Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện về cây mít hơn 130 năm tuổi ở quê ngoại Bác Hồ Chuyện về cây mít hơn 130 năm tuổi ở quê ngoại Bác Hồ , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Ai đã từng một lần về thăm quê Bác đều rất ấn tượng khi được tận mắt nhìn ngắm, chiêm ngưỡng cây mít cổ thụ hơn 130 tuổi gắn bó với tuổi thơ của Bác được trồng phía sau ngôi nhà chính trong khuôn viên gia đình cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác Hồ). Giờ đây, hình ảnh ấy đã đi vào ký ức của mỗi người với sự tiếc nuối khôn nguôi... Câu chuyện kể của chị Phan Thị Quý - Cán bộ thuyết minh Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên sẽ giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hay về cây mít đặc biệt này.
 
Ngôi nhà của cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại Bác Hồ). Ảnh: Quốc Sơn

Đó là cây mít mật, thân cây khá to, gốc sần sùi. Cây tỏa bóng mát một góc nhà và cả trước sân gian nhà thờ họ Hoàng Xuân. Mỗi lần mít chín thơm, chúng tôi thường hái và dâng lên bàn thờ cúng các cụ tổ tiên dòng họ Hoàng Xuân và ông, bà ngoại Bác Hồ với sự biết ơn sâu sắc. Những năm gần đây cây bị lão hóa, quả thưa dần và có mùa cây không còn ra quả nữa. Thân cây bị mục dần, lá ngày càng ít đi. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên đã mời nhiều chuyên gia về cây trồng tìm cách khắc phục, giữ lại gốc mít già nhưng đã không cứu được.

Gốc mít khi còn sống. Ảnh tư liệu

Tính đến tháng 4/2020, theo hồ sơ di tích được lưu giữ tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, cây mít này đã hơn 130 tuổi, nghĩa là cây mít có trước khi Bác ra đời (1890). Đây cũng là cây duy nhất còn lại kể từ thời Bác còn sống. Thời gian Bác sống ở mảnh đất Hoàng Trù cùng với ông, bà ngoại, bố mẹ, anh chị và dì An (Hoàng Thị An - em gái bà Hoàng Thị Loan), Bác thường cùng anh, chị của mình vui đùa, trò chuyện bên gốc mít phía sau ngôi nhà chính. Một không gian yên bình, mát mẻ lưu giữ những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ Bác.

Ngôi nhà nơi Bác Hồ và các anh, chị mình cất tiếng khóc chào đời và sống những năm tháng tuổi thơ cùng với gia đình ông, bà ngoại. Ảnh: Quốc Sơn

Năm 1961, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ ra đi tìm đường cứu nước, Bác trở về thăm quê ngoại, thắp hương cho ông bà, tổ tiên, thăm những kỷ vật trong ngôi nhà của ông, bà ngoại và của gia đình mình, những kỷ niệm tuổi thơ như ùa về trong Bác. Bác rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cây mít ngày xưa của ông, bà ngoại vẫn còn, xúc động Bác nói “Cây mít ngày xưa của ngoại mà nay vẫn còn đây à?” “Cây này ngày trước, quả sai nhiều múi, cùi mỏng nhưng rất ngọt”. Bác nhớ rõ vị ngon ngọt của cây mít quý, nhớ về tuổi thơ của mình đã gắn bó với mảnh vườn bình yên.

Bác Hồ về thăm quê hương lần thứ nhất, năm 1957. Ảnh tư liệu

Theo thời gian, phần thân lớn của gốc mít bị gãy, phần thân cây sau này mà mọi người vẫn nhìn thấy chính là chồi mới của của nó vươn lên.

