Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số công dân chưa đổi sang CCCD gắn chip mà vẫn giữ CMND hay CCCD không gắn chip. Vậy liệu họ có bị phạt hay không?
Có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không?
Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM, người dân sẽ không bị xử lý nếu giấy tờ CCCD hoặc CMND còn thời hạn. Vì vậy, điều quan trọng là xác định xem thẻ CCCD, CMND của công dân có còn hạn hay không?
Mặt trước của thẻ CCCD, CMND có ghi ngày tháng năm. Người dân có thể dựa vào độ tuổi của mình để tự xác định. Theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, có 3 mốc tuổi công dân phải đổi thẻ CCCD là ki đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu thẻ căn cước được cấp, đổi trước 2 năm so với quy định sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi tiếp theo.
Trong trường hợp CMND, CCCD không gắn chip vẫn còn hạn khá dài, công dân vẫn nên cân nhắc việc đổi sang CCCD gắn chip. Bởi nó sẽ giúp bạn lưu trữ được nhiều thông tin hơn, có bảo mật cao, dễ xác thực danh tính, quản lý thông tin và cũng phù hợp với xu thế.
Thứ hai, cần phải xác định xem công dân có nằm trong nhóm trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip hay không.
Ngoài ra, những công dân không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thể CCCD cũng bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
14 trường hợp bị phạt nếu không làm CCCD gắn chip
8 trường hợp phải đổi hoặc xin cấp lại thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân.
- Bị mất thẻ Căn cước công dân.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
6 trường hợp phải đổi từ Chứng minh nhân dân sang CCCD gắn chip:- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Bị mất Chứng minh nhân dân.
Hiện nay, Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân mã vạch hết hạn hoặc không còn sử dụng được do bị hỏng, rách, sai thông tin...
Vì vậy, người sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thuộc một trong 14 trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
https://phunutoday.vn/het-thang-10-2023-nguoi-dan-chua-doi-sang-cccd-gan-chip-co-bi-phat-khong-d386705.html