Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 18/10/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
  -  Tin Việt Nam
  -  Tin Quốc tế - Thế giới đó đây
  -  Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina > Tin Quốc tế - Thế giới đó đây >
   VÌ SAO NGA PHẢN ĐỐI VIỆC MỞ RỘNG NATO? LIÊN MINH CÓ VI PHẠM LỜI HỨA VỚI NGA?  VÌ SAO NGA PHẢN ĐỐI VIỆC MỞ RỘNG NATO? LIÊN MINH CÓ VI PHẠM LỜI HỨA VỚI NGA? , Người xứ Nghệ Kiev
 
NATO đã cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác với Nga từ khá lâu, nhưng ngày nay mối quan hệ giữa họ đang ở mức tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. NATO coi Liên bang Nga là mối đe dọa số 1, còn Moskva cáo buộc Liên minh này vi phạm lời hứa lâu nay.
 
Có phải Nga luôn có thái độ thù địch với NATO và tại sao Moskva lại phản đối việc mở rộng khối này sang phía Đông? Một số tư liệu của RBC-Ukraina sẽ lý giải
về các vấn đề này.
1) Liên Xô đã xin gia nhập NATO như thế nào?
Năm 1946, Thủ tướng Anh Winston Churchill tuyên bố mối đe dọa về một cuộc chiến tranh mới đối với các nước phương Tây, phát sinh từ Liên Xô và sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Sau đó ông Churchill kêu gọi thực hiện một chính sách cứng rắn đối với Liên Xô và nhất quyết thành lập một liên minh phòng thủ phương Tây, và vào ngày 4 tháng 4 năm 1949, Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã được thành lập.
Và mặc dù NATO được thành lập là để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô, nhưng bản thân Liên Xô đã nhiều lần cố gắng gia nhập khối.
Năm 1954, Moskva đề xuất gia nhập Liên Xô vào NATO (các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Ukraina và Belarus cũng tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của Liên minh), nhưng bị từ chối.
Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight Eisenhower đã hỏi Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô Nikita Khrushev, người trước đó từng đe dọa tiêu diệt NATO, rằng, liệu Liên Xô có thực sự sẵn sàng trở thành một phần của khối hay không. Nhưng cuối cùng điều này đã bị ngăn cản bởi sự từ chối của Anh và Pháp. Tuyên bố chính thức của họ cho biết: “Bản chất phi thực tế của đề xuất này không đáng để thảo luận”.
Năm 1983, ở châu Âu có tin đồn rằng, Tổng bí thư Liên Xô khi đó, Yury Andropov, cũng đã nghĩ đến việc gia nhập NATO, nhưng việc máy bay chiến đấu của Liên Xô phá hủy một máy bay chở khách của Hàn Quốc trên Sakhalin đã chấm dứt vấn đề này.
2) Mối quan hệ của Nga với NATO.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, mối quan hệ giữa Nga và NATO nhanh chóng được thiết lập.
Năm 1994, Moskva tham gia chương trình Đối tác vì Hòa bình, và vào năm 1997, cái gọi là đạo luật sáng lập đã được ký kết giữa Nga và NATO, trong đó các bên bày tỏ mong muốn mạnh mẽ “cùng nhau xây dựng một nền hòa bình lâu dài và toàn diện ở khu vực Châu Âu - Đại Tây Dương theo các nguyên tắc dân chủ và an ninh, dựa trên sự hợp tác". Ngay trong nhiệm kỳ Tổng thống của Vladimir Putin vào năm 2002, Hội đồng Nga - NATO đã được thành lập (giữa Ukraina và Liên minh, hội đồng như vậy chỉ được thành lập vào năm 2023).
Vào năm 2000, theo Tổng thư ký NATO lúc bấy giờ là George Robertson, Putin thậm chí còn ám chỉ mong muốn gia nhập Liên minh. “Khi nào các ông sẽ mời chúng tôi gia nhập NATO?” - Putin từng nói trong cuộc gặp với Robertson.
Đáp lại, ông đề nghị Nga nộp đơn xin gia nhập, như tất cả các nước cần làm, vì bản thân NATO không mời ai cả. Nhưng Putin không hài lòng với kịch bản này, bởi Liên bang Nga “không đứng ngang hàng với nhiều quốc gia không quan trọng”, - ông Robertson nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian vào năm 2021.
Bản thân Putin cho biết, ông ta đã đề nghị gia nhập NATO nhưng được cho là đã nhận được "phản ứng rất kiềm chế" đáp lại từ Mỹ.
“Bây giờ tôi sẽ nói điều mà tôi chưa bao giờ nói công khai. Năm 2000, trong chuyến thăm Moskva của Tổng thống Clinton, tôi đã hỏi ông ấy rằng, nước Mỹ sẽ cảm thấy thế nào khi kết nạp Nga vào NATO. Tôi sẽ không tiết lộ tất cả chi tiết về cuộc trò chuyện đó, nhưng bề ngoài, phản ứng với câu hỏi của tôi có vẻ rất kiềm chế,” - nhà độc tài Nga nói vào tháng 2 năm 2022.