Không hiên ngang như nhiều cây cổ thụ khác, cây mít đứng thu mình ở góc vườn phía sau ngôi nhà cụ Hoàng Xuân Đường. Gốc cành hiền hòa, nhỏ nhẹ và rất đỗi thân thương. Không biết bao nhiêu lần, tôi đã giới thiệu về nó trong sự ngưỡng mộ, quan tâm, tò mò và đầy lòng mến thương của khách thăm quan. Không biết có quá không khi tôi có cảm giác “cụ mít” này như một người bạn già rất đáng kính. Cụ đứng đó, lặng im và lắng nghe chúng tôi kể chuyện về gia đình Bác, đôi khi về những tâm sự cuộc đời, những bí mật thầm kín của một thời thanh xuân. Sẻ chia và đồng cảm cùng chúng tôi vào những ngày hè oi bức, những đợt gió Lào bỏng rát. Có ai đó đã từng nói: “Im lặng cũng là một thứ ngôn ngữ không lời” - có thể nói đó là cái cảm giác ngọt ngào không phải ai cũng cảm nhận được. Phải chăng vì quá yêu quý mà tôi đã nghĩ về “cụ mít” như vậy.

Tôi nghĩ, trong cuộc đời của chúng ta, những điều thân quen luôn là phần quan trọng của ký ức, hoài niệm. Vậy mà tôi thường xuyên được nhìn thấy “cụ mít” suốt 15 năm nay. Giờ đây sự hiện hữu đó không còn nữa, tôi có cảm giác những ngày hè chói chang không còn được xoa dịu bởi những tán lá của gốc mít già. Có một nỗi luyến tiếc và chạnh lòng. Một nỗi nhớ, tiếc thương khôn nguôi mỗi khi tôi đứng tại nơi “cụ mít” đã nảy mầm, đâm chồi, lớn lên, tỏa bóng mát, dâng trái ngọt cho đời.

Sau khi chết, phần gốc mít được Ban Quản lý Khu Di tích Kim Liên bảo quản cẩn thận để phục vụ du khách tham quan. Ảnh: Quốc Sơn
Phần còn lại của cây mít. Ảnh: Quốc Sơn

Sinh ra và mất đi, sống và chết là quy luật của tạo hóa, cỏ cây, hoa lá cũng vậy, đều có tuổi thọ riêng của nó. Vào tháng 2/2020 cây mít đã chết. Như vậy, cây đã sống hơn 130 năm, quãng thời gian này không phải là ngắn, nhưng những gì ai đã gắn bó vẫn luôn muốn được níu giữ mãi. Và có một điều vô cùng đặc biệt, khiến chúng tôi - những người đã, đang làm việc tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên hết sức ngỡ ngàng, vui mừng khôn xiết, đó là ngay tại gốc mít già vừa lụi tàn mọc lên một cây mít nhỏ. Ai cũng cố gắng chăm sóc cây mít mới mọc với hy vọng, nó sẽ tươi xanh, đâm chồi nảy lộc, đơm hoa, kết trái.

Ngay tại vị trí gốc mít cổ thụ từng sống đã mọc lên 1 cây mít mới. Ảnh: Quốc Sơn
Cây mít non mọc đúng tại vị trí của cây mít cổ thụ trước kia. Ảnh: Quốc Sơn
Tất cả mọi người đều hy vọng "hậu duệ" của gốc mít cổ thụ sẽ xanh tốt, tỏa bóng mát cho đời. Ảnh: Quốc Sơn

Sau khi gốc mít lụi, Ban Quản lý Khu Di tích Kim Liên đã đào nguyên gốc đặt bên cạnh gian thờ của dòng họ Hoàng Xuân, ngay phía sau ngôi nhà chính của cụ Hoàng Xuân Đường. Và cho dù thời gian trôi đi, muôn lớp cháu con sẽ ghi nhớ, gốc mít như một chứng nhân được nghe thấy tiếng khóc chào đời của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, gốc mít cũng chứng kiến và dõi theo sự lớn lên của cậu học trò nghèo Nguyễn Tất Thành; chứng kiến sự hình thành một nhân cách lớn của quê hương, đất nước - nhân cách Hồ Chí Minh, Người đã làm rạng rỡ non sông Việt Nam./.

Cán bộ thuyết minh Khu Di tích Kim Liên

Nguồn baonghean.vn

https://baonghean.vn/chuyen-ve-cay-mit-hon-130-nam-tuoi-o-que-ngoai-bac-ho-267148.html


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65095938

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July