Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 26/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
  -  Video
  -  Ảnh
  -  Tìm hiểu văn bản - Pháp luật
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Thư Viện >
  Những câu hát của nhà văn Nguyễn Đình Thi - TRẦN DUY THANH Những câu hát của nhà văn Nguyễn Đình Thi - TRẦN DUY THANH , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Ai cũng biết nhà văn Nguyễn Đình Thi là con người tài năng ở nhiều lĩnh vực. Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch… ông còn là nhạc sĩ, tác giả của hai ca khúc nổi tiếng Diệt phát xít và Người Hà Nội. Từ những hồi ức của ông (in trong cuốn Nguyễn Đình Thi – tiểu luận, bút kí, Nxb Văn học, 2001), được biết thêm những câu hát đã hiện diện trong những thời điểm quan trọng của lịch sử dân tộc, và cũng là những dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời của nhà văn.

Hát ở Tân Trào mùa thu năm 1945

Hai mươi mốt tuổi, Nguyễn Đình Thi là đại biểu trẻ nhất dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Nhà văn đã kể lại bao cảm xúc hồi hộp với niềm yêu kính, tự hào khi được gặp Bác Hồ và ngây người nhìn bộ đội giải phóng quân xếp thành một khối dài bên suối: “Đã biết bao nhiêu năm… Bây giờ đất nước đã có bộ đội cách mạng mà tôi đang nhìn thấy kia”.

Sau ngày họp thứ hai Quốc dân Đại hội thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa. Có một cuộc liên hoan “trong nhà” mà mỗi đại biểu phải có một tiết mục góp vui. Nhà văn Nguyễn Đình Thi là thanh niên và đại biểu văn hóa phải hát một bài. Lúc ấy, Nguyễn Đình Thi đã hát bài Thanh niên cứu quốc có câu “Gươm đâu, gươm đâu, thời cơ đang đến, tiến lên, tiến lên theo cờ Việt Minh”. Hồ Chủ tịch ngồi giữa các đại biểu bỗng nói: “Bây giờ mà chú còn hát gươm đâu gươm đâu thì không hợp nữa. Chú nên hát là gươm đây gươm đây” (Nguyễn Đình Thi – tiểu luận, bút kí, trang 222). Các đại biểu đã reo lên cười.

Ngay từ năm 1941, Bác Hồ đã khẳng định: 1945, sự nghiệp hoàn thành. Lúc này là tháng Tám năm 1945, thời khắc quan trọng của lịch sử, Người kêu gọi dù có phải đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành được độc lập. Những lời của Người trong buổi liên hoan hôm ấy mang ý nghĩa của một sự thúc giục lên đường khi thời cơ cách mạng đã đến.

“Người Hà Nội” ở Điện Biên Phủ

Trong những ngày chuẩn bị cho chiến dịch Điên Biên Phủ, nhà văn Nguyễn Đình Thi ở trong đội hình chiến đấu của đại đoàn 308, dàn quân suốt dọc chân dãy núi phía tây. Trung đoàn Thủ Đô, trong kế hoạch tác chiến ban đầu, sẽ xuyên thẳng một mũi vào tận khu trung tâm, không dừng lại đánh bất cứ điểm nào bên đường tiến. Bất kể thương vong thế nào, dù chỉ còn một đại đội, một trung đội cũng phải xuyên vào được tới khu chỉ huy sở của địch, cắm tại đó. Nguyễn Đình Thi bỗng được lệnh lên gặp đồng chí Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm chính trị mặt trận. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ nhận lệnh từ điện thoại. Đồng chí Lê Quang Đạo cũng tới máy, gọi nói chuyện, sau đó đã bảo nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Vừa có lệnh trực tiếp của anh Văn hoãn tiến công, 308 đi gấp sang Lào, hướng Luang Prabang. Anh Lê Liêm gọi anh về ngay cơ quan chính trị mặt trận”.

Nhà văn Nguyễn Đình Thi kể: “Khi bước vào căn phòng rộng, tôi thấy anh Văn ngồi ở ghế chủ tọa một chiếc bàn lớn, hai bên bàn ngồi độ 7, 8 đồng chí cố vấn Trung Quốc, vẻ nghiêm nghị. Tôi đứng sững, chưa biết nói thế nào thì Đại tướng đã vui vẻ cất tiếng: “Xin giới thiệu với các đồng chí đây là một văn nghệ sĩ của chúng tôi”. Rồi quay sang tôi, Đại tướng nói: “Anh hát bài Người Hà Nội được chứ. Anh hát đi”. Tôi vẫn chưa hiểu thế nào, nhưng tuân lệnh, tôi đứng hát mấy câu đầu và được một tràng vỗ tay lẫn những tiếng cười vui của bàn họp” (sách đã dẫn, trang 278).

Đọc hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (Hữu Mai thể hiện – Nxb Quân đội nhân dân, 2000) từ trang 107 đến trang 113 sẽ thấy cuộc họp mà nhà văn Nguyễn Đình Thi nhắc đến ở trên là cuộc họp ngày 26 tháng 1 năm 1954 tại văn phòng của Đảng ủy mặt trận. Trong cuộc họp đó Đại tướng đã đi đến “quyết định khó khăn nhất” trong sự nghiệp cầm quân, khi chuyển từ đánh nhanh giải quyết nhanh (cách đánh mà Đại tướng đã cho rằng cuộc kháng chiến có thể lui lại 10 năm) sang đánh chắc tiến chắc.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ hát bài Người Hà Nội mà Tổng tư lệnh trao cho trong cuộc họp đặc biệt này, nhà văn Nguyễn Đình Thi lại theo đồng chí giao liên trở về và “Bỗng mỉm cười một mình và à thầm một tiếng trong đầu. Kế hoạch đánh nhanh giải quyết nhanh vừa rồi chắc là do mấy ông bạn cố vấn ấy đưa ra, hoặc ít ra cũng góp phần chủ chốt để hoạch định với các cấp trực tiếp ở mặt trận. Ông Văn lên đến nơi, đã cân nhắc và đến phút chót đã thay đổi kế hoạch đó. Đại tướng đã cho gọi tôi lên làm văn công tạm, cho buổi họp làm việc nhẹ nhõm đi một chút. Tôi cũng tự thấy những ý nghĩ ấy chỉ là đoán mò và có nhiều phần tếu, nhưng tự nhiên lúc ấy, tôi đã nghĩ như vậy” (sách đã dẫn, trang 278).

