Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
  -  Video
  -  Ảnh
  -  Tìm hiểu văn bản - Pháp luật
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Thư Viện > Video >
  Video Bài hát Ru anh ngàn thu - Nhạc: Thạch Cầu - Lời : Thạch Cầu - Lê Bá Dương Video Bài hát Ru anh ngàn thu - Nhạc: Thạch Cầu - Lời : Thạch Cầu - Lê Bá Dương , Người xứ Nghệ Kiev
 

Bài hát Ru anh ngàn thu - Nhạc: Thạch Cầu Lời : Thạch Cầu - Lê Bá Dương

 

Nhà Văn, nhà báo NGUYỄN ĐỨC THIỆN:

   "RU ANH NGÀN THU"

              RUNG LÊN MỘT KHÚC TRÁNG CA

                         (Bài gửi đăng tạp chí Cửa Việt)

 

alt

                               Nhà văn, Nhà báo NGUYỄN ĐỨC THIỆN

                                              (Ảnh: Lê Bá Dương)

   Nghe tên bài hát RU ANH NGÀN THU, thoạt đầu rất dễ hình dung ra ngay một ca khúc bi sầu, ai oán về những người đã khuất. Nói một cách cụ thể hơn là về sự hy sinh của những chiến sĩ thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm năm 1972, và toàn mặt trận B5 nói chung. Thường khi viết về sự mất mát, chia ly người ta hay dùng đến âm hưởng man mác buồn, da diết, hoặc chí ít cũng là sự dàn trải như kể lể, lâm ly, tâm sự thường thấy như bao nhiêu ca khúc khác. Nhưng ở ca khúc này, Thạch Cầu đã dùng thể loại hành khúc để thể hiện bài hát của mình. Có gì khập kiễng chăng? Khiên cưỡng chăng? Gượng ép chăng? Những câu hỏi cứ chập chờn hiện ra trong suy nghĩ của tôi.

   Trước hết xin lý giải vì sao tôi lại chú ý đến ca khúc RU ANH NGÀN THU. Năm 1972, là một phóng viên tiền phương, tôi được tham gia chiến dịch “mùa hè đỏ lửa Quảng Trị” so với nhiều anh em đồng đội  lúc bấy giờ thì hơi muộn. Khi có mặt ở trạm giao liên T70 tháng 5- 1972 thì Quảng Trị đã được giải phóng. Khi lớp phóng viên tiền phương chúng tôi vào đến nơi thì đã sắp bước vào thời kỳ khốc liệt nhất của cuộc chiến đấu ở đây. Chính quyền Sài Gòn xua quân tái chiếm Quảng Trị. Vì thế, gần hết đaị đội phóng viên tiền phương lúc đó được lệnh chuyển ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Ở lại, chỉ còn 6-7 anh em, trong đó có tôi. Đó là những ngày của các tháng 6, 7 và 8 năm 1972. Anh em chúng tôi chia lẻ đi xuống các đơn vị. Lúc đó, tôi được lệnh xuống thành cổ bám tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương Quảng Trị. Và ở đấy tôi đã quen với Anh hùng lực lượng vũ trang Đỗ Mến, tiểu đoàn trưởng. Đã quen với những chiến sĩ của anh như Hán Duy Long, Nghinh, Tam, Sừ… và đặc biệt quen với những trận chiến đấu một mất một còn với quân nguỵ trong 81 ngày đêm rực lửa. Những ngày ấy là những ngày cận kề với cái chết. Vậy mà trên dòng sông Thạch Hãn cứ tối đến là những người vào thành cổ chiến đấu lại vượt sông. Và những người hy sinh, bị thương cũng lại lên thuyền về bờ Bắc Thạch Hãn. Đêm nào cũng thế. Không thấy những bi thương mà chỉ thấy khí thế vào trận một mất một còn. Có phải vì vậy mà Lê Bá Dương, một chiến sĩ bảo vệ mạn Đông Thành cổ, một nhà báo, một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã xuất thần viết bốn câu thơ bất hủ:

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm

   Rõ ràng viết về sự mất mát mà không hề có nước mắt. Ở đấy chỉ là sự nhắn nhủ cho lớp lớp con người. Mất mát thì có đấy nhưng đã trở thành luyến tiếc, thương mến, đến sự trân trọng. Tuổi hai mươi một thời lúc nào cũng tồn tại ở đó, dòng Thạch Hãn, và trọn vẹn bởi sự thương yêu của lớp lớp con người trước những hy sinh to lớn của những chiến sĩ thành cổ năm xưa.

