Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 21/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Phong tục lạ: Chú rể được nhà gái biếu tiền trong lễ cưới Phong tục lạ: Chú rể được nhà gái biếu tiền trong lễ cưới , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean) - Đối với người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), trong lễ cưới, chú rể và cô dâu sẽ phải đi rót rượu mời họ hàng trong tư thế quỳ gối để tỏ lòng trân trọng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền từ người dự cưới. Tập tục này đã tồn tại từ nhiều thế hệ nay.

Chú rể miền Tây Nam bộ lạ lẫm trong lễ cưới của chính mình

Càng về những tháng cuối năm, nhiều làng bản ở huyện Con Cuông rộn ràng không khí vui tươi của nhiều đám cưới. Nhiều năm trở lại đây, những đám cưới ở địa bàn người Thái này đã có nhiều thay đổi, nhất là khi những người trẻ đi làm ăn xa kết hôn với người địa phương khác. Dẫu vậy thì một số tục lệ xa xưa vẫn được người dân duy trì. Điều này tạo nên nhiều thú vị đối với những người đến từ địa phương khác.

Chú rể Võ Thành Nam bên vợ mới cưới của mình. Ảnh: Hữu Vi

Gần đây, anh Võ Thành Nam vượt hơn 1.000 km từ tỉnh Trà Vinh về miền núi Nghệ An đón dâu. Vợ của anh Nam là chị Lương Thị Duyên ở bản Tờ, xã Yên Khê (Con Cuông). Anh Nam gặp vợ khi chị này vào làm công nhân tại một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Đôi trẻ nhanh chóng cảm mến nhau, dù có nhiều khác biệt về nơi ăn chốn ở cũng như tập quán. Ngày cưới cũng là lần đầu tiên anh Nam đặt chân đến quê vợ và trải nghiệm tục cưới mà theo anh rất đỗi lạ lẫm, thú vị.

Trong 2 ngày ở Yên Khê, anh Nam phải ra mắt tổ tiên bằng việc lạy trước bàn thờ. Trước đó, ở tục cưới người Thái, Nam còn được yêu cầu phải chuẩn bị một chiếc áo đặt lên bàn thờ để ma nhà nhận mặt chú rể. Theo quan niệm của người dân bản địa thì khi áo của chú rể được bày lên mâm cúng trên bàn thờ mới được tổ tiên nhận là con rể của gia đình.

Họ nhà trai tập trung trước cổng nhà gái để làm lễ xin dâu. Người dẫn đoàn gõ chiêng rộn ràng, tạo không khí vui tươi cho buổi lễ. Ảnh: Hữu Vi

Nhà gái “biếu tiền” cho chú rể ngay trong đám cưới

Đó chưa phải điều thú vị nhất mà chàng rể người miền Tây Nam bộ chứng kiến trong đám cưới kéo dài 2 ngày của chính mình. Vào ngày đầu, nhà gái bày cỗ mời họ hàng gần xa. Trước cửa cũng có một chiếc hộp đựng tiền như những đám cưới khác để mọi người “mừng rể mới”. Nhưng đó không phải chỗ duy nhất chú rể được nhận quà.

Sau bữa cơm gia đình, những “bô lão” trong họ ngoại làm lễ cho chú rể lạy tạ và nhận quà. Họ hàng gần, xa đều được gọi lại ngồi cùng. Chàng rể được giao cho một chai rượu và những chiếc chén bày trên một cái đĩa nhỏ. Anh Nam được hướng dẫn đến từng người rót rượu mời, qua đó sẽ biết cách xưng hô và vị trí của mình đối với mỗi người trong họ.

Chú rể Võ Thành Nam thực hiện tục mời trầu với các bậc cao niên trong họ nhà gái. Ảnh: Hữu Vi

Sau màn rót rượu là màn mời trầu. Cũng như khi rót rượu, chàng rể đều phải trong tư thế quỳ gối khi mời người đối diện để tỏ sự trân trọng.

Xong những thủ tục này, chàng rể ngồi cạnh cô dâu quan sát màn “biếu quà” của họ gái. Một “bô lão” lĩnh xướng thủ tục sẽ nhận tiền từ từng người và đọc to tên người biếu quà và số tiền nhận được. Sau khi nhận quà từ người cuối cùng, người chủ lễ sẽ kiểm đếm tiền và công khai trước mọi người rồi giao tất cả cho chú rể. Theo quy định của tập tục cưới thì đây là quà mừng rể của họ gái và chú rể được quyền quyết định sẽ dùng số tiền cho mục đích gì.

Tập tục này đã xuất hiện từ lâu trong đám cưới người Thái. Từ nhiều thế hệ nay, hình thức tổ chức của lễ mừng rể gần như không thay đổi. Nó diễn ra tại nhà gái và thường là trước ngày chú rể đón cô dâu về nhà mình.

Cũng theo tục cưới của người Thái ở huyện Con Cuông thì nhà trai cũng sẽ “đáp lễ” lại bằng lệ “mừng dâu”. Tất nhiên là lễ này diễn ra khi cô dâu đã về nhà chồng. Trong đám cưới chính thức diễn ra vào ngày thứ 2, nhà trai sẽ tổ chức “mừng dâu”. Trong lễ này, cô dâu cũng thực hiện các nghi thức như chú rể đã làm.

Trước đây, khi chưa xuất hiện rạp cưới, nhạc đám cưới và chiếc hộp đựng tiền hình quả tim thì lễ mừng dâu và mừng rể khá phổ biến trong đám cưới người Thái ở huyện Con Cuông. Ngày nay, để cho đám cưới gọn ghẽ hơn, nhiều làng bản, dòng họ đã bỏ tục này. Người đến dự đám cưới chỉ mừng một lần ở một chỗ duy nhất là chiếc hộp đựng tiền. Tục mừng dâu, mừng rể chỉ còn được duy trì tại những bản người Thái ở xã Yên Khê.


  Các Tin khác
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
  + Xúc động Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn” (10/05/2024)
  + Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường (10/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gặp người lính "khoét núi, ngủ hầm" (08/05/2024)
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 60996914

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July