Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Người nối lòng dân với biên cương, hải đảo bằng thơ Người nối lòng dân với biên cương, hải đảo bằng thơ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Chị là nhà giáo, nhà thơ Hoàng Cẩm Thạch, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An.

Các chiến sĩ biên phòng dường như đã thân quen tên chị qua bài thơ phổ nhạc “Tự hào cha người chiến sĩ biên phòng” đạt giải cuộc thi sáng tác ca khúc về Biên phòng và được chọn ghi đĩa video tốp 10 bài kỷ niệm 60 năm Biên phòng Việt Nam; Bài “Yêu anh Bộ đội Biên phòng”… Đồng bào các dân tộc vùng biên còn nhiều khó khăn coi chị như người thân qua những đợt chị cùng những chuyến hàng cứu trợ đồng bào và hỗ trợ động viên cán bộ chiến sĩ biên phòng những đợt bão lũ thiên tai và dịp đón xuân. Chị là nhà giáo, nhà thơ Hoàng Cẩm Thạch, hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An.

      Lời thơ kết nối những tấm lòng.

      Biết Hoàng Cẩm Thạch qua Truyền hình VTV1 giới thiệu trong chuyến đi cùng cảnh sát biển với bài thơ phổ nhạc: “Tự hào Cảnh sát biển Việt Nam” được lực lượng cảnh sát biển chọn làm bài hát truyền thống của ngành; và cũng trên VTV1 cách đây chừng 3 năm đã giới thiệu “Hoàng Cẩm Thạch, những vần thơ nặng tình biên cương”. Mãi dịp Hội thảo “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số với cách mạng và kháng chiến” do Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức tại thành phố Vinh tôi mới gặp Cẩm Thạch trước ngày hội thảo. Bên bàn cà phê anh Đặng Văn Quyền đồng đội cựu chiến binh kể lại chuyện chiến tranh, tôi quan sát Cẩm Thạch lắng nghe, mắt đỏ rớm lệ trước sự hy sinh của người lính. Một người cảm thông với sự gian khổ mất mát như vậy hèn chi những vần thơ của chị phần nhiều gắn với người lính đang đương đầu với sự khắc nghiệt của thời tiết, sẵn sàng đối đầu với sự xâm lấn của ngoại bang nắm chắc tay súng bảo vệ cương giới mặt biển cũng như phên giậu Tổ quốc.

      Cẩm Thạch từng là giáo viên dạy văn phổ thông trung học tại huyện miền núi Quỳ Châu nên thấu hiểu những thiệt thòi thiếu thốn cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân vùng cao, đặc biệt là lớp trẻ đến trường thiếu sách vở, mùa đông lạnh giá thiếu áo ấm, sau này về thành phố làm giảng viên tại trường cao đẳng sư phạm Nghệ An, cặp mắt nhân ái luôn đau đáu hướng về miền rừng gian khó nơi chị từng chứng kiến. Chị vận động con cháu, người thân, bạn bè bằng bốn câu thơ:

Xin đừng mưa nữa trời ơi

Áo em chưa ấm tuyết rơi lạnh lung

Núi cao điệp điệp trùng trùng

Có ai chia bớt lạnh cùng chúng em.

Và cái tết năm 2011, con cháu, người thân đã góp cùng chị được 10 triệu đồng tổ chức “Tết ấm biên cương” cho đồng bào vùng biên; Tết 2016: 3 tấn gạo, 200 áo ấm, 50 triệu VND. Tổng hơn 100 triệu đồng. Kết hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đi trao cho đồng bào 2 xã Tam Hợp và Nhôn Mai, Huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Vậy là chị đã có thêm người đồng hành cùng quyên góp, cùng đi trao quà cho đồng bào biên giới. Mỗi lần nhớ lại trước đây những chuyến đi biên giới một mình một xe chở hơn tấn gạo cùng những mặt hàng nhu yếu phẩm lên vùng cao biên giới xe bị tụt dốc xuống suối chị phải nhờ tới cán bộ chiến sĩ biên phòng ra chuyển hàng giúp một tay, nhưng vẫn không làm chị nản lòng, những lần đi như vậy lại cảm nhận thêm được điều mới mà ở thành phố khó hình dung nổi, nhiều trẻ em vùng cao không biết tết Trung thu là gì?

     Tấm lòng của một nhà thơ Xứ Nghệ.