   Khi gửi bài hát RU ANH NGÀN THU cho tôi qua hòm thư email, Thạch Cầu viết:

"Kính tặng anh, người lính, nhà báo mặt trận B5 cùng đồng đội. Qua ca khúc này, sẽ giúp anh nhớ lại những ngày hào hùng nơi chiến trường một thuở. Bài này tôi có dùng thơ Lê Bá Dương, và cũng vì những câu thơ ấy thôi thúc tôi viết nên bài hát: 
    Với hai câu thơ viết vội của Lê Bá Dương:"Một khẩu súng giữ hai  trời Nam Bắc/ Một dấu chân in mầu đất  hai miền" nói về chiến sỹ quân đội lúc đó ta thường gọi “ ăn cơm bờ Bắc đánh bờ giặc Nam”. Có nghĩa là vào đánh trận xong lại rút quân ra Bắc củng cố lực lượng, khi cần lại tiếp tục vào Nam đánh giặc. Dựa vào hai câu thơ đó tôi viết thêm lời trong ca khúc để khắc họa rõ nét thêm chân dung người chiến sỹ quân giải phóng mặt trận Bình- Trị- Thiên (B5) nói riêng và Quân giải phóng Miền Nam nói chung."Khẩu súng trên vai, anh giữ trời Nam bắc/ Đôi dép cao su dính chặt đất hai miền/ Vành mũ tai bèo anh tung hoành nơi chiến trận"
    Và từ bốn câu thơ nổi danh của anh Lê Bá Dương, tôi cũng mở rộng thêm để dành cho những linh hồn, những đồng đội đã nằm lại đáy sông Thạch Hãn và  đã ngã xuống trên đất thành cổ Quảng Trị năm xưa:"Thạch Hãn ơi, đáy sông các anh còn nằm lại/Đã hóa thành sóng nước tuổi hai mươi/ Mảnh đất nơi này có máu xương anh/Mây trắng bay bay là linh hồn anh/ Mầm non chồi xanh anh hóa thành bất tử"...

   Thế là quá rõ ý đồ của Thạch Cầu khi làm ca khúc RU ANH NGÀN THU. Ở đây, người sáng tác không muốn chúng ta nhắc lại những mất mát đau thương mặc dù ta nghe ở đây những câu hỏi thật da diết: “ Sao đi mãi không về với đồng đội hỡi các anh? … Đi tìm anh, anh ở chốn nào? … Nấm mộ người nằm đó, bao người không có mộ… rồi mộ không biết tên…” Những mất mát ấy chồng chất trên quê hương Quảng Trị, nó hiện hữu ngay trước mắt đồng đội mình ngày xưa và bây giờ nó hiện hữu trong những trang lịch sử, trong những bài thơ và trong những câu hát. Bản thân những người năm xuống "đã hóathành bất tử!, "hóa thành "mầm non chồi xanh" có nghĩa là họ sống mãi với mảnh đấy và nhân dân Quảng Trị, và hơn thế nữa là sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy không có lý gì khi chúng ta nhắc đến họ là chúng ta chỉ nhắc đến sự chết chóc bi thương. Vì sự mất mát ấy trở thành tượng đài bất diệt của một giai đoạn lịch sử. Trong những ngày chiến đấu gian khổ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước những người con ấy vẫn tiếp tục cuộc hành quân, tiếp tục cuộc chiến đấu quả cảm và cùng nhân dân ta giành  chiến thắng vang dội.

   Để thể hiện được tất cả những đều cần nói như trên, Thạch Cầu đã chọn hành khúc để nói lên ý định của mình. Với những nét nhạc khoẻ khoắn, rắn rỏi, mạnh mẽ từng câu một trong ca khúc đã nói hộ những người đồng đội còn sống hay đã mất một khát vọng vươn tới sự tồn tại của một đội quân Cách mạng dũng mãnh. Ngay cả những câu hỏi được nhắc đi nhắc lại trong đoạn kết của bài hát: "Sao anh không về/ sao anh không về/ với mẹ với các anh” cũng như một lời nhắc nhở của bao nhiêu con người hướng tới một đội ngũ trùng trùng từng hy sinh và từng mơ ước một đất nước yên bình.

