Anh nọ được dịp nói khoác: – Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
ảnh minh họa
Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:
– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:
– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.
Anh kia cười ranh mãnh:
– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?
Thưa cô, cho cháu đi hát
Cô giáo dạy lớp mẫu giáo, thỉnh thoảng có bạn trai đến lớp thăm, sợ các học trò nhỏ vô tư nói năng “mất lịch sự”, cô bèn dặn các cháu:
– Hễ khi nào cô đang nói chuyện với người lớn, cháu nào muốn xin đi ra ngoài tiểu hay đại tiện thì phải nói: “Thưa cô, cho cháu đi hát” nghe không?
Thế là học trò nhí tuân theo lời cô dạy. Lâu dần thành thói quen, có khách đến là các trò chạy ra: “Thưa cô, cho cháu đi hát…”.
Có cu Tí học lớp cô giáo, chủ nhật nghỉ ở nhà với bố, nửa đêm cu Tí gọi bố dậy, quen mồm nói:
– Bố ơi, con muốn đi hát!
Bố giật mình, nhưng cũng nghiêng tai vào miệng cu Tí và bảo:
– Hát hả? Con hát nhỏ nhỏ vào lỗ tai của bố thôi nha, khuya rồi, cho mẹ con ngủ.
Cú điện thoại bực mình
– Alô! Tòa soạn đấy phải không?
– Có việc gì đấy? Ai gọi đấy?
– Tôi ở công ty bảo hiểm thành phố đây. Tại sao các anh không xấu hổ khi viết về chúng tôi như thế?
– Alô! Chắc anh gọi nhầm máy rồi!
– Có phải tòa soạn của báo… không?… Vậy là tôi gọi đúng chỗ. Tại sao các anh lại có thể vô tránh nhiệm đi chế giễu một cơ quan nhà nước mà mỗi một cán bộ nhân viên ở đây đều tận tuỵ…
– Xin anh hãy cho biết cụ thể hơn việc gì!
– Tôi muốn nói đến cá nhân anh O. Hen-ri!
– Ai cơ?
– Tôi đề nghị mời anh O.Hen-ri đến nhà nói chuyện. Tôi muốn nói trực tiếp với ông ta…
– Báo chúng tôi không có cộng tác viên nào là O. Hen-ri cả.
– À, ra các anh định bao che phải không? Các anh đừng có tưởng tôi là thằng ngốc. Thế thì bài báo đăng trong số trước ai viết? Dễ thường các anh bảo tôi viết chắc?
– À, chúng tôi hiểu ra rồi. Đó không phải là một bài báo mà một chuyện hài hước. Tác giả là nhà văn Mỹ O.Hen-ri đã chết từ lâu rồi. Câu chuyện đó chẳng có gì liên quan đến cơ quan anh cả!
– Hừ! Về việc đó thì xin anh để cho chúng tôi xem xét. Các anh biết rất rõ rằng, trong thành phố của chúng ta có một công ty bảo hiểm. Thế mà các anh lại dám làm mất uy tín cơ quan đó. Các anh phải cải chính lại ngay, không thì chúng tôi sẽ kiện đấy!
– Anh nói nghiêm túc đấy chứ?
– Hoàn toàn nghiêm túc. Các anh định núp dưới uy tín của một nhà văn nước ngoài để làm mất uy tín của công ty bảo hiểm chúng tôi…
Đến đây, cuộc đối thoại chấm dứt. Đại diện công ty bảo hiểm thành phố đã đe dọa một cách ghê gớm, đến nỗi hình như chiếc ống nghe bị hết hồn đã ngã ngất xuống gần máy điện thoại.