối với các địa phương tạo thành các trục phát triển theo hành lang đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 8A nối Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với các tỉnh của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với bạn Lào; cùng với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà đồng lòng, chung tay, góp sức, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế.

Một góc thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn. (Nguồn ảnh: BHT)

Nguồn Tin:  vietnamplus
https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=3273952

  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65968942

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July