(Baonghean) - Thành lập từ năm 2010, đến nay, CLB dân ca xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) đã có 32 thành viên thường xuyên tham gia sinh hoạt, một nửa trong số đó là các cụ cao niên trong xã. Năm đầu tiên bước lên sân khấu trong cuộc thi Tiếng hát dân ca Nghệ An lần thứ nhất, CLB Dân ca xã Kỳ Sơn đem về giải khuyến khích toàn đoàn.
Là một trong những xã được thành lập sớm nhất của huyện Tân Kỳ, xã Kỳ Sơnđược biết đến là nơi hội tụ cư dân khắp cả tỉnh về làm ăn, sinh cơ lập nghiệp, tạo nên sắc màu văn hóa đa dạng. Tiềm năng ca hát được người dân các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương... mang về đây từ những năm giữa thế kỷ trước cộng với tinh thần lạc quan, yêu ca hát của cư dân bản địa đã tạo nguồn cảm hứng vô tận, mảnh đất nuôi dưỡng mạch nguồn dân ca chảy mãi. Tình yêu ấy được đưa vào trong lao động sản xuất, trong các cuộc liên hoan, ngày hội, các ngày lễ khiến đời sống dân ca hết sức phong phú.
Các cụ cao niên trong CLB Dân ca xã Kỳ Sơn đang say sưa tập luyện chờngày bước lên sâu khấu.
Dần dần, dân ca đã ngấm vào máu thịt của người dân Kỳ Sơn, trở thành mónăn không thể thiếu. Anh Vũ Xuân Việt, người đã có 12 năm làm công tác văn hóa xã, hiện là chủ nhiệm CLB Dân ca xã Kỳ Sơn cho biết: "Những năm gầnđây, đời sống được nâng lên đáng kể, người dân lại càng có điều kiện tham gia các chương trình văn hóa văn nghệ, nhu cầu hưởng thụ văn nghệ cũng được nâng cao. Dân ca Nghệ An đang đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn trong một cộng đồng cư dân từ khắp nơi trong tỉnh về đây sinh sống".
Một nửa trong số các thành viên của CLB thường xuyên sinh hoạt làhọc sinhđang học tại các trường đóng trên địa bàn. Đêm đêm, vào ngày nghỉ, học sinh lạináo nức ra nhà văn hóa xóm, xã để lắng nghe âm hưởng dân ca được cất lên từ tấm lòng, sự tâm huyết của những cụ cao niên am hiểu dân ca trong xã. Lâu dần, tiếng hát dân ca ngấm sâu vào tiềm thức, lớp trẻ say sưa hát dân ca thay vì những ca khúc trẻ thời thượng chóng đến chóng qua.
Thành viên CLB lúc đầu chủ yếu là những người có chân trong các đội nhạc hiếu, hỉ của xã, họ tự nguyện đóng góp nhạc cụ, phương tiện hăng hái tham gia tập luyện và thi thố. Ở CLB có những người đã ngoài 70 vẫn hăng hái ngàyđêm chăm chỉ luyện tập. Với họ, tình yêu dân ca trở thành "bí quyết" giúp họhăng hái hơn trong công việc, thanh thản trong cuộc sống và thêm yêu mến cuộc đời này. Họ chính là những người dìu dắt, rèn luyện và thổi vào hồn lớp trẻ tình yêu dân ca xứ Nghệ.
Cụ Nguyễn Thị Thể, người vừa được xã lập tờ trình đề nghị Sở VH-TTDL phong tặng nghệ nhân dân gian cho biết: "Gia đình tôi trước kia ai cũng mê đắm các làn điệu dân ca xứ Nghệ. Ngoài việc hát các làn điệu cổ, chúng tôi còn tự sáng tác lời mới để phục vụ trong các cuộc công diễn. Tôi còn nhớ như in lời các bài hát như "Phụ tử tình thâm", "Thập ân công mẹ", "Phà Bến Thủy".... Tôi mê lắm bởi dân ca dễ đi vào lòng người với sự thiết tha, gần gũi với cuộc sống đời thường, chân chất như hạt lúa củ khoai. Những năm gần đây, dân ca tại KỳSơn đã được vực dậy, nó đang sống như đã từng sống cách 30 - 40 năm vềtrước, cái thuở tiếng hát át tiếng bom, tiếng hát cổ vũ động viên lao động sản xuất...".
Đã trải qua 12 mùa lễ hội Tiếng hát Làng Sen, không phải ngẫu nhiên mà tiếng hát Kỳ Sơn có 6 năm liên tục đạt giải nhất, 6 năm còn lại đều xếp thứ 2 toàn huyện. Năm 2012, tiếng hát Kỳ Sơn lại tiếp tục vang lên và đạt giải nhì toànđoàn thi Tiếng hát Làng Sen với một tiết mục giải A, một tiết mục giải B và giành luôn giải nhất dành cho đơn vị tổ chức tốt ở cấp cơ sở. Trở về sau lễ hội Tiếng hát Làng Sen cấp huyện, các thành viên trong CLB lại tiếp tục lăn vào với công việc và cuộc sống đời thường. Phía trước còn nhiều cuộc thi chờ đón và họ hiểu hơn ai hết giá trị những khúc hát dân ca xứ Nghệ.
Võ Văn Dũng
|