Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Góc Cười >
  Sỹ tử và trường phái cầu may, chuyện bây giờ mới kể Sỹ tử và trường phái cầu may, chuyện bây giờ mới kể , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Sỹ tử Trung Quốc cũng chẳng kém ta (ảnh: chinanews)
Sỹ tử Trung Quốc cũng chẳng kém ta (ảnh: chinanews)

Năm nào cũng vậy, đến mùa thi là nhiều thí sinh và người nhà bắt đầu... đi xem bói, cầu khấn, kiêng khem!

Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng hàng năm được xem là một kỳ thi quan trọng nhất và cũng gây áp lực nhất cho thí sinh hiện nay. Vì tính chất quan trọng đó mà bất kể thí sinh nào cũng đều mong gặp được may mắn trong kỳ thi. Đó là một mong muốn chính đáng, nhưng mỗi người lại có những cách cầu may khác nhau.

Những người theo trường phái khoa học thì cho rằng may mắn sẽ có được từ sự chuẩn bị kỹ càng trên mọi phương diện. Ngoài kiến thức đã nạp trước đó, thì thí sinh phải chăm lo để có trạng thái sức khỏe tốt, tinh thần thỏa mái, tỉnh táo. Thí sinh cần phải chuẩn bị chỗ ăn chỗ nghỉ chu đáo để đảm bảo sức khỏe, ăn uống phải vệ sinh để tránh gặp “cụ Tào”. Đi lại phải cẩn trọng, tìm hiểu trước địa bàn, tránh lầm đường lạc lối, phải trừ hao để không bị tắc đường.... Khi làm bài thì phải cẩn thận, suy sét kỹ càng, tránh cẩu thả... Khi hội tụ đẩy đủ những yếu tố đó thì thần may mắn sẽ đến.

Bên cạnh trường phái khoa học thì cũng có nhiều người tin vào... tâm linh. Tâm linh thì cũng đôi ba phương pháp, người thì đi xem bói, người thì cầu khấn, người kiêng khem đủ đường.

Xem bói trước khi thi là việc làm khá phố biến. Đến giữa năm mới thi nhưng ngay từ đầu năm đã có nhiều ông bố bà mẹ đưa con đến “các cửa” để dò hỏi Thánh Thần xem tình hình năm nay cháu nó thi cử thế nào? Tâm lý ai cũng muốn “biết trước kết quả”, nhưng khi biết thì lại đâm khó xử. Nếu “thầy” bảo đỗ thì có khi học sinh đâm ra chủ quan không thèm học, còn nếu “thầy” phán trượt lại thành ra nản, không muốn phấn đấu, kiểu gì cũng dở. Bởi thế nên nhiều phụ huynh cứ âm thầm đi xem, rồi về cười tủm tỉm chứ không dám nói cho con biết.

Người đi xem bói thi cử ngày càng đông, có khi ngang ngửa với số người đi xem bói về đường tình duyên (trước đây thì bói tình duyên áp đảo). Thực ra bói thi cử ngày nay rất dễ, ai tinh ý một tí là bói đúng đến 90%, thế nên ngày càng có nhiều “thầy” mọc lên chuyên xem bói thi cử (vì thứ khác thì không biết xem). Sở dĩ nói thi cử ngày nay dễ bói dễ đoán, bởi vì bây giờ đại học nhan nhản, hầu như ai cũng vào được đại học hết trơn. Ngày xưa 10 đứa thi thì 9 đứa trượt, rất khó đoán, đoán nó đỗ mà lỡ nó trượt đến bắt đền thì mệt.

Có cậu học sinh kia học lực cũng trung bình khá, đi xem bói thì được thầy phán là năm nay con có nhiều sao tốt chiếu dữ dằn lắm, chắc chắn sẽ đỗ đại học. Chàng sướng quá, về làm ngay quả hồ sơ đăng ký thi Đại học Y. Lúc thi không làm được bài, biết quả này trược chắc, chàng định bụng về sẽ cho ông thầy bói bài học. Nào ngờ đi thi vừa về đến nhà thì đã có thư mời nhập học của một trường nào đó toàn tiếng Tây (hiện tượng thi chưa biết kết quả mà đã có trường mời nhập học là chuyện không có gì lạ).

Ngoài bói toán ra thì cầu may cũng là phương pháp được nhiều thí sinh yêu thích. Trước khi đi thi, thí sinh thắp hương cầu xin ông bà phù hộ, hoặc ra đền chùa cầu xin những điều may mắn... là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng có nhiều thí sinh rất... tham lam, chạy đôn chạy đáo hết đền nọ phủ kia cầu xin, cầu từ Thành hoàng bản thổ đến Thập bát vị La hán... nói chung là cứ nghe vị thánh thần nào nổi tiếng là đến cầu xin tuốt. Lại có thí sinh rất hồn nhiên, cầu xin các vị thần linh phù hộ cho... trúng tủ. Việc ra đề người ta đã làm xong xuôi cách đó hàng tháng trời, ấy vậy mà sát đến lúc thi còn cầu xin các ngài phù hộ cho đề ra trúng tủ. Cầu xin thế thì quả thật là hơi ép các ngài. Nếu các ngài có thiêng thì chắc rằng sẽ rất áy náy, vì không biết sẽ phải sửa lại đề bằng cách nào?

