Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Dấu chân Đội Cung trên đất Rạng - Lường Dấu chân Đội Cung trên đất Rạng - Lường , Người xứ Nghệ Kiev
 

13/01/2021

 

 
(Baonghean.vn) - Đã 80 năm trôi qua (13/1/1941 - 13/1/2021), ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Đô Lương do Đội Cung lãnh đạo vẫn còn vẹn nguyên. Trên vùng đất Thanh Chương và Đô Lương, nhiều dấu tích xưa nơi Đội Cung từng đóng quân và tập hợp binh sỹ vẫn còn đó như gợi nhớ về một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Đội Cung tên thật là Nguyễn Văn Cung. Năm 1926, ông bị bắt đi lính khố xanh, đóng ở đồn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1930-1931, để đàn áp cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh đang lan tràn khắp nơi, đơn vị Đội Cung được điều từ Thanh Hóa về đóng ở đồn Kim Nhan, huyện Anh Sơn. Ảnh: Ngọc Phương
Ngày 8/1/1941, Đội Cung được cân nhắc làm đội trưởng thay cho viên đồn trưởng người Pháp là Alôngdô, đóng ở Đồn Rạng thuộc địa phận huyện Thanh Chương. Vùng đất đồn Rạng xưa nằm bên bờ sông Lam, giáp 2 huyện Thanh Chương và Đô Lương, nay thuộc địa bàn xóm Trường Sơn, xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương. Đồn có nhiệm vụ kiểm soát cả 2 huyện Thanh Chương và Đô Lương cả đường bộ và đường thủy. Ảnh: Ngọc Phương
Trên vùng đất này hiện vẫn còn đình Chợ Rạng, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, nơi đây đã in dấu chân của Đội Cung và các binh sỹ Đồn Rạng. Ảnh: Ngọc Phương
Chùa Vườn xưa, nay thuộc vùng đất cơ quan Huyện ủy Đô Lương là nơi Đội Cung tập hợp binh sỹ, sau khi kéo quân từ Rạng lên Đô Lương. Một miếu nhỏ, giếng nước và bia dẫn tích được Huyện ủy Đô Lương khôi phục vào năm 2014 ngay trong khuôn viên cơ quan. Ảnh: Ngọc Phương
Bia dẫn tích tại đây có ghi: “Vào hồi 1 giờ sáng ngày 13 tháng 1 năm 1941, ông Đội Nguyễn Văn Cung đã chọn nơi này làm vị trí tập kết quân khởi nghĩa và đến 6 giờ sáng cùng ngày đã phát lệnh đánh chiếm nhà dây thép, đồn lính khố xanh tại khu vực ngã tư thị trấn Đô Lương”. Ảnh: Ngọc Phương

Giếng Đồn Đô Lương hiện nay vẫn tồn tại, nằm trong khu dân cư thuộc khối 3, thị trấn Đô Lương. Thời trước, giếng là nơi binh lính sử dụng để sinh hoạt. Ảnh: Ngọc Phương

Cột cờ đồn Đô Lương nằm giữa 2 bờ tường nhà ông Vũ Đình Mộc và Nguyễn Văn Nghị ở khối 3, thị trấn Đô Lương. Trải qua 80 năm, cột cờ bằng thép đã hoen rỉ. Ảnh: Ngọc Phương

Cách cột cờ vài trăm mét, là gốc cây đa cổ thụ - nơi tập hợp binh sỹ khi đánh đồn Đô Lương. Cây đa và ngôi miếu thờ hiện nằm trong khuôn viên chợ Trung tâm thương mại Đô Lương. Ảnh: Ngọc Phương

Tượng đài Khởi nghĩa Đô Lương tại ngã 3 Bưu điện ở thị trấn Đô Lương. Khởi nghĩa Đô Lương còn được gọi với các tên khác như: Binh biến Rạng Lường, Binh biến Đô Lương. Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tinh thần yêu nước của các chiến sỹ cách mạng, không chịu làm nô lệ, khổ sai, vùng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa là tiếng chuông báo động cho các cuộc khởi nghĩa sau này đi đến thắng lợi. Cứ đến ngày 13/1 hàng năm, Đảng bộ và chính quyền Đô Lương lại tổ chức nghi lễ trọng thể nhằm ôn lại truyền thống vùng lên nổi dậy của các binh sĩ và các chiến sĩ cách mạng. Chính máu đào của các binh sĩ và chiến sĩ cách mạng đã tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc, nét son hồng trong trang sử vàng cách mạng của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, vùng đất mà Đội Cung làm nên cuộc khởi nghĩa đã đổi thay và phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Ngọc Phương


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65979113

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July