Tuy nhiên, NATO luôn cố gắng duy trì quan hệ đối tác và hữu nghị với Nga, bất chấp hành động gây hấn của nước này đối với Georgia hay chiếm đóng Crimea của Ukraina và một phần Donbas. Nhưng mối quan hệ giữa Liên minh và Moskva ngày càng xấu đi và Điện Kremlin đang biến NATO thành kẻ thù chính của Nga trong mắt người Nga. Và chỉ có cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraina mới buộc NATO công nhận Nga là mối đe dọa chính đối với Liên minh.
3) Tại sao Nga phản đối việc mở rộng NATO?
Ngay trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraina và trong bối cảnh các nỗ lực tăng cường châu Âu - Đại Tây Dương của Kiev, Putin đã phản đối việc mở rộng NATO sang phía Đông, bao gồm cả việc sáp nhập Ukraina, vì điều đó sẽ đe dọa an ninh của Nga.
“Hãy tưởng tượng Ukraina sẽ trở thành thành viên NATO. Thời gian bay của tên lửa từ Kharkov hoặc Dnipro tới Moskva sẽ giảm xuống còn 7-10 phút. Đây có phải là lằn ranh đỏ đối với chúng ta hay không?”, - ông ta nói vào tháng 6 năm 2021.
Cùng năm đó, Putin yêu cầu phương Tây đảm bảo rằng, NATO sẽ không mở rộng hướng tới Nga và sẽ không chấp nhận Ukraina trở thành thành viên của mình. Vào tháng 12, Moskva đã gửi cho Washington một dự thảo thỏa thuận về đảm bảo an ninh, trong đó không chỉ có lời hứa không mở rộng sang phía Đông, mà còn không đóng quân của quân NATO tại các quốc gia gia nhập Liên minh sau năm 1997. Cụ thể, đây là các quốc gia Đông Âu và vùng Baltic.
Nhà độc tài Nga giải thích yêu cầu này bằng cách nói rằng, vào những năm 90, NATO được cho là đã hứa với Nga là không mở rộng sang phía Đông nhưng đã thất hứa.
“Không một inch nào về phía Đông,” - họ đã nói với chúng tôi vào những năm 90. Vậy rồi sao? Họ đã lừa dối chúng tôi một cách trắng trợn. Năm làn sóng mở rộng của NATO! Chúng tôi không phải là kẻ đe dọa bất cứ ai. Chúng tôi đã tiến đến biên giới Hoa Kỳ hay biên giới Anh chưa? Họ đã tiến đến chúng tôi”, - Putin phàn nàn vào tháng 12 tháng 2021.
Đây là đang nói về cuộc trò chuyện, được cho là diễn ra vào tháng 2 năm 1990, giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker và Tổng Bí thư cuối cùng của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev, trong đó Ngoại trưởng Mỹ, được cho là đã hỏi: “Ông nghĩ thế nào nếu như đưa cho chúng tôi một phần của nước Đức, và phương Tây đồng ý rằng, NATO sẽ không tiến một inch về phía Đông?".
Không có một thỏa thuận chính thức nào được ký kết sau cuộc trò chuyện này, và ngay cả khi nếu câu hỏi như vậy thực sự có đặt ra, thì đó cũng chỉ là một đề xuất giả định hơn là một lời hứa (bởi lẽ khi Đông Đức thống nhất với Tây Đức không hề có sự đồng ý tự nguyện của Moskva). Nhưng chính cuộc trò chuyện này đã được Putin liên tục sử dụng làm bằng chứng cho thấy NATO bị cáo buộc là đã thất hứa với Moskva.
Thế nhưng Putin chỉ gần đây mới thực sự lo lắng về việc mở rộng NATO (mặc dù Moskva luôn phản đối việc Ukraina hội nhập Euro - Atlantic). Như cựu Tổng thư ký NATO Robertson đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo "Die Presse" của Áo, ông đã có 9 cuộc gặp với Putin, mà ông ta chưa bao giờ đề cập đến việc mở rộng NATO. Theo ông Robertson, điều duy nhất khiến Putin bận tâm là việc điều chỉnh Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu sau khi các nước vùng Baltic gia nhập NATO.
“Điều này đã được giải quyết, và Putin nói: “Đối với tôi như vậy là đủ rồi”. Tất cả những tuyên bố của Putin ngày hôm nay chỉ là lý do để biện minh cho hành vi hung hăng của mình. Nhân tiện, Putin cũng đã ký Tuyên bố Rome tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2002 về việc đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia”, - cựu Tổng thư ký nói.
Hiện nay, Nga và NATO trên thực tế là kẻ thù. Ngoài ra, Moskva đang tiến hành các hoạt động gây hấn hỗn hợp tích cực chống lại các nước thành viên Liên minh, từ thông tin sai lệch và tấn công mạng đến phá hoại và khiêu khích. Và với cuộc chiến tranh toàn diện ở Ukraina và những bước đi ngày càng quyết liệt của Nga đối với NATO, không cần thiết phải nói về việc quay trở lại mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp” trong những năm tới hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tới.
BTV "NGƯỜI VIỆT KIEV" biên dịch

