Những cánh đồng muối nhân tạo được thiết kế để sản xuất muối từ nước biển hay các loại nước mặn khác.
Nước biển hoặc nước mặn được dẫn vào các cánh đồng, sau đó qua sự bay hơi tự nhiên, người ta thu hoạch được muối.
Tuy nhiên, quy trình phải mất đến 5 năm để nước biển biến thành nước muối có độ mặn cao, rồi tiếp tục được chuyển sang cánh đồng khác để chờ bốc hơi. Ở giai đoạn cuối, khi nước muối ở độ mặn bão hòa hoàn toàn, nó được hút cạn để chỉ còn lại muối hạt, sẵn sàng chờ thu hoạch. Những cánh đồng muối này dày từ 12 đến 20cm.
Cánh đồng muối bao la với những thửa ruộng đầy màu sắc, từ xanh lá cây đến đỏ tươi, là do vi sinh vật phát triển mạnh khi độ mặn tăng. Màu sắc càng đậm chứng tỏ độ mặn ở những thửa ruộng đó càng cao và vi sinh vật càng nhiều. Ba vi sinh vật đặc biệt ảnh hưởng đến màu sắc của ruộng muối là Synechococcus (loại vi khuẩn quang hợp có thể tổng hợp CO2 dưới ánh nắng mặt trời-PV), Halobacteria (loại vi sinh vật cực kỳ phổ biến ở Biển Chết, có khả năng "khôi phục và sửa chữa" ADN của các phân tử trong tế bào-PV), và Dunaliella (vi khuẩn ưa muối).
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|