Từ 1/7/2024: 3 trường hợp không được tăng lương hưu, 2 nhóm đối tượng tăng gần 20 triệu/tháng Từ 1/7/2024: 3 trường hợp không được tăng lương hưu, 2 nhóm đối tượng tăng gần 20 triệu/tháng , Người xứ Nghệ Kiev
( PHUNUTODAY ) - Sau ngày 1/7/2024 cải cách tiền lương mức lương có nhiều chuyển biến, nhưng có 3 trường hợp này sẽ không được tăng lương hưu. Người dân nên biết kẻo thiệt thòi.
Lương hưu là gì?
Lương hưu chính là khoản tiền hưu trí mà người lao động xứng đáng được nhận sau khi tham gia Bảo hiểm xã hội đủ số năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì sẽ được nhận lương hưu. Lương hưu cũng chính là một hình thức an sinh xã hội nhằm giúp cho người lao động khi nghỉ hưu có một tuổi già an nhàn ít phải lo lắng mưu sinh, tiền bạc và không trở thành gánh nặng của gia đình, người thân và xã hội. Đồng thời, nhờ có lương hưu mà người già có thể sống những ngày tháng cuối đời bình an vui vẻ. Sau khi cải cách tiền lương mức lương hưu sẽ có chuyển biến. Tuy nhiên, có 3 nhóm đối tượng này sẽ không được tăng lương hưu.
3 trường hợp sẽ không được tăng lương hưu?
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi. Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu của các đối tượng này phải tăng 15%.
Đồng thời hiện nay, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì cũng sẽ tăng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện được tăng tiền lương.
Tuy nhiên, sẽ không tăng lương hưu cho 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.
Do đó, cán bộ, công chức, viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù có thể không được tăng lương hưu 15%.
2 đối tượng có mức lương mới tới gần 20 triệu đồng từ 1/7/2024 là ai?
Căn cứ tại Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay có thể lên tới 20 triệu.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Như vậy, dự kiến nếu được nới rộng hệ số từ 10 lên 12, và hệ số này dùng làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương thì 02 đối tượng có mức lương mới vượt xa 18 triệu đồng từ 1/7/2024 là công chức, viên chức