Từ đó chị lại có thêm nhiệm vụ đặt vấn đề với các tổ chức đoàn thanh niên phối hợp với đồn biên phòng cùng tổ chức Tết Trung thu cho các em. Lời thơ lan xa, đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình tỉnh Nghệ An, TH QPVN đã giới thiệu về Cẩm Thạch kèm theo những câu thơ chị đi làm thiện nguyện giúp đỡ đồng bào biên giới, lập tức có nhiều cá nhân và tổ chức khắp cả nước cùng chia sẻ lòng nhân ái, một tổ chức ở Hà Nội đặt vần đề cùng lên biên giới tổ chức tết Trung thu cho các em. Trung thu 2020 là cái tết được tổ chức trên vùng cao có cả múa lân, đèn ông sao, múa hát cho cả người lớn và trẻ em cùng vui để lại ấn tượng sâu sắc cho cả người tổ chức và người được tổ chức. Vượt ra khỏi bục giảng, Cẩm Thạch làm đại diện báo Người Xứ Nghệ tại Kiev, đại diện Hội đồng hương Nghệ Tĩnh của thành phố Kiev- Ucraina tại Nghệ An. Bước chân đi làm thiện nguyện dường như không biết mỏi, phát hiện ở đâu có hoàn cảnh éo le là Cẩm Thạch tìm bằng mọi cách giúp đỡ, vượt quá khả năng bản thân chị đã kêu gọi người đồng hương tại nước ngoài cùng hỗ trợ, Hoàng Cẩm Thạch đại diện cho Hội đồng hương Nghệ Tĩnh tại Kiev – Ucraina trao tặng cháu Song Ngân 5 tháng tuổi bị tim bẩm sinh 10 triệu đồng tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, cháu Nghĩa 20 triệu đồng đưa đi bệnh viện TW Huế mổ tim. Để động viên khuyến khích các em học sinh dân tộc thiểu số vùng cao, Hoàng Cẩm Thạch đã tổ chức đi trao 80 xuất học bổng cho 3 trường tại huyện Quỳ Châu và 35 xuất quà cho học sinh nghèo vượt khó, trong đó có em học sinh lớp 2 nhận 1 triệu đồng mỗi tháng đi bệnh viện thay máu một lần. Trao áo ấm cho học sinh trường tiểu học Hội 1, Tiểu học Châu Nga, Trung học co sở xã Châu Bính,THCS Châu Hạnh 1, THCS Hạnh 2; THCS Châu Hội; Trường tiểu học xã Châu Phong, Tiểu học xã Diên Lãm; trường PTTH Huyện Quỳ Châu. Kết nối xin được tiền xây 2 ngôi nhà tình thương cho hộ nghèo nơi biên giới Nghệ An.vv… Hình dung như vùng cao biên cương là mái nhà của chị. Thay mặt hội đồng hương Nghệ Tĩnh tại Kiev trao tặng Cảnh sát biển VN 40 triệu đồng động viên cán bộ chiến sĩ cảnh sát biển trong những ngày chiến đấu với Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép tại thềm lục địa của ta, sau chuyến đi đó Cẩm Thạch đã sáng tác bài thơ Tự hào cảnh sát biển Việt Nam đã được phổ nhạc thành bài hát truyền thống của cảnh sát biển. Mỗi chuyến đi, mỗi khi đất nước gặp đại họa Cẩm Thạch lại có những vần thơ gửi động viên về nơi tuyến đầu.

Rừng hoang vu dấu chân mòn lối

Con thầm nghe khẩu lệnh trong tim

Những bước đi tuần tra biên giới

Thương dân nghèo, giấc ngủ chưa yên

(Tự hào cha người chiến sĩ biên phòng)

     Đón xuân 2021 Hoàng Cẩm Thạch không chỉ có những vần thơ gửi lên biên giới, chị đã chuẩn bị một chuyến xe gồm gạo, mì tôm, nước mắm, dầu ăn, mì chính, quần áo ấm lên cùng cán bộ chiến sĩ các đồn biên phòng  hỗ trợ đón tết cho đồng bào dân tộc thiểu số Thái, H’Mông, Đan Lai, Khơ Mú … nơi biên cương Xứ Nghệ. Tôi thầm cảm phục và biết ơn chị, một văn nghệ sĩ có tấm lòng đã nhiều người từng nghĩ tới mà chưa làm được.

Ấm tình quân dân bên bếp lửa hồng

Bản làng chờ mong, em cũng chờ mong

Trái Còn bay lên tình yêu ở lại

Tiềng khèn ngân nga đi suốt đường biên

Tuần tra biên giới có anh và em,

Tổ quốc, quê hương tình ta ở đó

Giữ từng tấc đất, từng con suối nhỏ

Góp thành sông về biển hóa mặt trời.

(Biên giới vào xuân – Hoàng Cẩm Thạch).

    Tôi hỏi chị “Đã được Bộ Tư lệnh biên phòng tặng Kỷ niệm chương vì chủ quyền an ninh biên giới chưa?”, chị cười “Mình góp phần đem tình cảm của hậu phương tới biên giới, cán bộ chiến sĩ biên phòng coi mình như người thân đó là huy chương rồi!”.

Xuân về, lời bài hát “Tự hào cha người chiến sĩ biên phòng (Thơ Cẩm Thạch, nhạc Vũ Tuấn Hội”, “Yêu anh Bộ đội biên phòng” (Thơ Cẩm Thạch, nhạc Hữu Đào) lại vang lên từ hậu phương tới khắp dải biên cương.

                                               Nguyễn Liên.

 


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 65978738

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July