Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Góc Cười >
  Khi nông dân... “chịu chơi”, phiếm Khi nông dân... “chịu chơi”, phiếm , Người xứ Nghệ Kiev
 

Khi nông dân Hungary chế tạo xe máy, ô tô gỗ người ta nói “Tây mà“, nhưng nông dân Việt Nam chế tạo máy bay, tàu ngầm sẽ bị “ném đá“!
Khi nông dân Hungary chế tạo xe máy, ô tô gỗ người ta nói “Tây mà“, nhưng nông dân Việt Nam chế tạo máy bay, tàu ngầm sẽ bị “ném đá“!

Gần đây, thêm một trường hợp người nông dân bị “ném đá tả tơi” vì dám “vượt rào”, đó là “ca sỹ Lệ Rơi”.

Nói đến người nông dân là ta thường liên tưởng ngay đến hình ảnh những con người thật thà chất phác, sớm hôm tần tảo ruộng đồng. Đặc thù nghề nghiệp khiến người nông dân bị thua thiệt nhiều đường: thua thiệt về thông tin, về kiến thức xã hội, về điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại...

Chính vì sự thua thiệt ấy đã khiến cho cái mác “nông dân”, “hai lúa” như một thứ rào cản mà định kiến xã hội tạo dựng lên, để rồi hễ người nông dân nào “dám” làm những việc vượt ra khỏi phạm vi ruộng đồng là lập tức bị soi mói, nghi ngờ. Nếu “vượt rào” thành công thì sẽ trở thành người hùng, còn không thì sẽ bị dèm pha, “ném đá” không thương tiếc.

Cách đây không lâu, có một bài báo khiến dư luận xôn xao với tiêu đề “9.000 giáo sư không có sáng chế, tại sao nông dân có?” (cứ gúc-gồ là thấy liền). Bài báo nói rằng” “Chúng ta có hàng trăm trường đại học, hàng nghìn cơ sở nghiên cứu, hàng chục nghìn cán bộ nghiên cứu, hàng chục nghìn tiến sĩ, hơn 9.000 giáo sư nhưng cuối cùng người sáng chế ra chiếc máy gặt lúa, máy thu hoạch hoa quả, máy cắt tỉa cành lại là một người nông dân”.

Có lẽ trong cái khó mới ló cái khôn, mặc dù nông dân nào đó có thể không được Nhà nước đầu tư một xu nào cho việc nghiên cứu, nhưng họ đã tự mày mò chế ra đủ các loại máy, kể cả máy bắt trộm (nếu không sợ bị trộm lấy mất máy). So sánh “tương quan” giữa nông dân và nhà khoa học, một sự so sánh tưởng như hài ấy lại là một thức tế ở ta. Thực tế ấy “dìm hàng” đội ngũ “học giả” và “tiến sỹ giấy” bao nhiêu, thì lại càng làm nổi bật khả năng sáng tạo của người nông dân bấy nhiêu.

Khi thành công, cái mác “nông dân” có tác dụng tôn vinh thêm, làm nổi bật thêm tài năng của người sáng chế. Còn nếu chẳng may thất bại, thì lập tức dư luận quay ngoắt, dẻ bỉu rằng: ôi dào, nông dân mà cứ đua đòi, không biết lượng sức mình... Cái mác “Nông dân - Hai lúa” nó ngộ vậy đấy. Nó sẽ góp phần thổi phồng khi thành công, còn khi thất bại, thậm chí là khi chưa kịp thành công, nó đã hùa vào dìm người ta xuống bùn.

Chúng ta đã từng nghe những ý kiến trái chiều khi người nông dân Tây Ninh chế tạo trực thăng, khi “kỹ sư hai lúa” ở Thái Bình chế tạo tàu ngầm. Bên cạnh những người ủng hộ thì có không ít những lời giễu cợt, rằng “đừng có điên rồ”, hãy “để tiền bạc và công sức làm việc khác có ích hơn”,... rất nhiều lời cay nghiệt mà chỉ cần nghe thôi đã nản.

Người ta hay vin vào cớ tốn kém, lãng phí để phản đối những cuộc thử nghiệm. Nhưng, kỹ sư Hai lúa chế tạo máy bay hay tàu ngầm thì cũng bằng tiền bạc và công sức của riêng cá nhân họ. Mà đã là của riêng thì đương nhiên ai cũng đem ra dùng, không dùng vào việc nọ thì vào việc kia, tùy sở thích của riêng mình. Người thì đầu tư cho nhà cửa hoành tráng để thiên hạ “lác mắt”; người thì dành dụm cho con để nó khỏi cần làm vẫn dư xài; người thì để chơi bời nhậu nhẹt, bóng banh; người thì cho bồ nhí mua nhà, mua xe, mua hàng hiệu để vác mặt lên với đời... So ra thì cách “chơi” của các “kỹ sư Hai lúa” này đẳng cấp và đáng khuyến khích hơn rất nhiều, vì nó vừa thỏa mãn niềm đam mê cá nhân, vừa tác động tích cực đến cộng đồng xã hội. Ấy thế mà nhiều người vẫn cứ mượn cớ tốn kém để dèm pha.

