Chắc chắn là trời có chân rồi! Nếu không thì tại sao từ xưa người ta đã nói là “chân trời”? Nhưng chân trời dài, ngắn, béo, gầy... thế nào?
Đó là đề tài mà hôm nay cô giáo chủ nhiệm lớp 4A cho học trò của mình thảo luận trong buổi dã ngoại. Và với những câu trả lời trong buổi sinh hoạt, các em lớp 4A đã làm cô quá bất ngờ.
Khi cô hỏi:
- Em nào nghĩ rằng trời có chân?
Một học trò giơ tay ngay:
- Thư cô, em còn biết chân trời rất béo, lại trắng...
- Sao em biết?
- Vì tối qua em nghe bố em nói với mẹ em...
Đã từng đọc một chuyện cười rất... không nên đọc, nên ngay lập tức cô chặn lời cậu học trò đó lại:
- Thôi, không cần kể nữa.
- Nhưng... bố em bảo chuyện đó là quy luật sinh tồn.
- Im ngay!
- Ăn cũng có tội ạ?
- Sao? Bố em nói câu đó trong lúc ăn?
- Vâng! Bố em vẫn nói ăn nhậu là... quy luật sinh tồn. Tối qua, lúc nhậu chân giò với bố bạn Tèo, bố em nói: “Trời ơi sao hai cái chân béo thế? Trắng thế?”.
Cô giáo chủ nhiệm thở phù, nhẹ cả người. Chợt trò Tèo giơ tay:
- Thưa cô, em còn biết chân trời ở đâu nữa kia.
- Trời ở đâu?
- Cũng là tối hôm qua. Lúc say rượu về nhà, bố em cười cười bảo mẹ em: “Không thể chịu được nữa, phải... giải quyết thôi”.
- Cô hiểu rồi, không cần kể nữa.
- Nhưng... thưa cô... chân trời trong nhà vệ sinh nhà em - Tèo vớt vát.
- Tại sao em nói vậy?
- Tại lúc ấy bố em “đi giải quyết” luôn, nhưng nhà vệ sinh đang đóng chặt cửa vì có người đang trong đó. Thế là bố em gào lên: “Trời ơi! Sao ở trong đó lâu thế hả trời? Chân bị đông cứng rồi à?”.