Bên cạnh cầu xin thì việc sờ đầu rùa lấy may cũng là một biện pháp đang thịnh hành. Phong trào sờ đầu rùa chỉ mới có cách đây vài năm, nhưng nó phát triển nhanh chóng mặt. Bệnh tâm lý đám đông khiến cho ai không sờ được đầu rùa lại thấy lăn tăn, sợ thua bạn bè, thế là phải cố bằng mọi cách để sờ cái cho yên tâm. Chỉ tội cho cụ rùa khi mà “Trăm năm bia đá vẫn còn/ Vài năm sỹ tử sờ mòn hết trơn”.

Nếu cầu may được ví như tiền đạo ghi bàn thắng, thì kiêng khem được ví như hậu vệ, hậu vệ mà không tốt thì cầm chắc suất thua. Vậy nên nhiều sỹ tử đã đặt ra chế độ kiêng khem rất nghiêm ngặt để tránh xui xẻo. Nào là kiêng khem đường ăn uống: kiêng ăn thịt chó, kiêng ăn trứng cùng với chuối, chỉ được ăn các thức ăn làm từ họ đậu nhưng lại phải tránh đậu lạc (vì sợ lạc đề). Rồi đến kiêng cữ trong sinh hoạt: kiêng cắt tóc, kiêng tắm giặt, thậm chí có bạn còn kiêng gặp người yêu trước khi đi thi.

Việc kiêng khem cũng có cái dễ cái khó. Không ít người cho rằng lúc bước chân ra ngõ là rất quan trọng, dứt khoát phải bước chân phải. Bước chân nào thì cũng dễ thôi, nhưng với quan niệm ra ngõ kiêng gặp đàn bà thì có vẻ hơi khó khăn. Có bạn thí sinh kia định mệnh xui khiến thế nào mà sáng hôm đi thi cứ thò mặt ra ngõ là gặp đàn bà, thế là quay về. Sau hồi quay đi quay về cả chục lần thì cũng may mắn gặp được đàn ông và yên tâm ra đi, nào ngờ đến nơi thì đã quá giờ vào phòng thi.

Người đưa đi thi cũng là một yếu tố rất được quan tâm. Có cô bé nọ học lực cũng thuộc diện khá nhất nhà. Năm đầu thi trượt là do không gặp may, đến năm thứ hai cũng trượt thì cô bé mới tìm được lý do là ông anh trai đi cùng không có hợp tuổi. Đến năm thứ năm thì cô bé quyết định tự đi một mình vì không kiếm được người hợp tuổi...

Thi cử là việc quan trọng, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, việc cầu may hay làm thế nào để cho tâm lý thỏa mái cũng là việc nên làm, nhưng nếu cứ chú trọng quá mức vào việc cầu xin và kiêng khem thì có khi lại bị tác dụng ngược. Còn bạn, kỳ thi vừa rồi bạn có kiêng khem gì không và kết quả thi của bạn thế nào?


  Các Tin khác
  +  TẠI CÁI ĐIỆN THOẠI (31/07/2024)
  + Tiếu lâm nghề Y (02/03/2024)
  + Chồng tung chiêu lừa vợ để trốn shopping và cái kết (01/03/2024)
  + Lời vợ dặn (01/03/2024)
  + Tuyệt chiêu đối phó với cả vợ lẫn bà hàng thịt (01/03/2024)
  + Lý do bị bắt (01/03/2024)
  + Truyện cười: ''cơm'' hay ''phở (01/03/2024)
  + Top 15 truyện cười ngắn bá đạo siêu hài (29/02/2024)
  + Làm sao có thể ăn ngon khi chưa chụp ảnh? (29/02/2024)
  + Mừng phát khóc vì phải chu cấp tiền cho vợ cũ (21/10/2023)
  + Ăn đòn vì ứng dụng toán học khi đi chợ (21/10/2023)
  + Chồng bị đánh oan vì cô vợ “chung thủy” (21/10/2023)
  + Hài hước khi con cái bị ra rìa vì bố mẹ quá tình cảm (21/10/2023)
  + Những cuộc nói chuyện cảm lạnh của 2 cha con (21/10/2023)
  + Vợ không cười nhưng cái gã dưới gầm giường lại cười (14/12/2022)
  + Chó nhà thôn trưởng (14/12/2022)
  + Thà ở chung với quỷ còn hơn (14/12/2022)
  + Bộ râu đem lại niềm tin (27/11/2022)
  + Cô gái khóc thét vì kiểu ga lăng của bạn trai ki bo (26/11/2022)
  + Nhờ lười mà lấy được vợ giàu (24/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 10
Total: 65207741

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July