Gần đây lại thêm một trường hợp người nông dân bị “ném đá tả tơi” vì dám “vượt rào”, đó là “ca sỹ Lệ Rơi”. Một anh chàng hiền lành chất phác, cất lời ca tiếng hát chỉ vì niềm đam mê, và chỉ đăng clip để chia sẻ với những ai quan tâm, chả làm hại đến ai. Ấy thế mà cũng có rất nhiều người nhảy vào xúc phạm. Nếu người ta dèm pha các “kỹ sư” máy bay tàu ngầm vì lý do tốn kém, thì với “ca sỹ Lệ Rơi” chả biết vì lý do gì? Chả lẽ là nông dân thì không được hát? Hát dở thì không được đưa lên nét? Ai thích thì nghe, không thích thì thôi, mắc mớ gì mà phải a dua, hùa vào rồi xỏ xiên?

Từ anh “kỹ sư nông dân” chế tạo máy bay, đến bác “kỹ sư hai lúa” chế tạo tàu ngầm, hay chàng “ca sỹ miệt vườn” Lệ Rơi đều có một điểm chung, đó là họ cùng có một niềm đam mê đậm chất... “nông dân”. Chất “nông dân” ấy chính là cái thú, cái say sưa, cái mê mẩn rất thuần khiết, không toan tính (giống như yêu là yêu, vậy thôi). Chính cái sự đam mê thuần khiết ấy đã tạo cho người nông dân sức mạnh vượt lên chính mình. Đó là lý do tại sao nhiều người nông dân đã có những sáng chế thành công mỹ mãn, mặc dù họ chả qua trường lớp nào.

Ước mơ, sự say mê, cộng với tinh thần dám nghĩ dám làm chính là cái nôi nuôi dưỡng những phát minh. Ấy thế nhưng tiếc thay, dư luận cứ nhăm nhe nhảy vào phá cái nôi ấy. Cứ mỗi khi có người nông dân nào định làm một việc gì đó hơi khác thường thì dư luận lại săm soi khiến người ta phát nản. Những lời dèm pha, giễu cợt thiếu tính xây dựng đã vô tình bóp chết đam mê sáng tạo, làm đông cứng sự nhiệt huyết của người nông dân, mà lẽ ra đó là nguồn sức mạnh tiềm ẩn cần khơi gợi.

Có thể chiếc máy bay của người nông dân Tây Ninh sẽ mãi không biết bay, có thể tàu ngầm của “kỹ sư hai lúa” Thái Bình sẽ không nặn được xuống Biển Thái Bình, và có thể tiếng hát của “ca sỹ Lệ Rơi” không đủ cảm xúc khiến mọi người rơi lệ... Nhưng những việc làm xuất phát từ niềm đam mê, từ cái tâm trong sáng dễ thương ấy của họ sẽ cộng hưởng lên tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của nhiều người xong xã hội. Những việc làm như thế rất cần và rất đáng được khuyến khích.


  Các Tin khác
  +  TẠI CÁI ĐIỆN THOẠI (31/07/2024)
  + Tiếu lâm nghề Y (02/03/2024)
  + Chồng tung chiêu lừa vợ để trốn shopping và cái kết (01/03/2024)
  + Lời vợ dặn (01/03/2024)
  + Tuyệt chiêu đối phó với cả vợ lẫn bà hàng thịt (01/03/2024)
  + Lý do bị bắt (01/03/2024)
  + Truyện cười: ''cơm'' hay ''phở (01/03/2024)
  + Top 15 truyện cười ngắn bá đạo siêu hài (29/02/2024)
  + Làm sao có thể ăn ngon khi chưa chụp ảnh? (29/02/2024)
  + Mừng phát khóc vì phải chu cấp tiền cho vợ cũ (21/10/2023)
  + Ăn đòn vì ứng dụng toán học khi đi chợ (21/10/2023)
  + Chồng bị đánh oan vì cô vợ “chung thủy” (21/10/2023)
  + Hài hước khi con cái bị ra rìa vì bố mẹ quá tình cảm (21/10/2023)
  + Những cuộc nói chuyện cảm lạnh của 2 cha con (21/10/2023)
  + Vợ không cười nhưng cái gã dưới gầm giường lại cười (14/12/2022)
  + Chó nhà thôn trưởng (14/12/2022)
  + Thà ở chung với quỷ còn hơn (14/12/2022)
  + Bộ râu đem lại niềm tin (27/11/2022)
  + Cô gái khóc thét vì kiểu ga lăng của bạn trai ki bo (26/11/2022)
  + Nhờ lười mà lấy được vợ giàu (24/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65211832

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July