Trai trẻ: Giản dị lắm, chúng tôi luôn luôn có một khao khát cháy bỏng là tìm được một cô bạn gái vừa xinh đẹp vừa thông minh.
PV: Ối trời, những cô như thế hiếm lắm.
Trai trẻ: Đúng là hiếm. Nhưng chẳng đến nỗi không có. Cho nên đám trai chưa khi nào hết hy vọng.
PV: Vậy các anh vẫn tìm chứ?
Trai trẻ: Tất nhiên. Đâu phải tôi, mà toàn các chàng trên đời này đều đã, đang và sẽ tìm cho tới chết.
PV: Tìm ở đâu? Thưa anh.
Trai trẻ: Ở khắp nơi, mỗi con đường, mỗi góc phố, mỗi hàng cây. Chúng tôi chả bỏ sót chỗ nào.
PV: A, xin chỉ cho các chàng trai một địa điểm nhé. Có khả năng tìm các thiếu nữ vừa xinh đẹp vừa thông minh ở đấy rất cao.
Trai trẻ: Ái chà, đâu thế? Bọn trai xin ba chân bốn cẳng phóng tới ngay.
PV: Các cuộc thi hoa hậu chứ đâu.
Trai trẻ: Ơ, các cuộc thi hoa hậu?
PV: Chính xác. Chả phải ai cũng nghĩ nơi đó toàn các cô vừa xinh xắn vừa trí tuệ à?
Trai trẻ: Dựa vào đâu thiên hạ nghĩ thế?
PV: Dựa vào thể lệ cuộc thi. Có áo tắm, có lễ phục, có các số đo 3 vòng và có cả phần ứng xử.
Trai trẻ: A, số đo 3 vòng thì rất chính xác. Tôi không chút nghi ngờ. Cả chiều cao và cân nặng cũng vậy. Nhưng phần ứng xử thì… thì… thì…
PV: Thì sao? Các cô không trả lời bằng tiếng người à? Chả lẽ họ dùng tiếng chim?
Trai trẻ: Dạ không. Các cô nói gì bọn trai hiểu hết. Nhưng chính vì hiểu nên các chàng hoảng sợ. Nếu dựa vào các câu ấy để đánh giá thì nguy to. Nhiều thiếu nữ chả thông minh tí nào cả.
PV: Lạ nhỉ.
Trai trẻ: Đám trai cũng thấy lạ. Các thí sinh mặt mũi sáng sủa thế, nhiều cô có văn bằng cao cấp thế, chả lẽ lại có trí tuệ kém ư? Cuối cùng bọn tôi khám phá ra rằng, nếu như muốn thấy vòng eo thì phải thi áo tắm, muốn thấy trí tuệ trong các câu trả lời hay thì phải có các câu hỏi hay.
PV: Câu hỏi hay?
Trai trẻ: Chắc chắn thế. Trên đời này có rất nhiều câu hỏi và đặt ra thì dù giáo sư hay chú thợ hồ đều chỉ còn cách trả lời như nhau. Và kỳ lạ thay, rất nhiều các câu hỏi trong các cuộc thi hoa hậu của Việt Nam được soạn ra theo kiểu đó.
PV: Ai soạn?
Trai trẻ: Đó là một bí mật vĩnh cửu muôn đời. Nhân đây tôi xin đề nghị, từ nay trong các cuộc thi nhan sắc, lúc thí sinh đọc câu hỏi cũng đọc luôn tên người ra câu hỏi, để toàn thể công chúng được biết quý danh những vĩ nhân đã nghĩ ra để khâm phục hoặc để bò xuống đất cười.
PV: Đại khái những câu hỏi trong các phần thi ứng xử của chúng ta thường theo kiểu gì?
Chàng trai: Phần lớn chúng sáo rỗng. Chúng nói tới những vấn đề cực kỳ lớn lao như bảo vệ môi trường, hòa bình cho trái đất hoặc bất công xã hội, là những thứ mà hàng triệu nhà khoa học, hàng ngàn nguyên thủ quốc gia còn đang đau đầu, nói chi tới một thiếu nữ 18 tuổi. Để trả lời những câu hỏi đó chỉ cần học thuộc lòng nhiều khẩu hiệu là xong.
PV: Ơ kìa, hoa hậu phải độc đáo, phải toàn diện, phải vĩ đại chứ.
Trai trẻ: Nhầm to. Có một vĩ nhân đã nói "không phải tất cả những điều giản dị đều vĩ đại. Nhưng gần như cả những điều vĩ đại đều giản dị".
Cả cuộc đời tôi, xem hàng trăm cuộc thi hoa hậu rồi, chả mấy khi thấy sự giản dị, thấy sự hồn nhiên trong phần thi ứng xử. Chỉ toàn gặp những tâm trạng căng cứng, những lời tuyên bố oang oang hoặc bài kêu gọi sang sảng.
PV: Do đó, trong các cuộc thi, phần ứng xử luôn luôn là phần chán nhất, và rất nhiều khán giả cũng như rất nhiều thí sinh đều biết đó là thủ tục cho xong.
Trai trẻ: Đúng thế. Người ta không tìm các cô thiếu nữ đẹp hồn nhiên mà đang đào tạo các bình hoa nói theo sách vở. Để rồi sau cuộc thi, đa số các nữ hoàng trở lại đời thường chả có gì xuất sắc trong văn hóa.
PV: Không phải lỗi tại họ.
Trai trẻ: Đúng. Không phải lỗi tại họ. Họ được hiểu là muốn có vương miện, hãy nói những gì người ta quen nghe chứ đừng phát biểu những gì thâm tâm mình nghĩ. Họ không hề biết, rất nhiều khi chỉ cần nói thật cũng là tột đỉnh thông minh.