 

  Các Tin khác
  + TỔNG THỐNG ZELENSKY ĐƯỢC MỜI TRÌNH BÀY "KẾ HOẠCH CHIẾN THẮNG" TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HỘI ĐỒNG EU (16/10/2024)
  + GIỚI TRUYỀN THÔNG: KIM JONG-UN ĐÃ CHUYỂN CHO PUTIN 10 NGHÌN BINH LÍNH, NHÓM NÀY ĐÃ CÓ MẶT Ở NGA (16/10/2024)
  + NHÀ TRIẾT HỌC PHÁP: THẾ GIỚI ĐÃ BƯỚC VÀO MỘT CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI (16/10/2024)
  + TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TĂNG GẦN GẤP ĐÔI MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI UKRAINA (16/10/2024)
  + PUTIN TRÌNH DỰ THẢO LUẬT LÊN DUMA QUỐC GIA, CHO PHÉP KIM JONG-UN THAM CHIẾN (16/10/2024)
  + TỔNG THƯ KÝ RUTTE: NGA KHÔNG LÀM CHO NATO SỢ HÃI BẰNG NHỮNG LỜI ĐE DỌA (16/10/2024)
  + NGA THÀNH LẬP MỘT TIỂU ĐOÀN GỒM CÁC CÔNG DÂN TRIỀU TIÊN TRÊN CƠ SỞ LỮ ĐOÀN BURYAT (16/10/2024)
  + MỘT NHÓM LÍNH TRIỀU TIÊN TRONG HÀNG NGŨ QUÂN ĐỘI NGA ĐÃ CHẠY TRỐN KHỎI CÁC VỊ TRÍ Ở VÙNG KURSK (16/10/2024)
  + CHIẾN SỰ UKRAINE: PUTIN CỬ ÔNG NỘI RA MẶT TRẬN (13/10/2024)
  + NGA BỊ TỔN THẤT MỘT BINH LÍNH CHO MỖI 2,5 MÉT VUÔNG ĐẤT XÂM CHIẾM ĐƯỢC (13/10/2024)
  + THỦ TƯỚNG ĐỨC SCHOLZ TUYÊN BỐ CHUYỂN GÓI VIỆN TRỢ MỚI CHO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG UKRAINA TRỊ GIÁ 1,4 TỶ EURO (13/10/2024)
  + BA LAN VÀ CÁC NƯỚC VÙNG BALTIC CẢNH BÁO PUTIN: "CHÚNG TÔI SẼ TẤN CÔNG ST. PETERSBURG" (13/10/2024)
  + LIÊN HỢP QUỐC: THÁNG 9 LÀ THÁNG CÓ SỐ THƯƠNG VONG DÂN SỰ CAO NHẤT Ở UKRAINA TRONG NĂM 2024 (13/10/2024)
  + CHỦ TỊCH HẠ VIỆN MỸ JOHNSON KHÔNG MUỐN TIẾP TỤC TÀI TRỢ CHO UKRAINA VÀ NÓI VỀ KẾ HOẠCH CỦA ÔNG TRUMP CHẤM DỨT CHIẾN TRANH BẰNG CUỘC GỌI CHO PUTIN (13/10/2024)
  + TÂN TỔNG THƯ KÝ NATO ĐÁP TRẢ MỐI ĐE DỌA HẠT NHÂN CỦA PUTIN VÀ ĐƯA RA LỜI KHUYÊN CHO NHÀ ĐỘC TÀI (13/10/2024)
  + ISW: HÀNG NGHÌN QUÂN LÍNH TRIỀU TIÊN ĐANG CHIẾN ĐẤU VỀ PHÍA NGA Ở UKRAINA (13/10/2024)
  + LỰC LƯỢNG VŨ TRANG UKRAINA BẮT ĐẦU TẤN CÔNG CÁC VỊ TRÍ CỦA KẺ THÙ BẰNG TÊN LỬA AIM-9X BLOCK II CỦA MỸ (13/10/2024)
  + TỔNG THỐNG ZELENSKY TÓM TẮT KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU (13/10/2024)
  + "KẾT QUẢ VƯỢT QUÁ SỰ MONG ĐỢI": HÀNG TRĂM BINH LÍNH NGA ĐANG BÍ MẬT LÀM VIỆC CHO UKRAINA (13/10/2024)
  + BÀ HARRIS GỌI PUTIN LÀ "KẺ ĐỘC TÀI SÁT NHÂN", NGA PHẪN NỘ VÌ BỊ "XÚC PHẠM TOÀN THỂ DÂN TỘC NGA" (11/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 64280945

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July