Trong những ngày diễn ra chiến dịch, trung đoàn Thủ Đô sau trận đánh 18 ngày đêm trên đồi A1, được lệnh rút ra củng cố. Đêm ấy ngồi trên một sườn đồi nhà văn Nguyễn Đình Thi bỗng nghe những câu hát “Đây Hồ Gươm Hồng Hà Hồ Tây… Hàng Đào ríu rít, Hàng Đường Hàng Bạc Hàng Gai”.

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, ngày các đoàn quân tiến vào Hà Nội giải phóng thủ đô, nhà văn Nguyễn Đình Thi bỗng nhìn thấy đi đầu hàng quân từ bờ Hồ Gươm tới là chính trị viên tiểu đoàn Bạch Ngọc Liễn. Anh chính là người vừa bước đi chuệch choạng vì mệt, vừa hát những câu “Hàng Đào ríu rít, Hàng Đường Hàng Bạc Hàng Gai...” ở một sườn đồi sau trận đánh đồi A1 đêm ấy.

Bài hát nổi tiếng Người Hà Nội đã được Nguyễn Đình Thi viết vào một ngày gần tết năm 1947 ở làng Khúc Thủy bên bờ sông Nhuệ, đối diện với làng Cự Đà. Một điều may mắn tình cờ là trong căn nhà Nguyễn Đình Thi ở có một chiếc đàn piano hỏng, cũng của một gia đình người Hà Nội. Một buổi tối nhà văn - nhạc sĩ ngồi vào đàn, gõ mổ cò mấy nốt nhạc. “Tự nhiên, những tiếng súng, trên một nền âm thanh bát ngát dịu dàng, và bầu trời Hà Nội cháy hiển hiện trở lại. Những câu nhạc tự hiện lên dần… Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây…” (sách đã dẫn, trang 235).

Những câu hát, những ca từ của Nguyễn Đình Thi không chỉ hiện diện vào những tháng năm quan trọng trong lịch sử của đất nước, mà sẽ còn đồng hành cùng thời gian. Hiếm có một nhạc sĩ nào chỉ sáng tác hai bài hát mà lại trở thành nhạc hiệu của hai đài phát thanh: Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội và Đài Tiếng nói Việt Nam!                                             

T.D.T

                   Theo tạp chí Văn nghệ Quân đội


  Các Tin khác
  + 6 đối tượng có sổ đỏ cũng không thể thế chấp vay ngân hàng, là ai? (17/09/2024)
  + Từ 15/9/2024- 31/12/2024: 9 trường hợp cần đi cấp đổi lại CCCD nếu không muốn bị phạt nặng (17/09/2024)
  + Từ ngày 1/8/2024 có 12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (12/08/2024)
  + 4 trường hợp không cần phải đăng ký biển số định danh, ra đường cũng chẳng lo phạt (12/08/2024)
  + 6 trường hợp Sổ đỏ sẽ bị Nhà nước thu hồi từ năm 2025, ai cũng nên biết (12/08/2024)
  + Sắp tới, giá đền bù đất nông nghiệp sẽ tăng, có đúng không? Người dân cần biết tránh thiệt thòi (12/08/2024)
  + 3 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe theo luật mới từ tháng 1/2025: Ai cũng cần biết (12/08/2024)
  + 6 trường hợp không được đăng ký kết hôn ở Việt Nam: Ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi (12/08/2024)
  + Từ nay tới 31/12/2024: Người dân không đi đổi giấy đăng ký xe bị phạt từ 6-8 triệu đồng? (10/08/2024)
  + Từ tháng 8/2024, muốn cấp lại sổ đỏ bị mất cần làm theo quy trình sau, người dân cập nhật ngay quy định mới (10/08/2024)
  + Quy định mới, muốn cấp sổ đỏ phải đạt diện tích tối thiểu bao nhiêu? Người dân cần nắm rõ điều này (10/08/2024)
  +   Từ nay: 9 trường hợp này xây nhà không cần phải xin giấy phép xây dựng, ai không biết thật đáng tiếc (10/08/2024)
  + Trường hợp nào công dân Việt Nam được quyền có hai quốc tịch? (10/08/2024)
  + Tài sản của nhà chồng, con dâu có được hưởng thừa kế không? (10/08/2024)
  + Con rể được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ vợ khi nào? (10/08/2024)
  + Ngoài lương hưu hàng tháng, người về hưu còn được hưởng những chế độ gì? (10/08/2024)
  + Những trường hợp bị thu hồi nhà ở trong năm 2024-2025: Ai cũng nên biết sớm (04/08/2024)
  + Chính thức lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9: Người lao động được nghỉ mấy ngày? (04/08/2024)
  + 3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong năm 2024-2025: Ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi (04/08/2024)
  + Kể từ 01/08, đất nông nghiệp bị bỏ hoang sẽ bị Nhà nước thu hồi: Người dân cần biết (31/07/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65245664

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July