   Ở đây cũng phải nói thêm đến sự đồng điệu giữa hai tâm hồn của Lê Bá Dương và Thạch Cầu. Trước hết có bốn câu thơ xuất thần của Lê Bá Dương và ý tứ xuyên suốt của nó. Đó là sự mát mát nhưng không uỷ mị, đau xót, là tình thương bao la của đồng bào đồng chí trước những hy sinh của chiến sĩ thành cổ Quảng Trị và sự trân trọng trước hy sinh, đã gợi cho Thạch Cầu viết nên ca khúc cũng mang được ý tứ đó. Rồi cũng chính từ ý tứ đó mà Thạch Cầu mở rộng thêm được ý nghĩa lớn lao hơn và làm cho những hy sinh mất mát kia trở thành một khúc tráng ca. Ca khúc RU ANH NGÀN THU đã thành công trên cả hai mặt: khúc triết trong ca từ và mạnh mẽ trong từng nét nhạc. Đó là sự thành công của tâm hồn nhà thơ và tài năng của nhạc sĩ. Nhưng cao hơn cả là sự  thành công của những con người làm nên sự bất diệt của khúc anh hùng ca Quảng Trị thân yêu của đất nước Việt Nam.

                      (BBT Theo Thạch Cầu)

 

(Trong video clip có sử dụng một số hình ảnh chiến trường của Phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính - Một trong những phóng viên hàng đầu trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước)

Đăng tải : Hồ Sỹ Trúc


  Các Tin khác
  + 6 đối tượng có sổ đỏ cũng không thể thế chấp vay ngân hàng, là ai? (17/09/2024)
  + Từ 15/9/2024- 31/12/2024: 9 trường hợp cần đi cấp đổi lại CCCD nếu không muốn bị phạt nặng (17/09/2024)
  + Từ ngày 1/8/2024 có 12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (12/08/2024)
  + 4 trường hợp không cần phải đăng ký biển số định danh, ra đường cũng chẳng lo phạt (12/08/2024)
  + 6 trường hợp Sổ đỏ sẽ bị Nhà nước thu hồi từ năm 2025, ai cũng nên biết (12/08/2024)
  + Sắp tới, giá đền bù đất nông nghiệp sẽ tăng, có đúng không? Người dân cần biết tránh thiệt thòi (12/08/2024)
  + 3 trường hợp bị thu hồi Giấy phép lái xe theo luật mới từ tháng 1/2025: Ai cũng cần biết (12/08/2024)
  + 6 trường hợp không được đăng ký kết hôn ở Việt Nam: Ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi (12/08/2024)
  + Từ nay tới 31/12/2024: Người dân không đi đổi giấy đăng ký xe bị phạt từ 6-8 triệu đồng? (10/08/2024)
  + Từ tháng 8/2024, muốn cấp lại sổ đỏ bị mất cần làm theo quy trình sau, người dân cập nhật ngay quy định mới (10/08/2024)
  + Quy định mới, muốn cấp sổ đỏ phải đạt diện tích tối thiểu bao nhiêu? Người dân cần nắm rõ điều này (10/08/2024)
  +   Từ nay: 9 trường hợp này xây nhà không cần phải xin giấy phép xây dựng, ai không biết thật đáng tiếc (10/08/2024)
  + Trường hợp nào công dân Việt Nam được quyền có hai quốc tịch? (10/08/2024)
  + Tài sản của nhà chồng, con dâu có được hưởng thừa kế không? (10/08/2024)
  + Con rể được hưởng thừa kế đất đai của bố mẹ vợ khi nào? (10/08/2024)
  + Ngoài lương hưu hàng tháng, người về hưu còn được hưởng những chế độ gì? (10/08/2024)
  + Những trường hợp bị thu hồi nhà ở trong năm 2024-2025: Ai cũng nên biết sớm (04/08/2024)
  + Chính thức lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9: Người lao động được nghỉ mấy ngày? (04/08/2024)
  + 3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong năm 2024-2025: Ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi (04/08/2024)
  + Kể từ 01/08, đất nông nghiệp bị bỏ hoang sẽ bị Nhà nước thu hồi: Người dân cần biết (31/07/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65087681

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July